Thuế tiêu thụ đặc biệt: Cần sửa đổi, bổ sung để phù hợp với thực tế


(CHG) Trong quá trình thực hiện chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) đối với một số mặt hàng, tại một số đơn vị hải quan địa phương đã phát sinh một số vướng mắc.
Cụ thể, đối với việc áp dụng thuế suất thuế TTĐB đối với ô tô vừa chở người vừa chở hàng (xe ô tô pick up). Theo đó, tại điểm d khoản 1 Điều 2 Luật thuế TTĐB quy định đối tượng chịu thuế gồm: “Xe ô tô dưới 24 chỗ, kể cả xe ô tô vừa chở người, vừa chở hàng loại có từ hai hàng ghế trở lên, có thiết kế vách ngăn cố định giữa khoang chở người và khoang chở hàng”.

Công chức Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Hiệp Phước kiểm tra xe ô tô nhập khẩu. Ảnh: T.H
 
Tuy nhiên tại Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7271:2003 phương tiện giao thông đường bộ - ô tô - phân loại theo mục đích sử dụng và Quyết định số 2431/QĐ-BKHCN ngày 8/11/2010 của Bộ Khoa học và Công nghệ về công bố sửa đổi 2:20210 TCVN 7271:2003 đối với phương tiện giao thông đường bộ - ô tô - phân loại theo mục đích sử dụng thì ô tô được phân loại thành: Ô tô chở người, ô tô chở hàng và ô tô chuyên dùng.
Đối chiếu với Tiêu chuẩn Việt Nam về phương tiện giao thông đường bộ hiện nay (ô tô) cho thấy, không có phân loại ô tô theo “xe ô tô vừa chở người vừa chở hàng” mà chỉ có mô tả ô tô pick up chở hàng cabin đơn, ô tô pick up chở hàng cabin kép, ô tô pick up chở người.
Do vậy, Tổng cục Hải quan cho rằng, thực tế đã phát sinh vướng mắc trong áp dụng chính sách thuế TTĐB đối với ô tô vừa chở hàng, vừa chở người (ô tô pick up chở người áp dụng thuế suất đối với ô tô con hay ô tô vừa chở người, vừa chở hàng; ô tô pick up chở hàng cabin đơn, ô tô pick up chở hàng cabin kép có được áp dụng thuế suất của ô tô vừa chở người, vừa chở hàng hay không). Ngoài ra, cơ quan thực thi cũng gặp vướng trong việc phân loại hàng hoá để xác định mã số HS, mức thuế NK ưu đãi, thuế NK ưu đãi đặc biệt, không phục vụ xác định thuế TTĐB đối với mặt hàng xe pick-up chở người hay xe pick-up chở hàng.
Để các đơn vị Hải quan địa phương thực hiện đảm đúng theo quy định, ngày 2/7/2021, Tổng cục Hải quan đã có công văn số 3335/TCHQ-TXNK hướng dẫn chi tiết. Theo đó, tại Luật Thuế TTĐB và tại các văn bản, chính sách hướng dẫn không sử dụng thuật ngữ “ô tô con” cho hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế TTĐB hay đối tượng không chịu thuế TTĐB. Do đó, theo Tổng cục Hải quan, trường hợp DN NK xe ô tô vừa chở người, vừa chở hàng thực hiện theo quy định tại điểm 4d Điều 7 Luật Thuế TTĐB.
Ngoài ra, việc xác định xe bốn bánh chở người gắn động cơ có thuộc đối tượng chịu thuế TTĐB thì tại Luật Thuế TTĐB và các Luật sửa đổi, bổ sung Luật Thuế TTĐB đang có hiệu lực thi hành thì mặt hàng chịu thuế TTĐB là “xe ô tô”. Cũng theo các quy định về mô tả hàng hóa và phạm vi các nhóm hàng 87.02, 87.03 và 87.04 không thay đổi từ thời điểm năm 2007 đến nay đều là phương tiện có động cơ (motor vehicle) để chở người hoặc chở hàng.
Cũng tại thời điểm ban hành và thực hiện Luật Thuế TTĐB (năm 2008), hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế TTĐB tại Luật Thuế TTĐB và mô tả hàng hóa tại Danh mục hàng hóa XNK Việt Nam đều thống nhất tên hàng “xe ô tô”.
Tại Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6211:2003, (ISO 3833:1977) quy định về phương tiện giao thông đường bộ - kiểu - thuật ngữ và định nghĩa. Trong đó, có đưa ra định nghĩa: ô tô (motor vehicle) là loại phương tiện giao thông đường bộ chạy bằng động cơ có từ bốn bánh xe trở lên, không chạy trên đường ray và thường được dùng để chở người hoặc hàng hóa; kéo các rơ mooc, sơmi rơ mooc; thực hiện chức năng, công dụng đặc biệt.
Ngoài ra, tại Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7271:2003 “Phương tiện giao thông đường bộ - ô tô - phân loại theo mục đích sử dụng” quy định việc phân loại ô tô theo mục đích sử dụng đối với ô tô chở người, ô tô chở hàng và ô tô chuyên dùng, trong đó dẫn chiếu định nghĩa ô tô tại TCVN 6211:2003.
Như vậy, Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6211:2003 quy định định nghĩa ô tô, TCVN 7271:2003 quy định phân loại ô tô theo mục đích sử dụng. Việc phân loại theo ô tô con, ô tô khách, ô tô tải và ô tô chuyên dùng phải đảm bảo đáp ứng định nghĩa ô tô tại TCVN 6211:2003.
Rà soát nội dung các văn bản nêu trên, hiện tại Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6211: 2003 và TCVN 7271:2003 là 2 văn bản đưa ra thuật ngữ và định nghĩa về “ô tô (motor vehicle)”, QCVN 09:2016/BGTVT là văn bản quy định tiêu chí kỹ thuật để thực hiện kiểm tra của cơ quan chuyên ngành.
Từ các cơ sở nêu trên, quan điểm của cơ quan Hải quan là mặt hàng xe bốn bánh chở người gắn động cơ đáp ứng định nghĩa “ô tô” (motor vehicle) tại Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6211:2003, ISO 3833:1977 thì thuộc đối tượng chịu thuế TTĐB theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 2 Luật Thuế TTĐB, do đó phải nộp thuế TTĐB khi NK.
Cũng liên quan đến chính sách này đối với hàng hóa đã XK bị phía nước ngoài trả lại theo quy định tại Điều 8 Luật Thuế TTĐB, trường hợp hàng hóa (thuộc đối tượng nộp thuế TTĐB khi bán ra) XK (bán) ra nước ngoài nhưng không đáp ứng điều kiện phải NK trở lại Việt Nam thì phải nộp thuế TTĐB khâu NK. Hàng hóa này sau đó lại tiếp tục XK ra nước ngoài thì không được hoàn thuế TTĐB.
Theo Tổng cục Hải quan, trường hợp này phát sinh tại rất nhiều các đơn vị Hải quan địa phương dẫn đến vướng mắc, bất cập khi thực hiện chính sách thuế TTĐB. Trong khi đó, các quy định tại pháp luật về thuế XNK, thuế GTGT, thuế bảo vệ môi trường đều quy định được hoàn thuế XK và không phải nộp thuế NK.
Tổng cục Hải quan cho rằng, pháp luật về thuế hiện hành chưa xử lý đồng bộ về chính sách thuế đối với đối tượng hàng hoá nêu trên. Theo đó, để đảm bảo sự thống nhất, rõ ràng của hệ thống pháp luật và tạo điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức thực hiện, Tổng cục Hải quan đã có kiến nghị gửi Vụ Chính sách thuế (Bộ Tài chính), trong quá trình sửa đổi, bổ sung quy định của Luật Thuế TTĐB đề xuất bổ sung, sửa đổi các quy định về đối tượng chịu thuế TTĐB. Hiện Vụ Chính sách thuế đã tiếp thu ý kiến và đưa vào dự thảo nội dung sửa đổi, bổ sung tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế TTĐB.
Tuy nhiên, trong khi chưa sửa đổi quy định, Tổng cục Hải quan yêu cầu các cục hải quan tỉnh, thành phố tổ chức quán triệt thực hiện chính sách thuế TTĐB theo đúng quy định hiện hành. Đồng thời giải thích cho tổ chức, cá nhân có liên quan biết và thực hiện.
 

Nguồn: Hải quan Online

Còn lại: 1000 ký tự
Khắc phục "khoảng trống" pháp lý trong xử lý tội sản xuất, buôn bán hàng giả

(CHG) TS. Nguyễn Thanh Mai, Trưởng bộ môn Kỹ năng tham gia giải quyết vụ án hình sự, Học viện Tư pháp, đã có những phân tích sâu sắc về hành vi khách quan của tội sản xuất, buôn bán hàng giả, cũng như những “vùng trống” pháp lý còn tồn tại trong Bộ luật Hình sự hiện hành.

Xem chi tiết
Tạp chí Điện tử Kỹ thuật Chống hàng giả và Gian lận thương mại tổ chức buổi gặp mặt nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam

(CHG) Ngày 21/6/2025, tại Hà Nội, Tạp chí điện tử Kỹ thuật Chống hàng giả và Gian lận thương mại (CHG) đã tổ chức buổi gặp mặt thân mật nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam. Đây là dịp để tri ân, ôn lại truyền thống vẻ vang của nền báo chí cách mạng, đồng thời khẳng định vai trò, sứ mệnh và trách nhiệm xã hội của Tạp chí trong công cuộc phòng, chống hàng giả, gian lận thương mại và buôn lậu trong thời kỳ mới.

Xem chi tiết
100 năm Báo chí cách mạng Việt Nam, từ ngọn đèn nhỏ đến ngọn lửa thời đại

(CHG) Ngày 21/6/1925, tờ báo Thanh Niên do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc sáng lập đã chính thức ra đời, đánh dấu sự khai sinh của nền báo chí cách mạng Việt Nam. Từ đó đến nay, 100 năm đã trôi qua, một thế kỷ của bản lĩnh, dấn thân, sáng tạo và đồng hành cùng dân tộc. Nhìn lại chặng đường vẻ vang ấy, chúng ta không chỉ tri ân những người làm báo qua các thời kỳ mà còn thấy rõ vai trò của báo chí trong việc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và chấn hưng đất nước trong thời kỳ mới.

Xem chi tiết
Báo chí cách mạng, ngòi bút kiên cường trên mặt trận chống hàng giả, gian lận thương mại

(CHG) Năm 2025 đánh dấu một cột mốc lịch sử đặc biệt: tròn 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam. Trên hành trình một thế kỷ đồng hành cùng sự nghiệp cách mạng, phát triển và bảo vệ Tổ quốc, báo chí cách mạng Việt Nam không chỉ là “vũ khí tư tưởng” sắc bén, mà còn là tuyến đầu trong nhiều cuộc đấu tranh không tiếng súng. Đặc biệt, trong bối cảnh hàng giả, hàng nhái, gian lận thương mại và buôn lậu ngày càng tinh vi, báo chí tiếp tục phát huy vai trò tiên phong, trở thành cánh tay nối dài của các lực lượng chức năng, cùng xã hội xây dựng môi trường kinh doanh lành mạnh, bảo vệ quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng.

Xem chi tiết
“Tiền phạt như một phần chi phí kinh doanh”, báo động về tư duy làm ăn phi pháp

(CHG) Tại buổi họp báo về tình hình kinh tế, xã hội TP HCM chiều 5/6/2025, câu phát biểu ngắn gọn nhưng đầy trăn trở của ông Nguyễn Quang Huy, Chi cục phó Quản lý thị trường TP HCM đã gây chú ý mạnh mẽ trong dư luận: “Nhiều tiểu thương coi tiền phạt như một phần chi phí kinh doanh”.

Xem chi tiết
2
2
2
3