Tổng cục thuế và Bộ Tài chính quyết liệt vào cuộc kiểm tra kê khai thuế chuyển nhượng bất động sản


(CHG) Trong thời gian qua, tình trạng kê khai thuế chuyển nhượng bất động sản có nhiều dấu hiệu gian dối, dẫn tới thất thu thuế gây ra nhiều bức xúc trong dư luận. Tổng cục Thuế và Bộ Tài chính quyết liệu vào cuộc nhằm chấn chỉnh tình trạng này và bước đầu đã thu được những kết quả tích cực.

Theo số liệu công bố từ Tổng cục Thuế cho biết, bằng các giải pháp nghiệp vụ cộng với việc đẩy mạnh tuyên truyền nên công tác quản lý thuế đối với hoạt động chuyển nhượng BĐS đã có những kết quả tích cực.

Chỉ tính riêng trong 3 tháng đầu năm 2022, kết quả thu từ thuế thu nhập cá nhân của hoạt động chuyển nhượng BĐS đạt 8,209 nghìn tỷ đồng; tăng 63% so với 3 tháng đầu năm 2021, tương ứng tăng 3,2 nghìn tỷ đồng.

Có hồ sơ kê khai thuế chuyển nhượng bất động sản điều chỉnh tăng lên 40 lần.

Có hồ sơ kê khai thuế chuyển nhượng bất động sản điều chỉnh tăng lên 40 lần.

Trong đó, cơ quan thuế căn cứ vào cơ sở dữ liệu mà người nộp thuế đã kê khai tính thuế và tham khảo giá thực tế chuyển nhượng ở một số khu vực, vị trí tương đương đã phát hiện các rủi ro trong việc kê khai nộp thuế và yêu cầu kê khai lại, qua đó tăng thu cho ngân sách hàng trăm tỷ đồng.

Cá biệt qua kê khai lại của các tổ chức cá nhân tại một số địa phương đã kê khai giá chuyển nhượng BĐS tăng từ 2-5 lần so với giá kê khai ban đầu, có hồ sơ kê khai điều chỉnh tăng lên 20 lần, 40 lần.

Đặc biệt, có một địa chỉ khá "tai tiếng" trong việc kê khai thuế chuyển nhượng BĐS là ở TP Thủ Đức. Đại diện Tổng cục Thuế cho biết, nguyên nhân của tình trạng này là do việc thành lập TP Thủ Đức trực thuộc TP Hồ Chí Minh (mô hình địa bàn hành chính mới) dẫn đến phát sinh các hạn chế trong thụ lý, giải quyết các thủ tục hành chính, nhất là thủ tục hành chính liên quan đến đất đai, chuyển nhượng BĐS. Trong quý I/2022, Chi cục Thuế TP Thủ Đức đã giải quyết gần 11.000 hồ sơ mua bán nhà đất, trong đó người dân điều chỉnh lại 1.949 hồ sơ (chiếm gần 18% hồ sơ giải quyết) và số thuế tăng thu được 92,5 tỷ đồng.

"Như vậy, việc chống thất thu đối với hoạt động chuyển nhượng BĐS của Chi cục Thuế TP Thủ Đức là hiệu quả", đại diện Tổng cục Thuế nhận định. Người này cho biết, trên thực tế triển khai, người nộp thuế đã nâng cao ý thức chấp hành pháp luật, chủ động khai tăng giá chuyển nhượng ngay từ ban đầu khi làm hợp đồng công chứng hoặc khi được cơ quan thuế tuyên truyền, hỗ trợ.

Được biết, để đẩy mạnh công tác quản lý đối với hoạt động chuyển nhượng BĐS, Bộ Tài chính đã có công văn gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Bộ Công an; Bộ Tư pháp để phối hợp triển khai đồng bộ các giải pháp chống thất thu trong hoạt động chuyển nhượng BĐS.

Gần đây nhất, ngày 28/4, Bộ Tài chính tiếp tục có Công văn số 3849/BTC-TCT gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc chống thất thu thuế trong hoạt động kinh doanh, chuyển nhượng BĐS.

Trên cơ sở chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Tài chính, cơ quan thuế các cấp đã hướng dẫn người dân, doanh nghiệp kê khai đúng giá chuyển nhượng làm căn cứ tính thuế theo quy định của pháp luật, đồng thời Bộ Tài chính đã chỉ đạo Tổng cục Thuế cũng yêu cầu cơ quan thuế tăng cường công tác phối hợp với các cơ quan, ban, ngành địa phương trong quản lý đối với hoạt động chuyển nhượng BĐS, đặc biệt tăng cường việc xử lý hình sự đối với hành vi trốn thuế liên quan đến hoạt động kinh doanh, chuyển nhượng BĐS.

Tiếp tục phát huy những kết quả đã đạt được, đồng thời đảm bảo thu đúng, đủ các khoản thu từ hoạt động chuyển nhượng BĐS, trong thời gian tới, cơ quan thuế cho biết sẽ chủ động phối hợp cung cấp cơ sở dữ liệu mà người nộp thuế đã kê khai thuế trong trường hợp có phát sinh phát biến động về giá cao hơn giá UBND đã ban hành (bao gồm cả hệ số điều chỉnh giá đất) cho cơ quan Tài nguyên môi trường để cơ quan này phối hợp với các cơ quan liên quan rà soát và kịp thời tham mưu cho UBND cấp tỉnh quyết định ban hành Bảng giá đất cũng như hệ số điều chỉnh giá đất sát với giá giao dịch thực tế trên thị trường theo quy định của pháp luật.

Bộ Tài chính và Tổng cục Thuế cũng chỉ đạo cơ quan thuế không được gây khó khăn, phiền hà cho người nộp thuế trong quá trình xử lý hồ sơ chuyển nhượng BĐS. Đồng thời đã chỉ đạo, quán triệt các phòng, đội tham gia vào công tác xử lý hồ sơ chuyển nhượng BĐS thực hiện nghiêm túc các quy định về trình tự, thủ tục xử lý hồ sơ xác định nghĩa vụ tài chính và quy trình làm việc trực tiếp với người nộp thuế theo quy định tại Quy chế tiếp công dân tại cơ quan thuế các cấp và Quy trình tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính thuế của người nộp thuế theo cơ chế một cửa liên thông.

Ngành Thuế đã chỉ đạo và có cơ chế giám sát cán bộ trong quá trình tuyên truyền, hướng dẫn việc kê khai giá chuyển nhượng BĐS cho người nộp thuế. Theo đó, đã giao cho Cục Kiểm tra nội bộ; Giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng chỉ đạo việc xây dựng nội dung, chương trình, kế hoạch kiểm tra nội bộ để kiểm tra theo chương trình, kế hoạch hoặc yêu cầu đột xuất; kiểm tra tính liêm chính của cán bộ thuế trong công tác chống thất thu thuế đối với hoạt động chuyển nhượng BĐS, đảm bảo sự minh bạch, liêm chính của ngành Thuế…

Còn lại: 1000 ký tự
Khắc phục "khoảng trống" pháp lý trong xử lý tội sản xuất, buôn bán hàng giả

(CHG) TS. Nguyễn Thanh Mai, Trưởng bộ môn Kỹ năng tham gia giải quyết vụ án hình sự, Học viện Tư pháp, đã có những phân tích sâu sắc về hành vi khách quan của tội sản xuất, buôn bán hàng giả, cũng như những “vùng trống” pháp lý còn tồn tại trong Bộ luật Hình sự hiện hành.

Xem chi tiết
Tạp chí Điện tử Kỹ thuật Chống hàng giả và Gian lận thương mại tổ chức buổi gặp mặt nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam

(CHG) Ngày 21/6/2025, tại Hà Nội, Tạp chí điện tử Kỹ thuật Chống hàng giả và Gian lận thương mại (CHG) đã tổ chức buổi gặp mặt thân mật nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam. Đây là dịp để tri ân, ôn lại truyền thống vẻ vang của nền báo chí cách mạng, đồng thời khẳng định vai trò, sứ mệnh và trách nhiệm xã hội của Tạp chí trong công cuộc phòng, chống hàng giả, gian lận thương mại và buôn lậu trong thời kỳ mới.

Xem chi tiết
100 năm Báo chí cách mạng Việt Nam, từ ngọn đèn nhỏ đến ngọn lửa thời đại

(CHG) Ngày 21/6/1925, tờ báo Thanh Niên do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc sáng lập đã chính thức ra đời, đánh dấu sự khai sinh của nền báo chí cách mạng Việt Nam. Từ đó đến nay, 100 năm đã trôi qua, một thế kỷ của bản lĩnh, dấn thân, sáng tạo và đồng hành cùng dân tộc. Nhìn lại chặng đường vẻ vang ấy, chúng ta không chỉ tri ân những người làm báo qua các thời kỳ mà còn thấy rõ vai trò của báo chí trong việc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và chấn hưng đất nước trong thời kỳ mới.

Xem chi tiết
Báo chí cách mạng, ngòi bút kiên cường trên mặt trận chống hàng giả, gian lận thương mại

(CHG) Năm 2025 đánh dấu một cột mốc lịch sử đặc biệt: tròn 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam. Trên hành trình một thế kỷ đồng hành cùng sự nghiệp cách mạng, phát triển và bảo vệ Tổ quốc, báo chí cách mạng Việt Nam không chỉ là “vũ khí tư tưởng” sắc bén, mà còn là tuyến đầu trong nhiều cuộc đấu tranh không tiếng súng. Đặc biệt, trong bối cảnh hàng giả, hàng nhái, gian lận thương mại và buôn lậu ngày càng tinh vi, báo chí tiếp tục phát huy vai trò tiên phong, trở thành cánh tay nối dài của các lực lượng chức năng, cùng xã hội xây dựng môi trường kinh doanh lành mạnh, bảo vệ quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng.

Xem chi tiết
“Tiền phạt như một phần chi phí kinh doanh”, báo động về tư duy làm ăn phi pháp

(CHG) Tại buổi họp báo về tình hình kinh tế, xã hội TP HCM chiều 5/6/2025, câu phát biểu ngắn gọn nhưng đầy trăn trở của ông Nguyễn Quang Huy, Chi cục phó Quản lý thị trường TP HCM đã gây chú ý mạnh mẽ trong dư luận: “Nhiều tiểu thương coi tiền phạt như một phần chi phí kinh doanh”.

Xem chi tiết
2
2
2
3