Tổng Cục Hải quan: Tăng cường đấu tranh chống buôn lậu xăng dầu, thiết bị y tế phòng chống dịch


(CHG) Tổng cục Hải quan vừa yêu cầu cơ quan các tỉnh, thành phố và các đơn vị cần tăng cường đấu tranh chống buôn lậu xăng dầu và các mặt hàng sinh phẩm, vật tư, thiết bị y tế phòng, chống dịch Covid-19.

Thực hiện chỉ đạo của Ban Chỉ đạo 389 Bộ Tài chính tại Công văn số 36/BTC - BCĐ389 ngày 5/5/2022 về việc tăng cường đấu tranh chống  buôn lậu xăng dầu và Công văn số 32/BTC-BCĐ389 ngày 22/4/2022 về việc tăng cường đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả đối với nhóm mặt hàng sinh phẩm, vật tư, thiết bị y tế phòng, chống dịch Covid-19 theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh, Trưởng Ban Chỉ đạo 389 quốc gia; Tổng cục Hải quan đã ban hành văn bản số 1604/TCHQ-ĐTCB yêu cầu Cục Hải quan các tỉnh, thành phố và các đơn vị: Cục Điều tra chống buôn lậu, Cục Kiểm tra sau thông quan, Vụ Thanh tra - Kiểm tra triển khai thực hiện các nhiệm vụ sau:

Thứ nhất, tổ chức quán triệt nội dung chỉ đạo của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo 389 quốc gia và Ban Chỉ đạo 389 Bộ Tài chính tại các văn bản nêu trên (kèm theo).

Hải đội 1, Cục Điều tra chống buôn lậu (Tổng cục Hải quan) tuần tra, kiểm soát trên vùng biển Quảng Ninh

Hải đội 1, Cục Điều tra chống buôn lậu (Tổng cục Hải quan) tuần tra, kiểm soát trên vùng biển Quảng Ninh

Thứ hai, Cục Hải quan tỉnh, thành phố và Cục Điều tra chống buôn lậu chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ trực thuộc tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, điều tra, kịp thời phát hiện, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, quá cảnh xăng dầu và nhập khẩu mặt hàng sinh phẩm, vật tư, thiết bị y tế phòng, chống dịch Covid 19.

Cụ thể, xây dựng kế hoạch triển khai công tác nắm tình hình, sử dụng đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ, điều tra cơ bản, xây dựng các phương án, kế hoạch nghiệp vụ để phòng ngừa, kiểm soát, đấu tranh ngăn chặn hoạt động buôn lậu xăng dầu, mặt hàng sinh phẩm, vật tư, thiết bị y tế phòng, chống dịch Covid-19 trên tất cả các tuyến, đặc biệt các cửa khẩu đường bộ, đường biển và vùng biển.

Đồng thời, tăng cường công tác thu thập thông tin, cập nhật tình hình biến động giá xăng dầu, vật tư y tế nhằm hỗ trợ công tác thông quan hàng hóa kịp thời, đúng quy định, chống gian lận thương mại, chống thất thu thuế.

Bên cạnh đó, trao đổi, phối hợp, chia sẻ thông tin về hoạt động buôn lậu xăng dầu, mặt hàng sinh phẩm, vật tư, thiết bị y tế phòng, chống dịch Covid-19 với các lực lượng chức năng chống buôn lậu như: Biên phòng, Công an, Cảnh sát biển, Quản lý thị trường và chính quyền các địa phương.

Ngoài ra, phối hợp với các cơ quan báo chí, truyền thông tuyên truyền vận động nhân dân tích cực tham gia tố giác tội phạm khi thấy dấu hiệu buôn lậu xăng dầu, mặt hàng sinh phẩm, vật tư, thiết bị y tế phòng, chống dịch Covid-19.

Thứ ba, Cục Kiểm tra sau thông quan, Vụ Thanh tra - Kiểm tra tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đối với các doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu xăng dầu và các doanh nghiệp nhập khẩu mặt hàng sinh phẩm, vật tư, thiết bị y tế у phòng, chống dịch Covid-19 có nguy cơ cao, dấu hiệu vi phạm nhằm ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật.

Thứ tư, giao Cục Điều tra chống buôn lậu chủ trì theo dõi, đôn đốc, tổng hợp và tham mưu cho Tổng cục Hải quan, Ban Chỉ đạo 389 Bộ Tài chính thực hiện chỉ đạo tại công văn số 36/BTC- BCĐ389 ngày 5/5/2022 và công văn số 32/BTC-BCĐ389 nêu trên; đồng thời, chủ động phối hợp với Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia trong việc biểu dương, khen thưởng các tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.

Còn lại: 1000 ký tự
Khắc phục "khoảng trống" pháp lý trong xử lý tội sản xuất, buôn bán hàng giả

(CHG) TS. Nguyễn Thanh Mai, Trưởng bộ môn Kỹ năng tham gia giải quyết vụ án hình sự, Học viện Tư pháp, đã có những phân tích sâu sắc về hành vi khách quan của tội sản xuất, buôn bán hàng giả, cũng như những “vùng trống” pháp lý còn tồn tại trong Bộ luật Hình sự hiện hành.

Xem chi tiết
Tạp chí Điện tử Kỹ thuật Chống hàng giả và Gian lận thương mại tổ chức buổi gặp mặt nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam

(CHG) Ngày 21/6/2025, tại Hà Nội, Tạp chí điện tử Kỹ thuật Chống hàng giả và Gian lận thương mại (CHG) đã tổ chức buổi gặp mặt thân mật nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam. Đây là dịp để tri ân, ôn lại truyền thống vẻ vang của nền báo chí cách mạng, đồng thời khẳng định vai trò, sứ mệnh và trách nhiệm xã hội của Tạp chí trong công cuộc phòng, chống hàng giả, gian lận thương mại và buôn lậu trong thời kỳ mới.

Xem chi tiết
100 năm Báo chí cách mạng Việt Nam, từ ngọn đèn nhỏ đến ngọn lửa thời đại

(CHG) Ngày 21/6/1925, tờ báo Thanh Niên do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc sáng lập đã chính thức ra đời, đánh dấu sự khai sinh của nền báo chí cách mạng Việt Nam. Từ đó đến nay, 100 năm đã trôi qua, một thế kỷ của bản lĩnh, dấn thân, sáng tạo và đồng hành cùng dân tộc. Nhìn lại chặng đường vẻ vang ấy, chúng ta không chỉ tri ân những người làm báo qua các thời kỳ mà còn thấy rõ vai trò của báo chí trong việc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và chấn hưng đất nước trong thời kỳ mới.

Xem chi tiết
Báo chí cách mạng, ngòi bút kiên cường trên mặt trận chống hàng giả, gian lận thương mại

(CHG) Năm 2025 đánh dấu một cột mốc lịch sử đặc biệt: tròn 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam. Trên hành trình một thế kỷ đồng hành cùng sự nghiệp cách mạng, phát triển và bảo vệ Tổ quốc, báo chí cách mạng Việt Nam không chỉ là “vũ khí tư tưởng” sắc bén, mà còn là tuyến đầu trong nhiều cuộc đấu tranh không tiếng súng. Đặc biệt, trong bối cảnh hàng giả, hàng nhái, gian lận thương mại và buôn lậu ngày càng tinh vi, báo chí tiếp tục phát huy vai trò tiên phong, trở thành cánh tay nối dài của các lực lượng chức năng, cùng xã hội xây dựng môi trường kinh doanh lành mạnh, bảo vệ quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng.

Xem chi tiết
“Tiền phạt như một phần chi phí kinh doanh”, báo động về tư duy làm ăn phi pháp

(CHG) Tại buổi họp báo về tình hình kinh tế, xã hội TP HCM chiều 5/6/2025, câu phát biểu ngắn gọn nhưng đầy trăn trở của ông Nguyễn Quang Huy, Chi cục phó Quản lý thị trường TP HCM đã gây chú ý mạnh mẽ trong dư luận: “Nhiều tiểu thương coi tiền phạt như một phần chi phí kinh doanh”.

Xem chi tiết
2
2
2
3