(CHG) Những tháng cuối năm nhiều doanh nghiệp thực hiện kiểm kê và thanh lý hàng hóa. Tổng cục Hải quan vừa có hướng dẫn để thực hiện các quy định liên quan đến chính sách thuế và thủ tục hải quan đối với việc thanh lý hàng hóa.
Ảnh minh họa
Theo quy định tại điểm c khoản 4 Điều 2 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu hàng hóa nhập khẩutừ nước ngoài vào khu phi thuế quan và chỉ sử dụng trong khu phi thuế quan thuộc đối tượng không chịu thuế.
Cũng tại khoản 1 Điều 4 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu quy định khu phi thuế quan là khu vực kinh tế nằm trong lãnh thổ Việt Nam, được thành lập theo quy định của pháp luật, có ranh giới địa lý xác định, ngăn cách với khu vực bên ngoài bằng hàng rào cứng, đảm bảo điều kiện cho hoạt động kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan của cơ quan Hải quan và cơ quan có liên quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu và phương tiện, hành khách xuất nhập khẩu; quan hệ mua bán, trao đổi hàng hóa giữa khu phi thuế quan với bên ngoài là quan hệ xuất nhập khẩu.
Ngoài ra, tại khoản 5 Điều 25 Nghị định 08/2015/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 12 Điều 1 Nghị định 59/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định thủ tục thay đổi mục đích sử dụng đối với hàng hóa xuất nhập khẩu thuộc đối tượng không chịu thuế nhưng sau đó thay đổi mục đích sử dụng, chuyển tiêu thụ nội địa thì phải khai tờ khai hải quan mới. Chính sách quản lý, chính sách thuế đối với hàng hóa xuất nhập khẩu thực hiện tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan mới trừ trường hợp đã thực hiện đầy đủ chính sách quản lý hàng hóa xuất nhập khẩu tại thời điểm đăng ký tờ khai ban đầu.
Bên cạnh đó, Nghị định 35/2022/NĐ-CP của Chính phủ cũng quy định rõ doanh nghiệp chế xuất được bán, thanh lý vào thị trường nội địa tài sản đã qua sử dụng và các hàng hóa theo quy định của pháp luật về đầu tư và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Tại thời điểm bán, thanh lý vào thị trường nội địa không áp dụng chính sách quản lý hàng hóa xuất nhập khẩu trừ trường hợp hàng hóa thuộc diện quản lý theo điều kiện, tiêu chuẩn, kiểm tra chuyên ngành chưa thực hiện khi nhập khẩu; hàng hóa quản lý bằng giấy phép thì phải được cơ quan cấp phép nhập khẩu đồng ý bằng văn bản.
Tại các điều 74 và điều 79 Thông tư 38/2015/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư 39/2018/TT-BTC quy định doanh nghiệp chế xuất được lựa chọn hình thức chuyển đổi mục đích sử dụng hoặc làm thủ tục xuất nhập khẩu tại chỗ khi thanh lý hàng hóa.
Theo Tổng cục Hải quan, việc xử lý đối với hàng hóa (tài sản) thanh lý được thực hiện theo các trường hợp sau. Cụ thể, đối với hàng hóa, thiết bị được mua từ nội địa (không làm thủ tục hải quan) hoặc hàng hóa có nguồn gốc nhập khẩu nhưng đã thực hiện đầy đủ chính sách thuế, chính sách quản lý hàng hóa nhập khẩu theo quy định như không được hưởng chế độ, chính sách áp dụng đối với doanh nghiệp chế xuất tại thời điểm đăng ký tờ khai ban đầu: khi mua bán, thanh lý hàng hóa này với doanh nghiệp nội địa, doanh nghiệp chế xuất không phải làm thủ tục hải quan.
Đối với hàng hóa, thiết bị có nguồn gốc nhập khẩu áp dụng chính sách thuế, chính sách quản lý hàng hóa đối với doanh nghiệp chế xuất, theo Tổng cục Hải quan, doanh nghiệp thực hiện thủ tục thanh lý theo quy định tại Điều 79 Thông tư 38/2015/TT-BTC. Trong đó, doanh nghiệp chế xuất được lựa chọn hình thức chuyển đổi mục đích sử dụng hoặc làm thủ tục tại chỗ khi thanh lý hàng hóa.
Trường hợp doanh nghiệp chế xuất lựa chọn hình thức thực hiện thủ tục xuất nhập khẩu tại chỗ theo quy định tại Điều 86 Thông tư 38/2015/TT-BTC thì doanh nghiệp thực hiện thủ tục nhập khẩu tại chỗ và nộp các loại thuế theo quy định.
Tại thời điểm thực hiện thủ tục xuất nhập khẩu tại chỗ không áp dụng chính sách quản lý hàng hóa xuất nhập khẩu trừ trường hợp hàng hóa thuộc diện quản lý theo điều kiện, tiêu chuẩn, kiểm tra chuyên ngành chưa thực hiện khi nhập khẩu ban đầu; hàng hóa quản lý bằng giấy phép thì phải được cơ quan cấp phép nhập khẩu đồng ý bằng văn bản.
Đối với các tài sản trong gói thầu thi công nội thất văn phòng, Tổng cục Hải quan đề nghị doanhnghiệp căn cứ hồ sơ thiết kế kỹ thuật của các nhà đầu tư, các tài liệu có liên quan để thực hiện kê khai, nộp thuế. Riêng đối với vật tư đã tiêu hao trong quá trình thi công thì không phải kê khai, nộp thuế.
(CHG) Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo thành lập tổ công tác đặc biệt và triển khai đợt cao điểm đấu tranh, truy quét, ngăn chặn, đẩy lùi buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, lưu thông hàng giả, hàng nhái, hàng không rõ xuất xứ, vi phạm bản quyền, vi phạm sở hữu trí tuệ, xuất xứ hàng hóa trong thời gian từ ngày 15/5-15/6/2025.
Xem chi tiếtBài báo Ứng dụng mô hình kinh tế tuần hoàn tại doanh nghiệp Việt Nam do Phạm Thị Mỵ (Khoa Kế toán Kiểm toán - Trường Đại học Kinh tế Kỹ thuật công nghiệp) thực hiện.
Xem chi tiếtCHG - Năm 2025 là năm đặc biệt quan trọng, có ý nghĩa then chốt, tạo nền tảng để đất nước bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên đất nước vươn mình phát triển giàu mạnh, văn minh, thịnh vượng, do đó cần tăng trưởng bứt phá 8% trở lên trong năm 2025 để về đích Kế hoạch 5 năm 2021 - 2025, tạo đà tăng trưởng hai con số trong giai đoạn 2026 - 2030. Để bảo đảm tăng trưởng 8% trở lên năm 2025 và hai con số các năm tiếp theo, cần thực hiện đồng bộ các giải pháp với quyết tâm chính trị cao của cả hệ thống chính trị.
Xem chi tiếtCHG - Thể chế thương mại đã được triển khai xây dựng, ban hành và thực thi ngay sau ngày thống nhất đất nước. Trong bối cảnh nền kinh tế số, để Việt Nam tiếp tục hoàn thiện thể chế thương mại, cần tích cực triển khai đồng bộ nhiều giải pháp.
Xem chi tiếtCHG - Sáng 30/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và UBND Thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền
Xem chi tiết