TP CẦN THƠ: Cấp mới 06 mã vùng trồng cây ăn trái…


(CHG) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP Cần Thơ vừa cho biết, tháng 7/2024 đã cấp mới 6 mã số vùng trồng. Nâng tổng số vùng trồng ở Cần Thơ được cấp mã số là 199 khu vực, đơn vị,… với tổng diện tích trên 2.700ha cây trồng.

Vùng trồng cây ăn trái được cấp mã số thời gian qua chủ yếu là cây ăn trái, với các loại trái cây: xoài, vú sữa, nhãn, sầu riêng,… xuất khẩu sang thị trường Mỹ, Úc, Nhật, Hàn Quốc, Trung Quốc,… Diện tích cây ăn quả ở thành phố Cần Thơ ngày càng mở rộng, hình thành một số vùng sản xuất tập trung chuyên canh với diện tích trên 10.000 ha, sản lượng trên 100.000 tấn/năm như: nhãn, mận, vú sữa,… góp phần nâng cao giá trị sản phẩm gắn kết tiêu thụ, tăng lợi thế cạnh tranh. Hiện địa phương có gần 500ha cây ăn quả sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP; trong đó, có gần 20ha đạt tiêu chuẩn GlobalGAP…
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP Cần Thơ thì hiện nay các nước như Mỹ, Úc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc… đều đưa ra yêu cầu về mã vùng trồng và cơ sở đóng gói đối với nông sản nhập khẩu. Mã số vùng trồng cấp theo định kỳ có thời hạn tùy theo yêu cầu của nước nhập khẩu. Mỗi nước nhập khẩu có quy định khác nhau đối với từng sản phẩm, sản phẩm giống nhau nhưng quy định mỗi thị trường khác nhau.
Bên cạnh đó, vẫn còn tồn tại nhiều bất cập trong quản lý mã số vùng trồng ở Cần Thơ như: Diện tích trồng cây ăn quả manh mún, trung bình từ 0,5- 0,8ha/hộ, trong khi theo quy định cấp mã vùng trồng diện tích cây ăn quả tối thiểu 10 ha, nên ảnh hưởng đến việc cấp và quản lý mã số vùng trồng, quy trình áp dụng các biện pháp kỹ thuật chăm sóc, bón phân và phòng trừ sâu bệnh… Phần lớn người dân còn canh tác theo tập quán cũ chưa ứng dụng các biện pháp kỹ thuật tiên tiến; việc mua bán sản phẩm thường do sự chủ động giữa nông dân và thương lái, không qua tổ chức đại diện dẫn đến khó khăn trong kiểm soát lượng hàng hóa...
          Vì thế, muốn xuất khẩu được nông sản phải trồng đúng theo tiêu chuẩn quy định của nước nhập khẩu; trong đó có mã số vùng trồng.
Còn lại: 1000 ký tự
Mô hình nghiên cứu ảnh hưởng của dân trí tài chính số tới quyết định sử dụng các dịch vụ tài chính số của GenZ tại Việt Nam

Mô hình nghiên cứu ảnh hưởng của dân trí tài chính số tới quyết định sử dụng các dịch vụ tài chính số của GenZ tại Việt Nam do Nguyễn Quỳnh Anh - Nguyễn Huyền Anh (Trường Đại học Điện lực) thực hiện

Xem chi tiết
Nghiên cứu phỏng vấn sự khác nhau về tâm lý khách hàng đối với ý định chuyển đổi sang mua online theo nhóm hàng

Nghiên cứu phỏng vấn sự khác nhau về tâm lý khách hàng đối với ý định chuyển đổi sang mua online theo nhóm hàng do TS. Phan Duy Hùng* (Trường Đại học Điện lực) thực hiện

Xem chi tiết
Khó khăn và thách thức khi áp dụng giá trị hợp lý trong công tác kế toán của các doanh nghiệp Việt Nam

Đề tài Khó khăn và thách thức khi áp dụng giá trị hợp lý trong công tác kế toán của các doanh nghiệp Việt Nam do ThS. Đỗ Ngọc Phương Anh (Khoa Kế toán – Kiểm toán, Học viện Chính sách và Phát triển) thực hiện.

Xem chi tiết
Thực trạng tăng trưởng xanh của các doanh nghiệp công nghiệp tại Hà Nội

Đề tài Thực trạng tăng trưởng xanh của các doanh nghiệp công nghiệp tại Hà Nội do Phạm Mai Chi 1- Nguyễn Quang Chương1 (1Viện Kinh tế và Quản lý - Trường Đại học Bách khoa Hà Nội ) thực hiện.

Xem chi tiết
Kinh nghiệm về tổ chức bộ máy ngành Hải quan của một số quốc gia

Bài báo nghiên cứu "Kinh nghiệm về tổ chức bộ máy ngành Hải quan của một số quốc gia" do ThS. Nguyễn Trà My (Trường Đại học Sunderland London Campus, Vương quốc Anh) thực hiện.

Xem chi tiết
2
2
2
3