(CHG) Ngày 30/10, tại Trung tâm Đổi mới Sáng tạo Quốc gia Hòa Lạc (Thạch Thất, Hà Nội), Hiệp hội Blockchain Việt Nam (VBA) tổ chức hội thảo “Thúc đẩy Đổi mới Sáng tạo và Quản trị rủi ro trong Ứng dụng blockchain”. Tại hội thảo đã diễn ra lễ ký kết Biên bản ghi nhớ giữa Quỹ chống hàng giả (ACF) và Hiệp hội Blockchain Việt Nam.
Phát biểu khai mạc Hội thảo, Ông Hoàng Văn Huây, Nguyên Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, Chủ tịch Hiệp hội Blockchain Việt Nam cho biết: “Thúc đẩy ứng dụng blockchain đã được chứng minh là điều cần làm và thực sự mang lại những kết quả đáng kể trong tiến trình Đổi mới Sáng tạo và Cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Trong tiến trình này, đào tạo blockchain được coi là chìa khóa quan trọng, góp phần thay đổi nhận thức toàn diện, giúp nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng và hội nhập nhanh chóng với thế giới. Bên cạnh đó, việc quản trị rủi ro cũng cần được các cơ quan nhà nước, các doanh nghiệp, cá nhân coi trọng, nhằm đảm bảo việc ứng dụng công nghệ blockchain đạt được các lợi ích như mong muốn, tránh được các rủi ro về chi phí đầu tư, vận hành không đáng có.”
Các đại biểu dự hội thảo - Ảnh: Tuấn Anh
Diễn biến trong nền kinh tế cho thấy, tổng tài sản mã hóa sẽ đạt mốc 16.000 tỷ USD vào năm 2030, tương đương 10% tổng GDP của tất cả các quốc gia toàn cầu, theo báo cáo của BCG (Boston Consultant Group). Nếu coi đây là 1 nền kinh tế thì nền kinh tế này có thể đứng thứ 3 thế giới, chỉ sau Trung Quốc, Mỹ và tương đương quy mô của nhiều cường quốc khác như Nhật, Hàn Quốc, Anh, Pháp cộng lại. Tại hội thảo, các chuyên gia đã chia sẻ, thảo luận sâu về vai trò của Blockchain trong tiến trình Đổi mới Sáng tạo và các ứng dụng nổi bật, các hoạt động của sàn giao dịch tập trung, phi tập trung và các ứng dụng Regtech đảm bảo tính tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp blockchain. Đặc biệt, tại buổi hội thảo, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã ký kết Biên bản Ghi nhớ (MOU) với Quỹ chống hàng giả về thúc đẩy Công nghệ Blockchain trong tăng cường hiệu quả của công tác kiểm tra, giám sát và chống hàng giả.
Lễ ký kết Biên bản Ghi nhớ giữa ông Nguyễn Đức Lợi (phải) chủ tịch Quỹ chống hàng giả (AFC) và đại diện phía Hiệp hội Blockchain Việt Nam - Ảnh: Tuấn Anh
Hội thảo lần này được tổ chức trong khuôn khổ Triển lãm Quốc tế Đổi mới Sáng tạo 2023 do Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì tại Trung tâm Đổi mới Sáng tạo Quốc gia Hòa Lạc, Hà Nội. Chương trình có sự tham gia của đại diện nhiều cơ quan Quốc hội, Chính phủ, Viện nghiên cứu Lập pháp, Liên hiệp các hội UNESCO Việt Nam, Thành Đoàn Hà Nội, Hiệp hội chống Hàng giả và Bảo vệ Thương hiệu TP Hà Nội, các trường Đại học Ngoại thương, Ngân hàng, Bách khoa Hà Nội, ĐH Quốc gia Hà Nội, các đơn vị giáo dục uy tín, các doanh nghiệp công nghệ - tài chính - pháp lý, các startup, quỹ đầu tư, cá nhân trong và ngoài nước như AlphaTrue, AC Communications, Onyx, Spores Network,...
Bài báo "Tác động của đạo đức trí tuệ nhân tạo, thái độ và nhận thức đến hành vi sử dụng ChatGPT" do MBA. Nguyễn Lý Trường An - MBA. Trương Thị Cẩm Vân - MBA. Võ Phương Chi - TS. Lượng Văn Quốc (Khoa Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Tài chính – Marketing) thực hiện.
Bài báo nghiên cứu "Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu trái dừa sang thị trường Châu Âu" do TS. Nhan Cẩm Trí (Trường Đại học Kinh tế - Tài chính Thành phố Hồ Chí Minh) thực hiện.
Bài báo "Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong tái lập tín hiệu điện tâm đồ" do Nguyễn Thị Thu Hồng (Khoa Ứng dụng phần mềm, Trường Cao đẳng FPT Thành phố Hồ Chí Minh) và Trương Quốc Trí* (Tác giả liên hệ: tri.truong@vlu.edu.vn, Khoa Kỹ thuật Cơ - Điện và Máy tính, Trường Đại học Văn Lang) thực hiện.
Đề tài Phân tích một số kết quả hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập tại tỉnh Bình Dương do ThS. Phan Thị Cẩm Giang (NCS Học viện Hành chính Quốc gia- Giảng viên Khoa Quản lý Kinh tế Xã hội - Phân viện Học viện Hành chính tại TP. Hồ Chí Minh) thực hiện.
Bài báo nghiên cứu "Phát triển bền vững các khu công nghiệp ở Việt Nam và vai trò của thu hút FDI" do ThS. Đào Thị Việt Hằng (Đại học Bách Khoa Hà Nội) thực hiện.