Giai đoạn này, ngành Công Thương tập trung vào 5 nhiệm vụ:
- Thứ nhất, phát triển công nghiệp nặng nhằm phục vụ các mục tiêu kinh tế, quốc phòng trong chặng đường đầu tiên, và theo khả năng thực tế, chuẩn bị tiền đề cho sự phát triển kinh tế trong chặng đường tiếp theo. Ưu tiên phát triển công nghiệp năng lượng (điện, than, dầu khí).
- Thứ hai, phát triển các vật liệu mới và tranh thủ công nghệ hiện đại trong công nghiệp nguyên liệu, vật liệu.
- Thứ ba, đáp ứng cho được nhu cầu của nhân dân về những loại hàng thông thường.
- Thứ tư, phát triển thương nghiệp nhiều thành phần trên cơ sở tự do lưu thông hàng hóa theo luật pháp; sắp xếp lại và củng cố thương nghiệp quốc doanh trong kinh doanh vật tư kỹ thuật và một số mặt hàng tiêu dùng thiết yếu.
- Thứ năm, khắc phục tính chất tự cấp tự túc, khép kín, chuyển mạnh sang nền kinh tế hàng hóa, gắn thị trường trong nước với ngoài nước, đẩy mạnh xuất khẩu, đáp ứng nhu cầu nhập khẩu.
Cơ cấu và tổ chức bộ máy của ngành Công Thương giai đoạn này như sau:
- Tháng 6/1986 ông Trần Anh Vinh được bổ nhiệm làm quyền Bộ trưởng Bộ Điện và Than; bà Lưu Thị Phương Mai được bổ nhiệm làm quyền Bộ trưởng Bộ Công nghiệp thực phẩm.
- Tháng 12/1986 ông Trần Diệp giữ chức Tổng cục trưởng Tổng cục Điện tử và Kỹ thuật Tin học.
- Năm 1987, thành lập Bộ Năng lượng trên cơ sở hợp nhất hai Bộ: Bộ Điện lực, Bộ Mỏ và Than, Bộ trưởng: Vũ Ngọc Hải.
- Tháng 02/1987, ông Phan Thanh Liêm giữ chức Bộ trưởng Bộ Cơ khí và Luyện kim thay ông Nguyễn Văn Kha.
- Năm 1988, thành lập Bộ Kinh tế đối ngoại trên cơ sở sáp nhập Bộ Ngoại thương và Ủy ban Kinh tế đối ngoại, Bộ trưởng: Đoàn Duy Thành.
- Ngày 26/02/1988, Bộ Chính trị ban hành Quyết định số 41-QĐ/ TW giải thể Tổng cục Điện tử và Kỹ thuật tin học, chuyển giao nhiệm vụ Tổng cục này cho Bộ Cơ khí và Luyện kim261.
- Ngày 15/3/1988, Ban Bí thư có Thông báo số 76-TB/TW lập thêm Ban Giám sát điện năng tại Bộ Năng lượng262.
- Tháng 4/1988, ông Trương Thiên giữ chức Tổng cục trưởng Tổng cục Dầu mỏ và Khí đốt.
- Tháng 02/1990, ông Trần Lum giữ chức Bộ trưởng Bộ Cơ khí và Luyện kim.
- Tháng 3/1990, hợp nhất 3 bộ: Bộ Kinh tế đối ngoại, Bộ Nội thương, Bộ Vật tư thành Bộ Thương nghiệp, Bộ trưởng: Hoàng Minh Thắng.
- Tháng 3/1990, thành lập Bộ Công nghiệp nặng trên cơ sở hợp nhất Bộ Cơ khí và Luyện kim và 3 Tổng cục: Hóa chất, Địa chất, Dầu khí, Bộ trưởng: Trần Lum.
- Năm 1990, thành lập một số Tổng công ty thuộc Bộ Công nghiệp nặng, như Tổng công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam, Tổng công ty Phân bón và Hóa chất cơ bản, Tổng công ty Hóa chất công nghiệp và Hóa chất tiêu dùng, Tổng công ty Thiết bị kỹ thuật Điện...
- Năm 1991, đổi tên Bộ Thương nghiệp thành Bộ Thương mại và Du lịch, Bộ trưởng: Lê Văn Triết.
- Năm 1992, Bộ Thương mại và Du lịch đổi tên thành Bộ Thương mại, Bộ trưởng: Lê Văn Triết.
- Năm 1995, thành lập Bộ Công nghiệp trên cơ sở hợp nhất 3 Bộ: Công nghiệp nặng, Năng lượng, Công nghiệp nhẹ, Bộ trưởng: Đặng Vũ Chư.
Nguồn: TẠP CHÍ CÔNG THƯƠNG
(CHG) TS. Nguyễn Thanh Mai, Trưởng bộ môn Kỹ năng tham gia giải quyết vụ án hình sự, Học viện Tư pháp, đã có những phân tích sâu sắc về hành vi khách quan của tội sản xuất, buôn bán hàng giả, cũng như những “vùng trống” pháp lý còn tồn tại trong Bộ luật Hình sự hiện hành.
Xem chi tiết(CHG) Ngày 21/6/2025, tại Hà Nội, Tạp chí điện tử Kỹ thuật Chống hàng giả và Gian lận thương mại (CHG) đã tổ chức buổi gặp mặt thân mật nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam. Đây là dịp để tri ân, ôn lại truyền thống vẻ vang của nền báo chí cách mạng, đồng thời khẳng định vai trò, sứ mệnh và trách nhiệm xã hội của Tạp chí trong công cuộc phòng, chống hàng giả, gian lận thương mại và buôn lậu trong thời kỳ mới.
Xem chi tiết(CHG) Ngày 21/6/1925, tờ báo Thanh Niên do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc sáng lập đã chính thức ra đời, đánh dấu sự khai sinh của nền báo chí cách mạng Việt Nam. Từ đó đến nay, 100 năm đã trôi qua, một thế kỷ của bản lĩnh, dấn thân, sáng tạo và đồng hành cùng dân tộc. Nhìn lại chặng đường vẻ vang ấy, chúng ta không chỉ tri ân những người làm báo qua các thời kỳ mà còn thấy rõ vai trò của báo chí trong việc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và chấn hưng đất nước trong thời kỳ mới.
Xem chi tiết(CHG) Năm 2025 đánh dấu một cột mốc lịch sử đặc biệt: tròn 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam. Trên hành trình một thế kỷ đồng hành cùng sự nghiệp cách mạng, phát triển và bảo vệ Tổ quốc, báo chí cách mạng Việt Nam không chỉ là “vũ khí tư tưởng” sắc bén, mà còn là tuyến đầu trong nhiều cuộc đấu tranh không tiếng súng. Đặc biệt, trong bối cảnh hàng giả, hàng nhái, gian lận thương mại và buôn lậu ngày càng tinh vi, báo chí tiếp tục phát huy vai trò tiên phong, trở thành cánh tay nối dài của các lực lượng chức năng, cùng xã hội xây dựng môi trường kinh doanh lành mạnh, bảo vệ quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng.
Xem chi tiết(CHG) Tại buổi họp báo về tình hình kinh tế, xã hội TP HCM chiều 5/6/2025, câu phát biểu ngắn gọn nhưng đầy trăn trở của ông Nguyễn Quang Huy, Chi cục phó Quản lý thị trường TP HCM đã gây chú ý mạnh mẽ trong dư luận: “Nhiều tiểu thương coi tiền phạt như một phần chi phí kinh doanh”.
Xem chi tiết