TP.HCM: Chính thức duyệt Đồ án xây dựng Dự án “Quảng trường văn hóa, thể thao Cần Giờ”


(CHG) Mới đây, UBND TP.HCM vừa đã chính thức quyết định duyệt Đồ án quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/500 dự án xây dựng Quảng trường văn hóa, thể dục thể thao huyện Cần Giờ.
Cần Giờ có diện tích tự nhiên rộng 71.300 ha, với hơn 70.000 dân, nằm về phía Đông Nam và cách trung tâm thành phố khoảng 50km. Đây là địa phương duy nhất của Tp.HCM giáp biển với chiều dài 23 km, nhiều sông rạch, rừng ngập mặn và các điều kiện tự nhiên phát triển du lịch, đô thị nghỉ dưỡng tầm cỡ quốc tế.
Giới chuyên môn cho rằng, Quảng trường là bộ mặt, là biểu tượng và là nơi thể hiện các giá trị thiêng liêng, gợi mang những dấu ấn lịch sử trọng đại, hào hùng và có vị trí quan trọng trong đời sống chính trị, văn hóa và tinh thần.
Do đó, Tp.HCM thông qua việc duyệt Đồ án Quy hoạch 1/500 của dự án xây dựng Quảng trường văn hoa, thể thao Cần Giờ chính là bước đệm quan trọng để Cần Giờ phát triển và vực dậy một khu du lịch Biển đầy tiềm năng.
Huyện biển duy nhất
Định vị theo GoogleMap, dễ dàng nhìn thấy Cần giờ là địa phương duy nhất của Tp.HCM giáp biển với chiều dài 23 km 
Như vậy, theo bản Đồ án thì Quảng trường có diện tícch hơn 100.000 m2 được xây dựng tại thị trấn Cần Thạnh. Đây cũng sẽ là nơi để tổ chức sự kiện, lễ hội truyền thống, diễu hành hoặc tưởng niệm trong các sự kiện chính trị - xã hội, lễ hội truyền thống của Cần Giờ.
Dự án sẽ được thiết kế với 3 khu chức năng chính và 1 khu phụ trợ được bố trí tại trục chính của quảng trường. Bố cục không gian kiến trúc toàn khu mở, phục vụ nhu cầu tổ chức các sự kiện.

Cụ thể: Khu 1 là Quảng trường chính là nơi tổ chức sự kiện, bao gồm phù điêu, kỳ đài, đài phun nước, sân khấu, quảng trường chính, đài quan sát, nhà đón tiếp và các hạng mục hỗ trợ.
Khu 2 là nơi phục dựng văn hóa lịch sử, gồm: nhà trưng bày và không gian phục dựng, tái hiện văn hóa - lịch sử Cần Giờ.
Khu 3 là khu vực phục vụ thể dục thể thao, gồm: căng-tin, hồ bơi, sân bóng chuyền, 2 sân cầu lông và 2 sân tennis.
Khu phụ trợ, gồm có bãi xe, nhà quản lý chung, nhà vệ sinh, trạm bơm, bể nước, trạm điện, cây xanh và giao thông nội bộ.
Đồng thời, các công trình này được bố trí hài hòa với cảnh quan, cây xanh và mặt nước xung quanh. Đường giao thông trong khu quảng trường là đường bê tông, có chiều rộng lớn nhất là 6 m và nhỏ nhất là 2 m. Khu vực bãi đậu xe có mặt đường là bê tông nhựa.

Vinghomes Cần Giờ
Phối cảnh khu nhà hát Cần Giờ nằm trong Dự án Khu đô thị lấn biển Cần Giờ do Vingroup làm chủ đầu tư 
Ngoài ra, tại Đồ án cũng cho thấy một không gian phục dựng tái hiện văn hóa - lịch sử Cần Giờ được thiết kế làm 4 chủ đề chính, bao gồm: Chủ đề 1 là thiên nhiên Cần Giờ, với thiết kế không gian mặt nước xen kẽ với các mảng xanh, không gian này mang ý nghĩa về một vùng đất hình thành từ những khu rừng ngập mặn với hệ thực vật đặc trưng.
Chủ đề 2 là không gian tái hiện khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ (khu Ramsar - đất ngập nước nổi tiếng với hệ sinh thái phong phú), nhằm giới thiệu thông tin, hình ảnh, tư liệu và giáo dục tình yêu thiên nhiên, kêu gọi bảo vệ môi trường.
Chủ đề 3 là văn hóa Cần Giờ, với đặc trưng là văn hóa cư dân biển Nam Bộ với không gian tái hiện lễ hội Nghinh Ông, các làng nghề muối, nghề biển của địa phương.
Chủ đề 4 là con người Cần Giờ, với nội dung giới thiệu truyền thống đấu tranh anh dũng qua các thời kỳ và quá trình lao động, sản xuất.
Trước đó, tháng 6/2020 Chính phủ quyết định phê duyệt điều chỉnh quy mô mở rộng Dự án khu đô thị lấn biển Cần Giờ từ 600 ha lên 2.870 ha và tổng mức đầu tư lên tới 10 tỷ đô la Mỹ. Đây là lần thứ hai dự án này được điều chỉnh quy mô, tăng gấp gần 5 lần so với quy hoạch ban đầu
Dự án được giao cho Vingroup làm chủ đầu tư (Long Beach Cần Giờ - (Vinhomes Cần Giờ). Tháng 2/2021, Tp.HCM đã ban hành 4 quyết định duyệt nhiệm vụ quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 Khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ, huyện Cần Giờ – Phân khu A, B, C, D, E tổng diện tích hơn 2.800ha tại xã Long Hòa và thị trấn Cần Thạnh.
Ngoài khu đô thị biển, thành phố đang nghiên cứu xây dựng cảng trung chuyển quốc tế, tổng vốn hơn 5,4 tỷ USD tại địa phương này.
Còn lại: 1000 ký tự
Nâng cao năng lực bảo vệ môi trường cho các doanh nghiệp ngành Công Thương khu vực Nam Trung Bộ

(CHG) Ngày 14/11, tại Đà Nẵng, Cục kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp (Bộ Công Thương) phối hợp với Hiệp hội Công nghiệp môi trường Việt Nam tổ chức Hội nghị tập huấn “Nâng cao năng lực bảo vệ môi trường cho các cơ quan, doanh nghiệp khu vực miền Trung”.

Xem chi tiết
Khu thương mại tự do - Động lực mới phát triển ngành logistics thành phố Đà Nẵng

(CHG) Ngày 14/11, Sở Công Thương phối hợp với Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam tổ chức Diễn đàn “Khu thương mại tự do Đà Nẵng - Động lực mới phát triển ngành logistics thành phố Đà Nẵng”.

Xem chi tiết
Long An: Tân Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh

(CHG) Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Long An đã có tân Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh.

Xem chi tiết
Xu hướng tiêu dùng xanh trong phát triển bền vững tại Việt Nam

Bài báo nghiên cứu "Xu hướng tiêu dùng xanh trong phát triển bền vững tại Việt Nam" do TS. Nguyễn Thị Hạnh (Khoa Kinh tế và Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học Hải Phòng) thực hiện.

Xem chi tiết
Tự chủ đại học và những vấn đề thực tiễn triển khai tại các trường đại học công lập trực thuộc Bộ Công Thương

Đề tài Tự chủ đại học và những vấn đề thực tiễn triển khai tại các trường đại học công lập trực thuộc Bộ Công Thương do TS. Nguyễn Đồng Anh Xuân (Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội) thực hiện.

Xem chi tiết
2
2
2
3