Tổ chức Diễn đàn “ Vải thiều Việt Nam vươn ra thế giới”


(CHG) Ngày 16/6, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với UBND Bắc Giang, UBND Hải Dương tổ chức Diễn đàn “Vải thiều Việt Nam vươn ra thế giới”.  Diễn đàn nhằm thảo luận các giải pháp đưa vải thiều Việt Nam đến gần hơn với người tiêu dùng trên thế giới.

Thị trường xuất khẩu vải thiều mở rộng

Hiện nay, vải thiều là loại quả nhiệt đới không chỉ được người dân Việt Nam ưa chuộng mà các khách hàng quốc tế rất ưa thích. Sản phẩm vải thiều không chỉ nổi tiếng trong nước mà còn được xuất khẩu đến nhiều thị trường trên thế giới với đa dạng phương thức bán hàng, từ kênh bán hàng truyền thống, kênh bán hàng hiện đại đến các kênh thương mại điện tử, đã đóng góp một phần không nhỏ vào thành công chung của bức tranh xuất khẩu nông sản năm 2021.

Ông Phạm Anh Tuấn Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết: "Kết quả đó là nhờ sự đổi mới, quyết tâm của Nhà nước Việt Nam trong việc tái cơ cấu nông nghiệp chuyển dịch theo hướng phát huy lợi thế, phù hợp với nhu cầu thị trường và thích ứng với biến đổi khí hậu, phát triển mô hình theo tiêu chuẩn VietGAP, cùng với đó là đẩy mạnh xây dựng chương trình nông thôn mới, nâng cấp đầu tư cho hệ thống thủy lợi, đê điều...". 

Năm 2022, vải thiều Việt Nam được dự báo là được mùa, với sản lượng khoảng 320.000 tấn. Năm nay, Bắc Giang - vùng sản xuất vải thiều lớn nhất cả nước với diện tích trên 28.300 ha, sản lượng vải thiều dự kiến khoảng 180.000 tấn.

Tỉnh Hải Dương có khoảng 9.000 ha vải thiều, sản lượng thu hoạch dự kiến đạt 60.000 tấn, trong đó 100% diện tích trồng vải được định hướng theo quy trình sản xuất sạch, an toàn.

Vải thiều thường chín rộ trong khoảng thời gian ngắn từ tháng 5 đến tháng 7 hàng năm, với sản lượng lớn, thời gian thu hoạch lại ngắn nên việc kết nối giao thương, mở rộng thị phần sẵn có, tìm kiếm thị trường mới và đa dạng kênh phân phối là hết sức cần thiết để việc tiêu thụ được thuận lợi.

Diễn đàn “Vải thiều Việt Nam vươn ra thế giới”

Diễn đàn “Vải thiều Việt Nam vươn ra thế giới”

Với mục tiêu mở rộng thị trường xuất khẩu vải thiều để gia tăng giá trị của quả vải, góp phần nâng cao thu nhập của người nông dân và phát triển kinh tế của địa phương là mục tiêu cấp thiết được đặt lên hàng đầu. Hiện, vải thiều Việt Nam - nổi tiếng với hai vùng trồng vải: vải thiều Thanh Hà (Hải Dương) và vải thiều Lục Ngạn(Bắc Giang) đã có mặt ở trên 30 quốc gia, vùng lãnh thổ.

Ông Trần Văn Quân, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương cho hay, năm 2022, sản lượng vải thiều Hải Dương dự kiến xuất khẩu đi các thị trường cao cấp như Nhật Bản, Mỹ, châu Âu chiếm khoảng 10% sản lượng xuất khẩu toàn tỉnh. Bên cạnh đó, khoảng 40% xuất khẩu thị trường truyền thống như Trung Quốc, Lào, Campuchia; còn lại là tiêu thụ, chế biến trong nước.

Tại Bắc Giang, theo chia sẻ của ông Phan Thế Tuấn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang duy trì xuất khẩu sản phẩm quả vải tươi và vải thiều chế biến. Năm 2021, thị trường xuất khẩu đạt 89.300 tấn (chiếm khoảng 41,4% sản lượng).

Hiện nay, việc tiêu thụ vải thiều của tỉnh diễn ra khá thuận lợi, vải được thu hoạch đến đâu tiêu thụ hết đến đó, với giá thành cao. "Đến hôm nay, vải thiều Bắc Giang đã được thu hoạch, tiêu thụ khoảng 25.000 tấn; trong đó, sản lượng tiêu thụ trong nước chiếm khoảng 60%; sản lượng xuất khẩu chiếm khoảng 40%, xuất khẩu vào các thị trường Nhật Bản, Hoa Kỳ, EU, Hàn Quốc, Trung Quốc, Campuchia..." - ông Phan Thế Tuấn thông tin.

Vải thiều Việt Nam đảm bảo chất lượng đưa ra thế giới

Theo Thứ trưởng Phạm Anh Tuấn, đến nay, Việt Nam đã đàm phán, ký kết và thực hiện 17 Hiệp định thương mại tự do. Với năng lực tốt về nguồn cung, cùng với quá trình mở cửa hội nhập sâu rộng, Việt Nam đã từng bước khẳng định vị trí trên thị trường nông sản thế giới. Nếu như kim ngạch xuất khẩu nông sản năm 2000 đạt 4,2 tỷ USD thì đến năm 2021, kim ngạch xuất khẩu nông sản đạt 48,6 tỷ USD, tăng 14,9% so với năm 2020.

Đây là cơ hội cho nông sản Việt Nam nói chung và vải thiều nói riêng vươn xa trên thị trường thế giới.

Theo các chuyên gia, để có được sản phẩm vải thiều đạt chất lượng vào các thị trường yêu cầu cao, hay còn gọi là thị trường “khó tính” đòi hỏi người nông dân, cán bộ kỹ thuật, doanh nghiệp và các cơ quan quản lý nhà nước phải cùng nhau hợp lực để xây dựng được chuỗi các quy trình nghiêm ngặt, khép kín từ khâu lựa chọn thổ nhưỡng, chăm sóc cây trồng đến chế biến và tiêu thụ.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương ông Trần Văn Quân cho biết, trong những năm qua, để sẵn sàng đảm bảo chất lượng đưa sản phẩm vải thiều Thanh Hà ra thế giới, từ nhiều năm nay, tỉnh Hải Dương đã triển khai đồng bộ các giải pháp để tập trung xây dựng các vùng sản xuất chất lượng cao phục vụ xuất khẩu, góp phần nâng cao giá trị gia tăng và xây dựng thương hiệu quả vải thiều trên thị trường thế giới.

"Hiện nay, vải thiều trên địa bàn tỉnh Hải Dương cơ bản được sản xuất theo hướng VietGap, GlobalGap; diện tích vải được cấp chứng nhận sản xuất theo tiêu chuẩn an toàn ngày càng tăng. Đã có 1.200 ha với 189 mã số vùng trồng được cấp để sản xuất vải thiều xuất khẩu; toàn tỉnh có 14 cơ sở được cấp mã số cơ sở đóng gói phục vụ xuất khẩu" - ông Trần Văn Quân nói.

Đối với tỉnh Bắc Giang, địa phương cũng chú trọng mở rộng diện tích sản xuất vải thiều chất lượng cao; lấy chất lượng quả vải làm tiêu chí sản xuất, tiêu thụ bền vững. Do đó, tập trung chỉ đạo đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật, quy trình sản xuất đảm bảo có chất lượng vượt trội, sạch và an toàn thực phẩm.

Hiện nay, vải thiều Bắc Giang đang được bảo hộ tại 8 quốc gia gồm: Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản, Australia, Hàn Quốc, Singapore, Lào và Campuchia; đồng thời, là sản phẩm nông sản đầu tiên của Việt Nam được chính thức bảo hộ tại thị trường Nhật Bản. "Vải thiều Bắc Giang đã và đang từng bước khẳng định chất lượng vượt trội, để vươn tầm thế giới" - ông Phan Thế Tuấn khẳng định.

Còn lại: 1000 ký tự
Tác động của quản trị công ty đến hiệu quả hoạt động doanh nghiệp tại các công ty Việt Nam

Tác động của quản trị công ty đến hiệu quả hoạt động doanh nghiệp tại các công ty Việt Nam do ThS. Mai Huỳnh Phương Thảo (Giảng viên, Khoa Kế toán, Trường Đại học Tôn Đức Thắng) - Nguyễn Thị Thanh Ngân - Nguyễn Thanh Thiên Kim - Nguyễn Đăng Khoa (Sinh viên, Khoa Kế toán, Trường Đại học Tôn Đức Thắng) thực hiện

Xem chi tiết
Các yếu tố tác động đến tỷ lệ nắm giữ tiền mặt của các doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Đề tài Các yếu tố tác động đến tỷ lệ nắm giữ tiền mặt của các doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam do ThS. Trần Huỳnh Kim Thoa - ThS. Lê Thị Minh - ThS. Lê Nguyễn Trà Giang (Trường Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh) thực hiện.

Xem chi tiết
TP.HCM: Phấn đấu đến cuối năm 2024 phải hoàn thành cầu nối Nhà Bè và Quận 7

(CHG) - Hôm 15/9, Ban Quản lý đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP.HCM đã chính thức chốt kế hoạch hoàn thành công trình cầu Rạch Đỉa vào cuối năm 2024.

Xem chi tiết
Đình chỉ, kiểm tra nguồn gốc thực phẩm một cơ sở vì liên quan đến vụ 21 học sinh có dấu hiệu ngộ độc

(CHG) - Tin từ Trung tâm Y tế TP. Pleiku, đơn vị đang điều tra, xác minh trường hợp nghi ngờ ngộ độc thực phẩm sau khi uống trà sữa trong tiệc liên hoan nhân dịp Tết Trung thu tại lớp 7.1 Trường THCS Tôn Đức Thắng (phường Thống Nhất, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) khiến 21 học sinh đau bụng, buồn nôn.

Xem chi tiết
Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn dịch vụ kế toán chuyên nghiệp: trường hợp của các doanh nghiệp nhỏ tại thành phố Cần Thơ

Bài báo nghiên cứu "Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn dịch vụ kế toán chuyên nghiệp: trường hợp của các doanh nghiệp nhỏ tại thành phố Cần Thơ" PGS.TS. Nguyễn Hữu Đặng1 - ThS. Vương Yến Linh2 - TS. Lương Thị Cẩm Tú1 - ThS. Trần Khánh Dung1 - ThS. Đinh Thị Ngọc Hương1 - ThS. Đàm Thị Phong Ba1 (1 - Trường Kinh tế, Trường Đại học Cần Thơ và 2 - Khoa Kinh tế, Trường Đại học Nam Cần Thơ) thực hiện.

Xem chi tiết
2
2
2
3