Vấn đề bằng chứng trong giải quyết tranh chấp tại WTO và hàm ý với Việt Nam


Kể từ khi ra đời, cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO được đánh giá là khá hiệu quả trong việc giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia, thậm chí còn được đánh giá là cơ chế giải quyết tranh chấp quốc tế thành công nhất trong lịch sử thế giới[1], là “viên ngọc quý trên vương miện”[2]. Bài viết nghiên cứu các quy định điều chỉnh về vấn đề bằng chứng trong giải quyết tranh chấp tại WTO cũng như vấn đề bằng chứng trong thực tiễn xét xử của tổ chức này, đồng thời tác giả nêu ra một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam, qua đó giúp Việt Nam có những bằng chứng hiệu quả hơn trong các tranh chấp tại WTO.
Từ khóa: bằng chứng, giải quyết tranh chấp, Ban hội thẩm, Cơ quan phúc thẩm, WTO, DSU.
1. Quy định điều chỉnh về vấn đề bằng chứng trong giải quyết tranh chấp tại WTO
Nội dung về trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp trong WTO được quy định tại Thoả thuận về quy tắc và thủ tục giải quyết tranh chấp (Dispute Settlement Understanding – DSU). DSU có rất ít các quy tắc để hướng dẫn Ban hội thẩm thu thập và đánh giá bằng chứng, phần lớn những quy định này chỉ được đề cập một cách khái quát. Các yêu cầu về bằng chứng được đề cập trong các Điều 3.7, Điều 3.8, Điều 11, Điều 13 và đoạn 4 phụ lục 3 của DSU.
Điều 3.7 DSU quy định: “Trước khi khởi kiện, Thành viên phải tự xem xét, đánh giá là liệu việc khiếu kiện theo những thủ tục này có kết quả không...”. Điều khoản này yêu cầu tất cả các bên bị thiệt hại phải xem xét, đánh giá bằng chứng trước khi vụ việc có thể được trao đổi trong phiên điều trần của Ban hội thẩm. Do đó, nghĩa vụ chứng minh thuộc về thành viên khởi kiện.
Khi Ban hội thẩm được thành lập và nhận thấy bên nguyên đơn đã xem xét, đánh giá đầy đủ bằng chứng, Ban hội thẩm sẽ triệu tập bên bị đơn để trả lời khiếu nại. Điều 3.8 DSU nhấn mạnh: “Trong trường hợp có sự vi phạm các nghĩa vụ theo quy định của một hiệp định có liên quan, thì vụ kiện phải được coi là có chứng cứ ban đầu rõ ràng về việc triệt tiêu hoặc xâm hại...”. Quy định này khẳng định, bên nguyên đơn khi đã có đầy đủ bằng chứng, sẽ tự động dẫn đến giả định bên bị đơn đã vi phạm các quy định của WTO, và do đó, bên bị đơn sẽ phải đưa ra đầy đủ bằng chứng để bác bỏ khiếu nại.
Đối với việc đánh giá bằng chứng, Điều 11 DSU quy định: “Ban hội thẩm cần phải đánh giá một cách khách quan [...] các tình tiết của vụ việc và khả năng áp dụng và sự phù hợp với các hiệp định có liên quan”.
Trong quá trình giải quyết tranh chấp tại WTO, Ban hội thẩm cần thu thập thông tin để đưa ra những nhận định trong báo cáo của mình, loại thông tin Ban hội thẩm được thu thập được quy định tại Điều 13 DSU: “Mỗi ban hội thẩm đều phải có quyền tìm kiếm thông tin và tư vấn kỹ thuật từ bất cứ cá nhân hoặc cơ quan nào mà ban hội thẩm coi là phù hợp... Ban hội thẩm có thể tìm kiếm thông tin từ bất kỳ nguồn nào có liên quan...”. Do đó, loại thông tin mà Ban hội thẩm được thu thấp rất đa dạng. Các bằng chứng được đệ trình lên Ban hội thẩm có những loại cơ bản sau: Các văn bản của chính phủ hoặc ngoài chính phủ; Các bản tuyên thệ và lời khai; Nhận định và lời khai trực tiếp được trình bày trước Ban hội thẩm; Các nhóm chuyên gia; Vật chứng, bằng chứng mô tả.[3] Các bằng chứng phải được đệ trình cho Ban hội thẩm trước khi cuộc họp đầu tiên của Ban hội thẩm được tiến hành.[4]
Ngoài ra, các quy tắc không đề cập rõ ràng các tiêu chuẩn bằng chứng. Ban hội thẩm quyết định vấn đề này trên cơ sở từng tranh chấp cụ thể, do đó, điều này dẫn đến khả năng một vấn đề tương tự có thể có những cách giải quyết khác nhau[5].
Nhìn bề ngoài, các quy định về bằng chứng của DSU có vẻ ngắn gọn và rõ ràng, tuy nhiên, các quy định này không nêu rõ các tiêu chuẩn của bằng chứng. Điều này ngụ ý Ban hội thẩm có toàn quyền xác định xem liệu bằng chứng mà quốc gia bị thiệt hại đệ trình có đáp ứng yêu cầu không. Vì vậy, Ban hội thẩm và AB phải thiết lập các quy tắc liên quan đến bằng chứng thông qua thực tiễn trong quá trình giải quyết tranh chấp.
2. Vấn đề bằng chứng trong thực tiễn xét giải quyết tranh chấp tại WTO
 
Nghĩa vụ chứng minh trong giải quyết tranh chấp tại WTO
Quy tắc chứng minh trong giải quyết tranh chấp tại WTO
Ban hội thẩm và Cơ quan phúc thẩm (Appellate Body – AB) của WTO thừa nhận, khái niệm về nghĩa vụ chứng minh được ngầm định trong hệ thống giải quyết tranh chấp của WTO. Theo thông lệ của các tòa án quốc tế khác nhau, AB xác định quy tắc bằng chứng được thiết lập thông qua thực tiễn xét xử.[6] Có 2 quy tắc bằng chứng được thiết lập thông qua thực tiễn xét xử trong giải quyết tranh chấp tại WTO: (i) Bên khiếu nại phải chứng minh được hành vi vi phạm mà bên khiếu nại cáo buộc; (ii) Biên viện dẫn ngoại lệ hoặc biện hộ phải chứng minh điều đó.[7]
(i) Bên khiếu nại phải chứng minh được hành vi vi phạm mà bên khiếu nại cáo buộc:
Quy tắc này được xác nhận trong các báo cáo của Ban hội thẩm Japan – Alcohol và India - Patent; báo cáo của AB trong tranh chấp US - Shirts and Blouses.
Ban hội thẩm trong tranh chấp Japan - Alcohol đã lưu ý rằng: “...bên khiếu nại có nghĩa vụ chứng minh rằng sản phẩm liên quan là sản phẩm tương tự, và các sản phẩm nhập khẩu bị đánh thuế cao hơn sản phẩm trong nước”[8]; “...bên khiếu nại có nghĩa vụ chứng minh các sản phẩm liên quan có tính cạnh tranh trực tiếp hoặc có thể thay thế; và các sản phẩm nước ngoài bị đánh thuế theo cách thức bảo vệ sản xuất trong nước”[9].
Trong tranh chấp US - Shirts and Blouses, khi đề cập đến nghĩa vụ chứng minh, AB đã khẳng định rằng: “...một bên khiếu nại Thành viên khác vi phạm một điều khoản của Hiệp định WTO phải khẳng định và chứng minh khiếu nại của mình”[10].
(ii) Bên viện dẫn ngoại lệ hoặc biện hộ phải chứng minh điều đó
Bên viện dẫn một điều khoản là ngoại lệ chịu trách nhiệm chứng minh, các điều kiện trong quy định của ngoại lệ được đáp ứng. Phán quyết của AB trong tranh chấp US - Shirts and Blouses khẳng định: “...bên viện dẫn một điều khoản được xác định là ngoại lệ phải cung cấp bằng chứng rằng các điều kiện đặt ra trong điều khoản đó được đáp ứng...”[11]. Quy tắc này cũng được khẳng định tại báo cáo của Ban hội thẩm và Cơ quan phúc thẩm trong tranh chấp US - Gasoline[12], báo cáo của Ban hội thẩm trong tranh chấp US - Underwear[13] và Canada - Periedicals.
Quy tắc “prima facie” trong giải quyết tranh chấp tại WTO
               Ban hội thẩm của WTO đã mượn mô hình “prima facie” trong hệ thống Common Law, nhưng cách áp dụng, quy tắc khác biệt rõ rệt so với cách các thẩm phán của Common Law áp dụng[14]. AB đã làm rõ bên có nghĩa vụ chứng minh phải đưa ra đủ bằng chứng để thiết lập một “prima facie” (một giả định) những gì được tuyên bố là đúng. Khi “prima facie” được đưa ra, trách nhiệm chứng minh chuyển sang bên kia, bên này sẽ thất bại trừ khi nộp đủ bằng chứng để bác bỏ yêu cầu bồi thường, do đó bác bỏ giả định ban đầu trong “prima facie”.[15]
               Theo quy định của WTO, các bên bị vi phạm phải thiết lập một trường hợp “prima facie” trước khi Ban hội thẩm có thể yêu cầu bên vi phạm trả lời. Quy tắc liên quan đến “prima facie” ngụ ý, bên bị thiệt hại phải đưa ra bằng chứng đủ để thuyết phục Ban hội thẩm rằng họ có quyền được hưởng các biện pháp khắc phục trước khi nghĩa vụ chứng minh có thể chuyển sang bên vi phạm. Nghĩa vụ chứng minh sẽ không chuyển từ bên bị thiệt hại sang bên vi phạm nếu Ban hội thẩm không đồng ý bên bị vi phạm đã trút bỏ gánh nặng bằng chứng.              
               AB thông qua án lệ đã sử dụng khái niệm về prima facie để đặt ra nghĩa vụ chứng minh trong giải quyết tranh chấp tại WTO. Một bên khiếu nại không thể trình bày prima facie sẽ có nguy cơ thất bại trong khiếu kiện của mình.[16] Bên đưa ra khẳng định có nghĩa vụ chứng minh, nếu bên đó đưa ra đủ bằng chứng để đưa ra giả định, những gì họ tuyên bố là đúng thì gánh nặng bằng chứng sẽ chuyển sang bên còn lại.[17] Các tranh chấp điển hình trong WTO đề cập đến prima facie gồm có US – Shirts and Blouses[18], India – Patent[19], EC – Hormones[20]. Trong EC - Hormones, AB làm rõ rằng tiêu chuẩn này sẽ được áp dụng cho tất cả các thủ tục tố tụng của WTO và nhấn mạnh: thứ nhất, prima facie được áp dụng trong mọi trường hợp; thứ hai, prima facie phải được thiết lập trước khi bên bị đơn yêu cầu bác bỏ[21].
Tiêu chuẩn của bằng chứng trong giải quyết tranh chấp tại WTO
Để quá trình giải quyết tranh chấp được hiệu quả, minh bạch, việc làm rõ tiêu chuẩn của bằng chứng là cần thiết, nhưng WTO dường như không chú ý đến điều này.[22] Tiêu chuẩn của bằng chứng được thiết lập trong quá trình giải quyết tranh chấp tại WTO được định nghĩa là sự cân bằng của các khả năng và xây dựng khái niệm này dưới dạng “trạng thái cân bằng”. Trạng thái cân bằng có nghĩa là chất lượng hoặc số lượng phân bố đồng đều[23], bằng chứng do cả 2 bên đưa ra có khả năng chính xác và giá trị thuyết phục ngang nhau. Do đó, nếu Ban hội thẩm nhận thấy, các chứng cứ ở trạng thái cân bằng, bên nguyên đơn (bên chịu trách nhiệm thuyết phục) sẽ thua kiện[24].
Việc xác định tiêu chuẩn bằng chứng ở trạng thái cân bằng lần đầu tiên xuất hiện trong Báo cáo của Ban hội thẩm trong tranh chấp US - Section 301 Trade Act được thông qua vào năm 1999[25]. Ban hội thẩm trong tranh chấp US - 1916 Act đã thông qua tiêu chuẩn tương tự[26]nhưng đi xa hơn một chút trong việc phân biệt nghĩa vụ chứng minh với tiêu chuẩn chứng minh [27].Trong giai đoạn 2000 - 2003, tiêu chuẩn “trạng thái cân bằng” tiếp tục được thông qua trong một tranh chấp khác.[28]
               Tuy nhiên, việc xác định tiêu chuẩn bằng chứng trong giải quyết tranh chấp tại WTO không phải là điều dễ dàng. Điều này được lý giải bởi những lý do sau: (i) DSU không điều khoản nào quy định về tiêu chuẩn bằng chứng; (ii) có những cách tiếp cận khác nhau đối với tiêu chuẩn chứng cứ trong hệ thống Common Law và Civil Law, và không có tuyên bố rõ ràng về vấn đề này từ Tòa án Công lý Quốc tế; (iii) chưa có bên tranh chấp nào yêu cầu AB tuyên bố một tiêu chuẩn chung về chứng cứ áp dụng trong thủ tục giải quyết tranh chấp của WTO; và (iv) các hiệp định của WTO có một số điều khoản thiết lập các tiêu chuẩn cụ thể cho các vấn đề cụ thể.[29] Do đó, vấn đề về tiêu chuẩn bằng chứng vẫn còn là nội dung cần được làm rõ thông qua những tranh chấp trong thời gian tới.
3. Một số hàm ý đối với Việt Nam
Từ những nghiên cứu trên đây khi nghiên cứu về vấn đề bằng chứng trong giải quyết tranh chấp tại WTO, có thể rút ra một số hàm ý với Việt Nam:
Thứ nhất, Việt Nam cần xác định trong quá trình giải quyết tranh chấp, khi Việt Nam đưa ra các lập luận, cho dù với vai trò là nguyên đơn hay bị đơn, Việt Nam đều phải có bằng chứng chứng minh cho các luận điểm của mình.
Thứ hai, nếu chính sách của Việt Nam có viện dẫn đến các ngoại lệ của WTO, Việt Nam cần chứng minh các ngoại lệ đó. Vì vậy, Việt Nam cần thường xuyên rà soát các quy định pháp luật, nếu nhận thấy tồn tại các quy định là một ngoại lệ, Việt Nam cần có những bước chuẩn bị để trong trường hợp bị khởi kiện tại WTO, chúng ta sẽ có đủ thông tin và lập luận chứng minh cho ngoại lệ đó.
Thứ ba, trong trường hợp Việt Nam là bên có nghĩa vụ chứng minh, Việt Nam cần thiết lập “prima facie” (tình huống giả định) một cách hiệu quả, khi đó, nghĩa vụ chứng minh sẽ được chuyển sang bên còn lại.
Thứ tư, mặc dù WTO không đưa ra các tiêu chuẩn cụ thể về bằng chứng, tuy nhiên, Việt Nam cũng cần lưu ý về “trạng thái cân bằng”, nếu Ban hội thẩm nhận thấy, các chứng cứ ở trạng thái cân bằng, bên nguyên đơn sẽ thua kiện. Vì vậy, nếu Việt Nam là bên nguyên đơn, Việt Nam cần có những bằng chứng đủ mạnh để có được với ưu thế so với bị đơn; và ngược lại, nếu Việt Nam bị khởi kiện, chỉ cần Việt Nam có những chứng cứ để đạt được trạng thái cân bằng thì ưu thế sẽ thuộc về Việt Nam.
4. Kết luận
Các quy tắc pháp lý liên quan đến bằng chứng trong giải quyết tranh chấp tại WTO luôn là một vấn đề phức tạp. Vì DSU không quy định một cách chi tiết và cụ thể về bằng chứng, do đó, việc xác định các quy tắc về bằng chứng và tiêu chuẩn của bằng chứng được thực hiện thông qua thực tiễn xét xử của Ban hội thẩm và AB của WTO. Hai quy tắc liên quan đến bằng chứng gồm có: (i) Bên khiếu nại phải chứng minh được hành vi vi phạm mà bên khiếu nại cáo buộc; (ii) Biên viện dẫn ngoại lệ hoặc biện hộ phải chứng minh điều đó; đồng thời bên có nghĩa vụ chứng minh phải đưa ra đủ bằng chứng để thiết lập một “prima facie” (một giả định) rằng những gì được tuyên bố là đúng. Do đó, Việt Nam cần phải lưu ý những điều này để việc thiết lập bằng chứng trong giải quyết tranh chấp tại WTO của Việt Nam được thực hiện một cách hiệu quả.
 
TÀI LIỆU TRÍCH DẪN:
[1] J. Bacchus (2004). Open Doors for Open Trade: Shining Light on WTO Dispute Settlement, Remarks to the National Foreign Trade Council, Washington DC, p. 5
[2] Arie Reich (2017). The effectiveness of the WTO dispute settlement system: A satistical analysis, EUI Working Papers LAW 2017/11, European University Insitute, p. 1
[3] Scott Andersen (2005). Administration of evidence in WTO dispute settlement proceedings, Key Issues in WTO Dispute Settlement: The First Ten Years, Cambridge University, p.184
[4] Đoạn 4 Phụ lục 3 DSU
[5] Mojtaba Kazaki (1996). Burden of Proof and Related Issues: A Study of Evidence before International Tribunals, Martinus Nijhoff Publishers, p. 328 - 329
[6] WTO (2023). Legal issues arising in WTO dispute settlement proceedings. Available at: https://www.wto.org/english/tratop_e/dispu_e/disp_settlement_cbt_e/c10s6p1_e.htm.
[7] Joost Pauwelyn (1998). Evidence, Proof and Persuasion in WTO dispute settlement: Who Bears the Burden?, Journal of International Economic Law 1, pg. 227 – 258; p. 235
[8] Panel Report, Japan – Alcohol (WT/DS8/R, WT/DS10/R, WT/DS11/R), 6.14, p. 108
[9] Panel Report, Japan – Alcohol (WT/DS8/R, WT/DS10/R, WT/DS11/R), 6.28, p. 116
[10] Appellate Body Report, United States – Measure Affecting Imports Of Woven Wool Shirts And Blouses From India, WT/DS33/AB/R (25 April 1997), p. 16
[11] Appellate Body Report, United States – Measure Affecting Imports Of Woven Wool Shirts And Blouses From India, WT/DS33/AB/R; p. 16
[12] Panel Report, United States — Standards for Reformulated and Conventional Gasoline (US – Gasoline), WT/DS2/R, 6.20
[13] Panel Report, United States – Restrictions on Imports of Cotton and Man – Made Fibre Underwear (US – Underwear), WT/DS24/R, 7.15 – 7.16:
[14] Michelle T. Grando (2009). Ediden, Proof and fact finding in WTO dispute settlement, Oxford University Press, p. 108
[15] WTO, Legal issues arising in WTO dispute settlement proceedings. Avaiable at: https://www.wto.org/english/tratop_e/dispu_e/disp_settlement_cbt_e/c10s6p1_e.htm.
[16] James Headen Pfitzer and Sheila Sabune (2009). Burden of Proof in WTO Dispute Settlement: Contemplating Preponderance of the Evidence, ICTSD Dispute Settlement and Legal Aspects of International Trade, Issue Paper No. 9, p. 10 - 11
[17] Appellate Body Report, United States – Measure Affecting Imports Of Woven Wool Shirts And Blouses From India, WT/DS33/AB/R (25 April 1997), p.14
[18] James Headen Pfitzer and Sheila Sabune (2009). Burden of Proof in WTO Dispute Settlement: Contemplating Preponderance of the Evidence, ICTSD Dispute Settlement and Legal Aspects of International Trade, Issue Paper No. 9, p. 12
[19] Appellate Body Report, India – Patent, WT/DS50/AB/R (19 December 1997), 74
[20] Appellate Body Report, EC – Hormones, WT/DS26/AB/R (16 January 1998); 109
[21] Appellate Body Report, EC – Hormones, para. 104, citing US – Shirts and Blouses, 14
[22] J. Barceló III (2009). "Burden of Proof, Prima Facie Case and Presumption in WTO Dispute Settlement",  Cornell International Law Journal Vol. 42, p. 41
[23] W.R. Trumble, A. Stevenson (2002). Shorter Oxford English Dictionary, 5th edn, Oxford University Press Vol. 1, p. 850.
[24] J. Barceló III (2009). Burden of Proof, Prima Facie Case and Presumption in WTO Dispute Settlement. Cornell International Law Journal Vol. 42, p. 42
[25] Panel Report, United States — Sections 301–310 of the Trade Act 1974 (WT/DS152/R), 2000, 7.14.
[26] Panel Reports, US – Anti-Dumping Act 1916 (WT/DS136/R), 2000, 6.25
[27] Panel Reports, US – Anti-Dumping Act 1916 (WT/DS136/R), 2000, 6.58 và Panel Reports, United States — Anti-Dumping Act of 1916 (WT/DS162/R), 2004, 6.57.
[28] Panel Reports, Argentina - Measures Affecting the Export of Bovine Hides and the Import of Finished Leather (WT/DS155/R), 2001, 11.12
Panel Reports, United States — Import Prohibition of Certain Shrimp and Shrimp Products (WT/DS58/R), 2001, 5.19
Panel Reports, United States — Section 211 Omnibus Appropriations Act of 1998 (WT/DS176/R), 2002, 8.18
Panel Reports, European Communities — Trade Description of Sardines (WT/DS231/R), 2003, 7.49
Panel Reports, United States — Rules of Origin for Textiles and Apparel Products (WT/DS243/R), 2003, 6.17
[29] Graham Cook (2012). Defining the Standard of Proof in WTO Dispute Settlement Proceedings: Jurists' Prudence and Jurisprudence, Journal of International Trade and Arbitration Law 50, p. 8.
 
Tài liệu tham khảo:
Báo cáo của Ban hội thẩm, Cơ quan phúc thẩm của WTO.
Appellate Body Report, US – Gasoline, WT/DS2/AB/R
Appellate Body Report, EC – Hormones, WT/DS26/AB/R, 16 January 1998
Appellate Body Report, US – Shirts and Blouses, WT/DS33/AB/R (25 April 1997)
Appellate Body Report, US – Measures Affecting the Cross-Border Supply of Gambling and Betting Services, WT/DS285/AB/R (7 April 2005)
Panel Report, US – Gasoline, WT/DS2/R
Panel Report, Japan – Alcohol (WT/DS8/R, WT/DS10/R, WT/DS11/R)
Panel Report, US – Underwear, WT/DS24/R
Panel Reports, United States — Import Prohibition of Certain Shrimp and Shrimp Products (WT/DS58/R), 2001,
Panel Report, Canada – Measures Affecting the Importation of Milk and the Exportation of Dairy Products (WT/DS103/R, WT/DS113/R), 1999
Panel Reports, US – Anti-Dumping Act 1916 (WT/DS136/R), 2000
Panel Report, United States — Sections 301–310 of the Trade Act 1974 (WT/DS152/R), 2000
Panel Report, Argentina - Measures Affecting the Export of Bovine Hides and the Import of Finished Leather (WT/DS155/R), 2001
Panel Reports, United States — Section 211 Omnibus Appropriations Act of 1998 (WT/DS176/R), 2002
Panel Reports, European Communities — Trade Description of Sardines (WT/DS231/R), 2003
Panel Reports, United States — Rules of Origin for Textiles and Apparel Products (WT/DS243/R), 2003
Sách, tạp chí và các tài liệu khác
Scott Andersen (2005). Administration of evidence in WTO dispute settlement proceedings, Key Issues in WTO Dispute Settlement: The First Ten Years, Cambridge University.
Bacchus (2004). Open Doors for Open Trade: Shining Light on WTO Dispute Settlement, Remarks to the National Foreign Trade Council, Washington DC.
Graham Cook (2012). Defining the Standard of Proof in WTO Dispute Settlement Proceedings: Jurists' Prudence and Jurisprudence, Journal of International Trade and Arbitration Law 50.
Michelle Grando (2009). Ediden, Proof and fact finding in WTO dispute settlement, Oxford University Press.
James Headen Pfitzer and Sheila Sabune (2009). Burden of Proof in WTO Dispute Settlement: Contemplating Preponderance of the Evidence, ICTSD Dispute Settlement and Legal Aspects of International Trade, Issue Paper No. 9.
Georg Nils Herlitz (1994). The Meaning of the Term "Prima Facie". Louisiana Law Review, 55 (2).
Mojtaba Kazaki (1996). Burden of Proof and Related Issues: A Study of Evidence before International Tribunals, Martinus Nijhoff Publishers.
Joost Pauwelyn (1998). Evidence, Proof and Persuasion in WTO dispute settlement: Who Bears the Burden?. Journal of International Economic Law 1.
Arie Reich (2017). The effectiveness of the WTO dispute settlement system: A satistical analysis, EUI Working Papers LAW 2017/11, European University Insitute, 2017.
WTO (2023). Legal issues arising in WTO dispute settlement proceedings. Avaiable at: https://www.wto.org/english/tratop_e/dispu_e/disp_settlement_cbt_e/c10s6p1_e.htm
 
The issue of evidence in the WTO’s dispute settlement
and recommendations for Vietnam
Master. Tran Thi Lien Huong
Foreign Trade University
Abstract:
Since its inception, the WTO's dispute settlement mechanism has been relatively effective in settling disputes between countries. Although it is considered one of the most successful international dispute settlement mechanisms in history, the issue of evidence is not explicitly covered by the Dispute Settlement Understanding (DSU). Consequently, the Panel and the Appellate Body (AB) had to define rules concerning evidence through their adjudication practices. This study analyzes the WTO’s regulations and practices relating to the issue of evidence in dispute settlement. The study also points out lessons for Vietnam, and the study is expected to help Vietnam effectively present evidence to the WTO in dispute settlement.
Keywords: evidence, dispute settlement, Panel, Appellate Body, WTO, DSU. 
 
 

Nguồn: Tạp chí công thương

Còn lại: 1000 ký tự
Giải pháp phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Tài chính ngân hàng

Đề tài Giải pháp phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Tài chính ngân hàng do ThS. Đặng Thu Trang (Khoa Tài chính – Ngân hàng & Bảo hiểm - Trường Đại học Kinh tế kỹ thuật công nghiệp) thực hiện.

Xem chi tiết
Nguồn vốn cho doanh nghiệp du lịch chuyển đổi số

Đề tài Nguồn vốn cho doanh nghiệp du lịch chuyển đổi số do ThS. Trần Thúy Nga (Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội) thực hiện.

Xem chi tiết
Nâng cao năng lực bảo vệ môi trường cho các doanh nghiệp ngành Công Thương khu vực Nam Trung Bộ

(CHG) Ngày 14/11, tại Đà Nẵng, Cục kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp (Bộ Công Thương) phối hợp với Hiệp hội Công nghiệp môi trường Việt Nam tổ chức Hội nghị tập huấn “Nâng cao năng lực bảo vệ môi trường cho các cơ quan, doanh nghiệp khu vực miền Trung”.

Xem chi tiết
Khu thương mại tự do - Động lực mới phát triển ngành logistics thành phố Đà Nẵng

(CHG) Ngày 14/11, Sở Công Thương phối hợp với Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam tổ chức Diễn đàn “Khu thương mại tự do Đà Nẵng - Động lực mới phát triển ngành logistics thành phố Đà Nẵng”.

Xem chi tiết
Long An: Tân Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh

(CHG) Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Long An đã có tân Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh.

Xem chi tiết
2
2
2
3