(CHG) Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - NN&PTNT) cho biết, cùng với các loại quả khác như thanh long, dưa hấu, vải, nhãn, chuối, sầu riêng phía Trung Quốc đã đồng ý nhập khẩu quả chanh leo của Việt Nam.
Sau gần 6 năm đàm phán, phía Trung Quốc đã đồng ý nhập khẩu thí điểm quả chanh leo Việt Nam từ ngày 1/7/2022. Bà Nguyễn Thị Thu Hương - Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT) cho hay, trước mắt Tổng cục Hải quan Trung Quốc sẽ cho phép nhập khẩu quả chanh leo tươi của Việt Nam qua 7 cửa khẩu thuộc tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc): Hữu Nghị quan; Pò Chài; Ga Đường sắt Bằng Tường; Bằng Tường, Đông Hưng, Long Bang và Thủy Khẩu.
Bên cạnh đó, Tổng cục Hải quan Trung Quốc cũng đề nghị các vùng trồng, cơ sở đóng gói chanh leo phải được đăng ký và phê duyệt bởi Tổng cục Hải quan Trung Quốc và Cục Bảo vệ thực vật. Sau đó, căn cứ vào kết quả xuất khẩu thí điểm, hai bên sẽ tiến hành đánh giá tình hình xuất nhập quả chanh leo tươi của Việt Nam để làm cơ sở tiến tới ký kết nghị định thư chính thức về kiểm dịch thực vật đối với quả chanh leo Việt Nam.
![]() |
Trung Quốc chính thức đồng ý nhập khẩu quả chanh leo Việt Nam |
Tại Việt Nam, hiện nay có 46 địa phương trồng và sản xuất chanh leo với hơn 6.000ha, sản lượng đạt hơn 111.000 tấn/năm, năng suất bình quân đạt 22,67 tấn/ha. Dự kiến, giai đoạn năm 2025 - 2030, cả nước ổn định diện tích chanh leo từ 12.000 - 15.000ha, sản lượng quả tươi đạt 300.000 - 400.000 tấn/năm.
Các vùng trồng chanh leo Việt Nam muốn xuất khẩu sang Trung Quốc đều phải thực hiện theo quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (GAP), áp dụng quản lý dịch hại tổng hợp (IPM)… Phía Trung Quốc cũng đặt ra những yêu cầu về quản lý cơ sở đóng gói, bao bì quy cách đóng gói rất nghiêm ngặt...
Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt tỉnh Sơn La - ông Dương Gia Định chia sẻ, việc chanh leo xuất khẩu được sang thị trường Trung Quốc là tín hiệu đáng mừng. Tuy nhiên để giữ và phát triển được thị trường chắc chắn sẽ còn gặp khó khăn hơn rất nhiều. Chanh leo cần có mã số vùng trồng, mà người sản xuất, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số, do nhận thức còn hạn chế nên việc trồng trọt, chăm sóc theo tiêu chuẩn GAP vẫn gặp nhiều khó khăn. Mặt khác, các cơ sở đóng gói trên địa bàn nhưng không nhiều đơn vị đạt yêu cầu.
Do đó, Cục Bảo vệ thực vật cần có các hoạt động để hỗ trợ xuất khẩu chanh leo sang Trung Quốc như rà soát lại các vùng trồng, cơ sở đóng gói mà trước đây đã chuẩn bị, trên cơ sở hướng dẫn của phía Trung Quốc. Sau đó, hai bên sẽ thống nhất lại danh sách mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói xuất khẩu sang Trung Quốc.
Chanh leo hay còn gọi là chanh dây - loại quả được trồng phổ biến ở nước ta, thậm chí còn được trồng thành vùng chuyên canh hàng hoá lớn để phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Phần lớn trên thị trường chỉ có chanh leo vỏ tím, ăn chua, thường được mua về để làm sinh tố, pha nước uống, nước sốt, làm bánh... khi chế biến hay pha chế đều phải cho thêm đường để giảm bớt vị chua. Bởi vì trong chanh leo có nhiều vitamin và khoáng chất rất tốt cho cơ thể nên loại quả này người tiêu dùng cực kỳ yêu thích.
Bài báo "Tác động của đạo đức trí tuệ nhân tạo, thái độ và nhận thức đến hành vi sử dụng ChatGPT" do MBA. Nguyễn Lý Trường An - MBA. Trương Thị Cẩm Vân - MBA. Võ Phương Chi - TS. Lượng Văn Quốc (Khoa Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Tài chính – Marketing) thực hiện.
Xem chi tiếtBài báo nghiên cứu "Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu trái dừa sang thị trường Châu Âu" do TS. Nhan Cẩm Trí (Trường Đại học Kinh tế - Tài chính Thành phố Hồ Chí Minh) thực hiện.
Xem chi tiếtBài báo "Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong tái lập tín hiệu điện tâm đồ" do Nguyễn Thị Thu Hồng (Khoa Ứng dụng phần mềm, Trường Cao đẳng FPT Thành phố Hồ Chí Minh) và Trương Quốc Trí* (Tác giả liên hệ: tri.truong@vlu.edu.vn, Khoa Kỹ thuật Cơ - Điện và Máy tính, Trường Đại học Văn Lang) thực hiện.
Xem chi tiếtĐề tài Phân tích một số kết quả hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập tại tỉnh Bình Dương do ThS. Phan Thị Cẩm Giang (NCS Học viện Hành chính Quốc gia- Giảng viên Khoa Quản lý Kinh tế Xã hội - Phân viện Học viện Hành chính tại TP. Hồ Chí Minh) thực hiện.
Xem chi tiếtBài báo nghiên cứu "Phát triển bền vững các khu công nghiệp ở Việt Nam và vai trò của thu hút FDI" do ThS. Đào Thị Việt Hằng (Đại học Bách Khoa Hà Nội) thực hiện.
Xem chi tiết