TP.HCM: Cần xem xét tính khả thi làm hầm chui đường Tôn Đức Thắng


(CHG) Đó là vấn đề đã được nhiều chuyên gia trong ngành và kiến trúc sư nêu ra, ngay khi ngành giao thông TP.HCM dự kiến sẽ đưa việc xây dựng ngầm hóa hầm chui đường Tôn Đức Thắng vào kế hoạch những công trình trọng điểm của thành phố phải thực hiện đến năm 20230.
Trao đổi với báo chí, ông Phan Công Bằng - Phó Giám đốc Sở GTVT Tp. HCM cho biết, đang nghiên cứu 2 phương án làm hầm chui dưới đường Tôn Đức Thắng, gần phố đi bộ Nguyễn Huệ với tổng đầu tư khoảng 1.359 - 1.477 tỷ đồng.
Theo ông Phan Công Bằng, đây là dự án nằm trong kế hoạch đầu tư các dự án, công trình trọng điểm, chiến lược của ngành GTVT tập trung thực hiện trong giai đoạn 2024-2030. Trong đó sẽ làm hầm chui dọc đường Tôn Đức Thắng đoạn từ cầu Ba Son đến cầu Khánh Hội”.
Đường Tôn Đức Thắng dự kiến sẽ được ngầm hóa bắt đầu từ khu vực Ba Son, Cầu Thủ Thiêm 2 đến chân cầu Khánh Hội (Ảnh: Bảo Lan)
Việc ngầm hoá đường Tôn Đức Thắng được nghiên cứu dài gần 1km, mặt cắt ngang hầm là 20,5 m với bốn làn xe. Bắt đầu từ chân cầu Ba Son (trước là Thủ Thiêm 2) đến cầu Khánh Hội. Trong đó, phương án một sẽ làm hầm kín dài 765m, từ vị trí gần tuyến Ngô Văn Năm, trải dài qua công trường Mê Linh, Đồng Khởi, phố Nguyễn Huệ. Hai đầu làm hầm hở, một bên nối vào đường dẫn cầu Ba Son, bên còn lại là cầu Khánh Hội.
Phương án còn lại, hầm kín cũng bắt đầu từ gần đường Ngô Văn Năm, nhưng chỉ nối tới đầu phố Nguyễn Huệ, tổng chiều dài 683m. Hai đầu cũng làm hầm hở tương tự. Tổng mức đầu tư hai phương án trên lần lượt ước tính khoảng 1.477 tỷ đồng và 1.359 tỷ đồng.
Trước đó, tại quy chế quản lý kiến trúc của Tp.HCM được ban hành năm 2022 cũng nêu ra: Công viên bến Bạch Đằng (đoạn giáp đường Nguyễn Hữu Cảnh - sông Sài Gòn) có diện tích 11,96ha sẽ dành mặt đất đường Tôn Đức Thắng đoạn dọc công viên cho không gian đi bộ và xe điện và chuyển phần đường Tôn Đức Thắng xuống hầm.
Khi chuyển đường Tôn Đức Thắng xuống hầm, thì đường này sẽ thành đường ngầm có hai làn xe mỗi hướng. Khi đó, kết cấu ngầm Tôn Đức Thắng này gồm hai tầng hầm, tầng 1 có bãi đậu xe công cộng và lối ra vào.
Còn tầng 2 sẽ có bãi đậu xe công cộng và đường ngầm Tôn Đức Thắng. Bãi đậu xe công cộng ngầm này sẽ nằm cách Công Trường Mê Linh khoảng 100m về phía nam đường Ngô Văn Năm, dọc theo đường phụ Tôn Đức Thắng.
TS.KTS Nguyễn Anh Tuấn - Trưởng phòng Quản lý quy hoạch chung (Sở QH-KT Tp.HCM) cho rằng, việc ngầm hóa đường Tôn Đức Thắng sẽ giúp đồng bộ không gian với Công viên bến Bạch Đằng và các khu vực lân cận.
Phần đường nối với phố đi bộ Nguyễn Huệ kéo dài ra đến cầu Khánh Hội - dự kiến cũng sẽ được ngầm hóa
Phần đường nối với phố đi bộ Nguyễn Huệ kéo dài ra đến cầu Khánh Hội - dự kiến cũng sẽ được ngầm hóa  (Ảnh: Bảo Lan)
Cũng theo ông Nguyễn Anh Tuấn, việc ngầm hóa đường Tôn Đức Thắng (đoạn từ cầu Ba Son đến cầu Khánh Hội) nằm trong quy hoạch 930 ha vùng lõi khu trung tâm Tp.HCM.
Tuy nhiên, KTS.Ngô Viết Nam Sơn lại cho rằng, không phải khu đô thị nào cũng cần không gian ngầm. Không gian ngầm chính phải nằm dưới chân các tòa nhà cao tầng ở trung tâm; Thứ hai các khu này phải kết nối với metro ngầm.
Theo KTS Ngô Viết Nam Sơn, “Chúng ta cần tính đến hiệu quả kinh tế, nên việc kết nối hai trung tâm là rất quan trọng với sự phát triển của Thủ Thiêm (TP Thủ Đức). Như kinh nghiệm của TP Thượng Hải (Trung Quốc), họ có sáu đường ngầm (dưới sông Hoàng Phố chảy giữa Thượng Hải tương tự như sông Sài Gòn) nối hai trung tâm hai bờ đông tây”.
Với nhiều ý kiến được đưa ra, Sở GTVT cũng cho biết, đây mới chỉ là những nghiên cứu sơ bộ theo quy hoạch. Các phương án sẽ được tính toán kỹ lưỡng để bảo đảm phù hợp, khả thi.
Được biết, cùng với đường Tôn Đức Thắng, Sở GTVT khu vực giữa công trường Mê Linh ở sát bên cũng sẽ được xây dựng tầng ngầm, tạo thành một "vườn trũng", xung quanh là các cửa hàng bán lẻ, cà phê, nhà hàng... "Vườn trũng" này nối trực tiếp với bãi xe ngầm dưới đường Tôn Đức Thắng cùng các tòa nhà xung quanh.
Riêng mặt đất, công trường Mê Linh dành 50% diện tích cho mảng xanh, xây đài phun nước, tạo không gian thoáng đãng... Giữa công trường và sông Sài Gòn bố trí các trạm xe buýt, đường sắt nhẹ, taxi thủy, thuận tiện cho người đi bộ...
Đại lộ Tôn Đức Thắng nằm ở trung tâm quận 1, dài khoảng 2 km, điểm đầu giao với tuyến đường Lê Duẩn, sau đó chạy qua khu Ba Son rồi uốn theo Công viên bến Bạch Đằng ven sông Sài Gòn đến cầu Khánh Hội.
Trục đường này kết nối trực tiếp với phố đi bộ Nguyễn Huệ, Công Trường Mê Linh, bến Bạch Đằng và là một trong những tuyến chính qua lại giữa khu trung tâm với quận 4 và Nam Sài Gòn.
Còn lại: 1000 ký tự
Khắc phục "khoảng trống" pháp lý trong xử lý tội sản xuất, buôn bán hàng giả

(CHG) TS. Nguyễn Thanh Mai, Trưởng bộ môn Kỹ năng tham gia giải quyết vụ án hình sự, Học viện Tư pháp, đã có những phân tích sâu sắc về hành vi khách quan của tội sản xuất, buôn bán hàng giả, cũng như những “vùng trống” pháp lý còn tồn tại trong Bộ luật Hình sự hiện hành.

Xem chi tiết
Tạp chí Điện tử Kỹ thuật Chống hàng giả và Gian lận thương mại tổ chức buổi gặp mặt nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam

(CHG) Ngày 21/6/2025, tại Hà Nội, Tạp chí điện tử Kỹ thuật Chống hàng giả và Gian lận thương mại (CHG) đã tổ chức buổi gặp mặt thân mật nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam. Đây là dịp để tri ân, ôn lại truyền thống vẻ vang của nền báo chí cách mạng, đồng thời khẳng định vai trò, sứ mệnh và trách nhiệm xã hội của Tạp chí trong công cuộc phòng, chống hàng giả, gian lận thương mại và buôn lậu trong thời kỳ mới.

Xem chi tiết
100 năm Báo chí cách mạng Việt Nam, từ ngọn đèn nhỏ đến ngọn lửa thời đại

(CHG) Ngày 21/6/1925, tờ báo Thanh Niên do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc sáng lập đã chính thức ra đời, đánh dấu sự khai sinh của nền báo chí cách mạng Việt Nam. Từ đó đến nay, 100 năm đã trôi qua, một thế kỷ của bản lĩnh, dấn thân, sáng tạo và đồng hành cùng dân tộc. Nhìn lại chặng đường vẻ vang ấy, chúng ta không chỉ tri ân những người làm báo qua các thời kỳ mà còn thấy rõ vai trò của báo chí trong việc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và chấn hưng đất nước trong thời kỳ mới.

Xem chi tiết
Báo chí cách mạng, ngòi bút kiên cường trên mặt trận chống hàng giả, gian lận thương mại

(CHG) Năm 2025 đánh dấu một cột mốc lịch sử đặc biệt: tròn 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam. Trên hành trình một thế kỷ đồng hành cùng sự nghiệp cách mạng, phát triển và bảo vệ Tổ quốc, báo chí cách mạng Việt Nam không chỉ là “vũ khí tư tưởng” sắc bén, mà còn là tuyến đầu trong nhiều cuộc đấu tranh không tiếng súng. Đặc biệt, trong bối cảnh hàng giả, hàng nhái, gian lận thương mại và buôn lậu ngày càng tinh vi, báo chí tiếp tục phát huy vai trò tiên phong, trở thành cánh tay nối dài của các lực lượng chức năng, cùng xã hội xây dựng môi trường kinh doanh lành mạnh, bảo vệ quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng.

Xem chi tiết
“Tiền phạt như một phần chi phí kinh doanh”, báo động về tư duy làm ăn phi pháp

(CHG) Tại buổi họp báo về tình hình kinh tế, xã hội TP HCM chiều 5/6/2025, câu phát biểu ngắn gọn nhưng đầy trăn trở của ông Nguyễn Quang Huy, Chi cục phó Quản lý thị trường TP HCM đã gây chú ý mạnh mẽ trong dư luận: “Nhiều tiểu thương coi tiền phạt như một phần chi phí kinh doanh”.

Xem chi tiết
2
2
2
3