Ủy ban Tư pháp Quốc hội đề nghị làm rõ trách nhiệm của Ủy ban Chứng khoán


(CHG) Hiện nay, thị trường chứng khoán có nhiều bất thường, xuất hiện tình trạng thao túng giá, làm giá và không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ công bố thông tin của một số doanh nghiệp hay công ty niêm yết. Ủy ban Tư pháp của Quốc hội đề nghị làm rõ trách nhiệm của Ủy ban Chứng khoán.

Thảo luận tại Phiên họp thứ 11 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, bà Lê Thị Nga - Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội cho biết, hiện nay thị trường chứng khoán có nhiều bất thường, xuất hiện tình trạng thao túng giá, làm giá và không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ công bố thông tin của một số doanh nghiệp đại chúng hay công ty niêm yết làm cho thị trường chứng khoán tăng trưởng thiếu bền vững, thiếu ổn định: “Chúng tôi đề nghị cần nghiên cứu để có giải pháp phù hợp. Bên cạnh trách nhiệm của các doanh nghiệp, cũng đề nghị làm rõ trách nhiệm của  Ủy ban Chứng khoán  trong việc để xảy ra tình trạng này”.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu tại Phiên họp thứ 11 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu tại Phiên họp thứ 11 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Bên cạnh đó, về thị trường trái phiếu, cần đánh giá cụ thể những rủi ro đối với  thị trường trái phiếu  doanh nghiệp thời gian qua. Trong đó cần làm rõ những rủi ro do các doanh nghiệp không có khả năng trả nợ đến hạn và cần có những giải pháp phù hợp. Thị trường chứng khoán và thị trường trái phiếu là hai vấn đề nóng thời gian qua.

Ngoài ra, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp cũng cho hay, về thị trường quyền sử dụng đất có dấu hiệu bất ổn. Hiện tượng những sai phạm trong đấu giá đất, hiện tượng môi giới bất động sản liên kết với nhau đẩy giá đất lên cao, gây sốt đất và làm bất ổn thị trường, chúng tôi đề nghị cần phải có giải pháp để giải quyết tình trạng này.

Trong việc sử dụng đất đai còn có lãng phí, nhiều nơi đất đai để lâu không đưa vào sử dụng. Khiếu nại, tố cáo về đất còn nhiều và diễn biến phức tạp. Hiện nay khiếu nại, tố cáo về đất chiếm gần 70% trong tổng số các khiếu nại” - bà Nga thông tin.

Bà Nguyễn Thị Thanh - Trưởng Ban Công tác đại biểu chia sẻ, có ý kiến cho rằng việc tổ chức cá nhân tăng cường đầu tư vào thị trường chứng khoán và bất động sản cho thấy cầu tiêu dùng yếu. Việc mở rộng sản xuất, kinh doanh kém hiệu quả, góp phần tạo thêm bong bóng giá chứng khoán và bất động sản.

Vừa qua Chính phủ đã có Hội nghị chỉ đạo về vấn đề trái phiếu doanh nghiệp, rủi ro tín dụng ngân hàng, chứng khoán. Tôi cũng cho rằng đây là nội dung đại biểu Quốc hội cũng như dư luận nhân dân quan tâm” - bà Nguyễn Thị Thanh cho hay.

Nhận định năm 2022, tình hình diễn biến rất bất thường về thị trường chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ dẫn chứng, sáng hôm qua giảm đến 54 điểm, chiều lại đảo chiều trở lại tăng lên dương. Ngày hôm kia giảm đến gần 60 điểm. Một phiên mà giảm đến hơn 4,4%.

Bất thường như thế các đồng chí thấy có yên tâm không. Phải đánh giá cho kỹ vấn đề này và đánh giá tác động của trái phiếu doanh nghiệp. Năm ngoái chúng ta để thị trường trái phiếu doanh nghiệp phát triển quá nóng” - Chủ tịch Quốc hội nói.

Chủ tịch Quốc hội yêu cầu làm rõ nguyên nhân vì sao để thị trường trái phiếu doanh nghiệp quá nóng như vậy?

Theo Chủ tịch Quốc hội, Luật Chứng khoán mới sửa, nghị định vừa ban hành, các đồng chí đã nói là không chặt chẽ, sơ hở thì ai chịu trách nhiệm chỗ này. Đừng đổ thừa cho khách quan, nhất là lỗi chủ quan phải quy được trách nhiệm chỗ này, cơ quan nào và đối tượng nào, ai chịu trách nhiệm chuyện này, chứ không thể nói chung chung.

Giải trình tại phiên họp, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái nói rõ thị trường vốn (cổ phiếu, trái phiếu), thị trường tiền tệ và thị trường bất động sản là "liên thông nhau".

Theo Phó thủ tướng, thị trường bất động sản chưa tiếp cận đến cung - cầu thật sự nên việc đầu cơ, mua bán, găm giữ… và vốn chảy vào thị trường này còn nhiều vấn đề.

Phó Thủ tướng cho biết Chính phủ đã đánh giá, chỉ đạo các bộ, ngành để làm sao kiểm soát được thị trường. Vì nếu không sẽ ảnh hưởng tới vĩ mô, đặc biệt là kiểm soát lạm phát sẽ bị ảnh hưởng rất lớn. “Chính phủ cũng đã giao Bộ Tài chính xin ý kiến Bộ Tư pháp thẩm định sửa Nghị định 153 quy định về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại thị trường trong nước và chào bán trái phiếu doanh nghiệp ra thị trường quốc tế”- Phó Thủ tướng nói.

Trong lúc chờ sửa Nghị định, Chính phủ yêu cầu theo dõi sát tình hình, báo cáo đầy đủ tổng lượng phát hành trái phiếu doanh nghiệp cũng như thị trường tiền tệ cho vay bất động sản, những khoản nào tới hạn. Còn khoản nào phát hành mới thì rà soát, đánh giá rủi ro để kiểm soát tốt nhất. “Thị trường vốn rất quan trọng, là kênh dẫn vốn trung và dài hạn. Vì vậy, Chính phủ sẽ cố gắng để kiểm soát để phát triển tốt thị trường này”- Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

Còn lại: 1000 ký tự
Khắc phục "khoảng trống" pháp lý trong xử lý tội sản xuất, buôn bán hàng giả

(CHG) TS. Nguyễn Thanh Mai, Trưởng bộ môn Kỹ năng tham gia giải quyết vụ án hình sự, Học viện Tư pháp, đã có những phân tích sâu sắc về hành vi khách quan của tội sản xuất, buôn bán hàng giả, cũng như những “vùng trống” pháp lý còn tồn tại trong Bộ luật Hình sự hiện hành.

Xem chi tiết
Tạp chí Điện tử Kỹ thuật Chống hàng giả và Gian lận thương mại tổ chức buổi gặp mặt nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam

(CHG) Ngày 21/6/2025, tại Hà Nội, Tạp chí điện tử Kỹ thuật Chống hàng giả và Gian lận thương mại (CHG) đã tổ chức buổi gặp mặt thân mật nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam. Đây là dịp để tri ân, ôn lại truyền thống vẻ vang của nền báo chí cách mạng, đồng thời khẳng định vai trò, sứ mệnh và trách nhiệm xã hội của Tạp chí trong công cuộc phòng, chống hàng giả, gian lận thương mại và buôn lậu trong thời kỳ mới.

Xem chi tiết
100 năm Báo chí cách mạng Việt Nam, từ ngọn đèn nhỏ đến ngọn lửa thời đại

(CHG) Ngày 21/6/1925, tờ báo Thanh Niên do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc sáng lập đã chính thức ra đời, đánh dấu sự khai sinh của nền báo chí cách mạng Việt Nam. Từ đó đến nay, 100 năm đã trôi qua, một thế kỷ của bản lĩnh, dấn thân, sáng tạo và đồng hành cùng dân tộc. Nhìn lại chặng đường vẻ vang ấy, chúng ta không chỉ tri ân những người làm báo qua các thời kỳ mà còn thấy rõ vai trò của báo chí trong việc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và chấn hưng đất nước trong thời kỳ mới.

Xem chi tiết
Báo chí cách mạng, ngòi bút kiên cường trên mặt trận chống hàng giả, gian lận thương mại

(CHG) Năm 2025 đánh dấu một cột mốc lịch sử đặc biệt: tròn 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam. Trên hành trình một thế kỷ đồng hành cùng sự nghiệp cách mạng, phát triển và bảo vệ Tổ quốc, báo chí cách mạng Việt Nam không chỉ là “vũ khí tư tưởng” sắc bén, mà còn là tuyến đầu trong nhiều cuộc đấu tranh không tiếng súng. Đặc biệt, trong bối cảnh hàng giả, hàng nhái, gian lận thương mại và buôn lậu ngày càng tinh vi, báo chí tiếp tục phát huy vai trò tiên phong, trở thành cánh tay nối dài của các lực lượng chức năng, cùng xã hội xây dựng môi trường kinh doanh lành mạnh, bảo vệ quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng.

Xem chi tiết
“Tiền phạt như một phần chi phí kinh doanh”, báo động về tư duy làm ăn phi pháp

(CHG) Tại buổi họp báo về tình hình kinh tế, xã hội TP HCM chiều 5/6/2025, câu phát biểu ngắn gọn nhưng đầy trăn trở của ông Nguyễn Quang Huy, Chi cục phó Quản lý thị trường TP HCM đã gây chú ý mạnh mẽ trong dư luận: “Nhiều tiểu thương coi tiền phạt như một phần chi phí kinh doanh”.

Xem chi tiết
2
2
2
3