Theo đó, trong năm 2022, ngành Hải quan tập trung triển khai đồng bộ các giải pháp hướng đến mục tiêu hải quan phi giấy tờ và xây dựng thành công hải quan số, hải quan thông minh trong những năm tiếp theo.
Cán bộ, nhân viên Chi cục Hải quan Cửa khẩu Lào Cai đảm bảo an toàn phòng dịch khi thực hiện nhiệm vụ. Ảnh minh họa: baolaocai.vn |
Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan yêu cầu các đơn vị tập trung triển khai 8 nhiệm vụ, cụ thể như sau:
Thứ nhất, xây dựng hệ thống công nghệ thông tin ngành Hải quan tiên tiến, hiện đại, hướng tới mô hình hải quan số, hải quan thông minh với mức độ số hóa và tự động hóa cao đáp ứng yêu cầu thủ tục hải quan được thực hiện hoàn toàn trên môi trường số (phi giấy tờ), mọi lúc, mọi nơi và trên mọi phương tiện; quản lý tự động các hoạt động nghiệp vụ hải quan trên môi trường số trong toàn bộ quá trình thực hiện thủ tục hải quan cả trước, trong và sau thông quan.
Thứ hai, tăng cường thực hiện việc trao đổi, kết nối và chuyển đổi số đối với các dữ liệu, chứng từ thuộc hồ sơ hải quan từ Hệ thống Một cửa quốc gia và hệ thống quản lý chuyên môn đối với hàng hóa xuất nhập khẩu của các bộ, ngành với Hệ thống xử lý dữ liệu của ngành Hải quan.
Thứ ba, đẩy nhanh tiến độ triển khai Kế hoạch hành động thúc đẩy Cơ chế một cửa ASEAN; tự động kết nối, trao đổi dữ liệu giữa Hệ thống Cơ chế một cửa ASEAN với hệ thống CNTT của ngành Hải quan.
Thứ tư, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, cắt giảm, đơn giản hóa các quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh theo Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 12/5/2020 của Chính phủ.
Thứ năm, nâng cao hiệu suất, hiệu quả sử dụng hệ thống máy soi, camera, seal điện tử và các trang thiết bị phục vụ kiểm tra, giám sát hải quan. Trao đổi, kết nối kết quả kiểm tra, soi chiếu với Hệ thống xử lý dữ liệu trong quá trình làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu.
Thứ sáu, vận hành có hiệu quả Hệ thống Cơ chế một cửa quốc gia theo nhiệm vụ phân công tại các Nghị quyết của Chính phủ; tổ chức triển khai công tác cải cách toàn diện công tác quản lý và kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo hướng cơ quan Hải quan là đầu mối thực hiện công tác kiểm tra chuyên ngành theo Nghị quyết số 99/NQ-CP ngày 13/11/2020 của Chính phủ và Quyết định số 38/QĐ-TTg ngày 12/1/2021 của Thủ tướng Chính phủ.
Thứ bảy, đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh; phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh được thực hiện thủ tục hải quan theo phương thức điện tử: Hồ sơ hải quan được nộp cho cơ quan Hải quan qua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử theo dạng dữ liệu điện tử hoặc chứng từ giấy được chuyển đổi sang chứng từ điện tử (bản scan có xác nhận bằng chữ ký số), doanh nghiệp không phải nộp các chứng từ giấy thuộc hồ sơ hải quan cho cơ quan Hải quan (trừ các trường hợp phải nộp chứng từ bản chính, chứng từ bản gốc theo quy định của các bộ, ngành). Chứng từ điện tử phải đảm bảo tính toàn vẹn và khuôn dạng theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.
Thứ tám, thực hiện niêm yết, công khai đầy đủ nội dung của các thủ tục hành chính tại nơi làm thủ tục hải quan theo quy định.
Để triển khai hiệu quả các nhiệm vụ trên, Chỉ thị cũng nêu các nhiệm vụ cụ thể đối với từng đơn vị thuộc và trực thuộc Tổng cục Hải quan.
Cục Công nghệ thông tin và Thống kê hải quan là đơn vị trực thuộc Tổng cục Hải quan, với vai trò tham mưu, giúp lãnh đạo Tổng cục quản lý và tổ chức thực hiện triển khai ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng thành công hải quan số, hải quan thông minh trong thời gian tới. Tại Chỉ thị số 384/CT-TCHQ, Cục Công nghệ thông tin và Thống kê hải quan được giao các nhiệm vụ cụ thể sau:
Thứ nhất, xây dựng Hệ thống CNTT ngành Hải quan tiên tiến, hiện đại, hướng tới hải quan số với mức độ tự động hóa cao, ứng dụng mạnh mẽ thành quả của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0.
Thứ hai, đảm bảo hạ tầng kỹ thuật, triển khai dịch vụ hạ tầng và an toàn bảo mật thông tin trong lĩnh vực Hải quan; thay thế các trang thiết bị phần cứng, hạ tầng kỹ thuật đã được đầu tư trước đây đã xuống cấp để đảm bảo sự hoạt động thông suốt của các hệ thống CNTT hiện tại.
Thứ ba, chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam đẩy mạnh việc thực hiện kết nối, chia sẻ thông tin về hồ sơ cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa, chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa, chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa xuất khẩu; Chủ trì, phối hợp với Cục Giám sát quản lý về Hải quan triển khai hạ tầng công nghệ thông tin đảm bảo kết nối, chia sẻ thông tin về mẫu chứng nhận xuất xứ hàng hóa dưới dạng điện tử với các đối tác thương mại theo các Hiệp định, thỏa thuận và cam kết quốc tế mà Việt Nam là thành viên thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia.
Thứ tư, chủ trì và phối hợp với các Bộ, ngành và các đơn vị có liên quan thực hiện rà soát và triển khai các thủ tục hành chính đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh theo Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN.
Nguồn: Tổng cục hải quan
Đề tài Giải pháp phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Tài chính ngân hàng do ThS. Đặng Thu Trang (Khoa Tài chính – Ngân hàng & Bảo hiểm - Trường Đại học Kinh tế kỹ thuật công nghiệp) thực hiện.
Xem chi tiếtĐề tài Nguồn vốn cho doanh nghiệp du lịch chuyển đổi số do ThS. Trần Thúy Nga (Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội) thực hiện.
Xem chi tiết(CHG) Ngày 14/11, tại Đà Nẵng, Cục kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp (Bộ Công Thương) phối hợp với Hiệp hội Công nghiệp môi trường Việt Nam tổ chức Hội nghị tập huấn “Nâng cao năng lực bảo vệ môi trường cho các cơ quan, doanh nghiệp khu vực miền Trung”.
Xem chi tiết(CHG) Ngày 14/11, Sở Công Thương phối hợp với Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam tổ chức Diễn đàn “Khu thương mại tự do Đà Nẵng - Động lực mới phát triển ngành logistics thành phố Đà Nẵng”.
Xem chi tiết(CHG) Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Long An đã có tân Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh.
Xem chi tiết