(CHG) Nhằm chào mừng kỷ niệm 20 năm thành lập thị xã, 10 năm đô thị loại III, 5 năm công nhận thành phố, 110 năm hình thành vùng đất Ngã Bảy, UBND thành phố Ngã Bảy long trọng tổ chức Lễ khai mạc Ngày hội du lịch và xúc tiến đầu tư thành phố Ngã Bảy với chủ đề “Những dòng sông nhớ” và chương trình nghệ thuật “Tình anh bán chiếu”.
Chủ tịch UBND thành phố Ngã Bảy Lê Hoàng Xuyên phát biểu Lễ khai mạc, cho biết: Với vai trò là một trung tâm kinh tế phía Đông Bắc tỉnh Hậu Giang, thành phố Ngã Bảy có vị trí chiến lược của tỉnh và khu vực, là đầu mối giao thông thủy - bộ quan trọng vùng Đồng bằng sông Cửu Long và nằm giữa các trục giao thông trọng điểm, tạo điều kiện giao thương thuận lợi, thúc đẩy thương mại, dịch vụ phát triển.
Thành phố Ngã Bảy đã được công nhận đô thị loại III năm 2015 và trở thành thành phố trực thuộc tỉnh vào năm 2020. Đây là dấu mốc quan trọng, mở ra cơ hội bứt phá, thay đổi toàn diện bộ mặt đô thị, đẩy nhanh quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế, thu hút đầu tư”. Thành phố Ngã Bảy còn được biết đến là nơi hội tụ của 7 dòng kênh lớn, tạo nên hình ảnh độc đáo, đặc biệt là địa danh Chợ nổi Ngã Bảy được nhiều du khách biết đến qua bài vọng cổ “Tình anh bán chiếu” của cố Soạn giả Viễn Châu.
Với chủ đề “Thành phố Ngã Bảy - Những dòng sông nhớ”, “Ngày hội du lịch và xúc tiến đầu tư” thành phố Ngã Bảy lần đầu tiên được tổ chức nhằm quảng bá hình ảnh vùng đất, con người, bản sắc văn hoá, hoạt động du lịch và ẩm thực đặc trưng của thành phố Ngã Bảy. Đồng thời, tạo điều kiện để cơ quan quản lý Nhà nước, nhà đầu tư, doanh nghiệp gặp gỡ, trao đổi về tình hình phát triển kinh tế - xã hội nói chung và các dự án tiềm năng đầu tư phát triển trong các lĩnh vực đô thi, hạ tầng cụm công nghiệp, thương mại – dịch vụ, du lịch, giáo dục, y tế… nói riêng trên địa bàn thành phố; từ đó, thiết lập quan hệ liên kết, hợp tác, đầu tư tại thành phố Ngã Bảy.
Trong những năm qua, kinh tế - xã hội của thành phố Ngã Bảy ngày càng phát triển. Kết cấu hạ tầng được đầu tư đồng bộ, diện mạo đô thị ngày càng khang trang, hiện đại. Thương mại, dịch vụ trở thành ngành kinh tế chủ lực. Ngã Bảy cũng là đơn vị cấp huyện đầu tiên của tỉnh Hậu Giang hoàn thành Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới với 100% xã đạt tiêu chí nông thôn mới nâng cao, và chiều 27/6 Hội đồng thẩm định, xét công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới cấp tỉnh đã bỏ phiếu thống nhất trình UBND tỉnh ra quyết định công nhận xã Tân Thành đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu năm 2024, 100% xã của thành phố đều đạt tiêu chí nông thôn mới kiểu mẫu. Các phường đang nỗ lực xây dựng các tuyến phố văn minh, nâng chất các tiêu chí để sớm đạt chuẩn phường đô thị văn minh. Đây là tiền đề để thành phố tiếp tục đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển theo hướng đô thị năng động, văn minh, hiện đại và bền vững.
Hoạt động diễn ra tại “Ngày hội du lịch và xúc tiến đầu tư” thành phố Ngã Bảy, nhân dân và du khách được tham gia các hoạt động trải nghiệm, giao lưu với nghệ nhân sáng tạo nhiều cây đờn “có một không hai” tại “Không gian văn hóa - du lịch”; được thưởng thức các món ăn, trái cây của quê hương Ngã Bảy tại “Không gian ẩm thực - miệt vườn”; được tham quan “Không gian xúc tiến đầu tư” giới thiệu các dự án quy hoạch phát triển kinh tế -xã hội của thành phố, các chính sách ưu đãi dành cho nhà đầu tư và chương trình văn nghệ đặc biệt “Tình anh bán chiếu”. Ngày hội “Du lịch và xúc tiến đầu tư” còn tổ chức Chương trình Famtrip để khảo sát, giới thiệu điểm đến và sản phẩm du lịch đặc trưng của thành phố Ngã Bảy, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp lữ hành trong và ngoài tỉnh Hậu Giang đến khảo sát, kết nối và khai thác các chương trình du lịch.
Thành phố Ngã Bảy mong muốn các doanh nghiệp du lịch - dịch vụ chú trọng đầu tư xây các chương trình tour, tuyến chất lượng, đa dạng về sản phẩm, dịch vụ… để thu hút du khách đến với Ngã Bảy. Đồng thời, phát huy vai trò của doanh nghiệp trong việc kết nối, xây dựng các sản phẩm du lịch hấp dẫn, độc đáo; thúc đẩy các hoạt động xúc tiến đầu tư vào du lịch, tạo cơ hội hợp tác, liên kết phát triển giữa doanh nghiệp và địa phương trong nhiều lĩnh vực khác.
Lễ khai mạc diễn ra với chương trình nghệ thuật phong phú, gồm 2 cảnh (Chợ nổi Ngã Bảy và Đám cưới miền Tây). Hoạt cảnh tái hiện chợ nổi Ngã Bảy và bài ca cổ vang bóng một thời “Tình anh bán chiếu”. Hoạt cảnh đám cưới miền Tây sông nước, cảnh rước dâu trên sông nước đưa du khách tìm hiểu kỹ hơn về đời sống văn hóa Đồng bằng sông Cửu Long nói chung và thành phố Ngã Bảy, Hậu Giang nói riêng.
Đề tài Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch Mẫu Sơn, Lạng Sơn do Phạm Thu Hương (Trung tâm Giáo dục Quốc phòng An ninh - Trường Đại học Hải Phòng) thực hiện.
Xem chi tiếtBài viết nghiên cứu "Quy chế pháp lý về sử dụng đất trong các khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu kinh tế - Một số điểm mới của Luật Đất đai năm 2024 và bình luận" do ThS. Nguyễn Ngọc Biện Thùy Hương (Giảng viên Khoa Luật - Trường Đại học Văn Lang) thực hiện.
Xem chi tiếtĐề tài Phát triển du lịch Đà Nẵng đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045 do ThS. Nguyễn Hương Liên (Khoa Du lịch và Khách sạn, Trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật công nghiệp) thực hiện.
Xem chi tiết(CHG) Trong những năm gần đây, thị trường mỹ phẩm tại Việt Nam đã chứng kiến sự bùng nổ mạnh mẽ với sự xuất hiện của nhiều sản phẩm nội địa. Tuy nhiên, một nghịch lý khá “thú vị” đang tồn tại: nhiều sản phẩm mỹ phẩm được sản xuất tại Việt Nam, bán qua các đội nhóm, hội nhóm, trung tâm thẩm mỹ, trung tâm spa, bán trực tuyến… có giá rất cao, thế nhưng nhiều sản phẩm lại không minh bạch thông tin, quảng cáo quá sự thật, có dấu hiệu kém chất lượng, lừa dối người tiêu dùng, thậm chí chứa chất cấm. Bài viết không nêu cụ thể những đơn vị, cá nhân, tổ chức, cũng như hình ảnh cụ thể về sản phẩm liên quan đến nghịch lý đang tồn tại trong nghành sản, xuất kinh doanh mỹ phẩm. Bài viết cũng không so sánh cụ thể về giá cả, chất lượng của các thương hiệu mỹ phẩm với nhau, cũng như quy chụp ngành sản xuất mỹ phẩm trong nước. Bài viết đưa ra góc nhìn khoa học, phản biện về những thực trạng đang tồn tại trong ngành sản xuất, kinh doanh mỹ phẩm tại Việt Nam, một số "con sâu làm rầu nồi canh".
Xem chi tiếtBài nghiên cứu "Một số đề xuất điều chỉnh pháp luật về đất xây dựng công trình ngầm Việt Nam, gợi mở từ kinh nghiệm của Singapore và Nhật Bản" do Hồ Hoàng Thu Lê, Hồ Nguyễn Kim Anh, Nguyễn Thanh Long, Huỳnh Hoàng Thuận (Sinh viên Khoa Luật, Trường Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia - Hồ Chí Minh) thực hiện.
Xem chi tiết