Việc các doanh nghiệp quay lại thị trường nội địa là tất yếu


(CHG) Trước tình hình xuất khẩu quá khó khăn như trên, Việt Nam không có cách nào khác phải tăng đầu tư công và quan tâm nhiều hơn đến thị trường nội địa.
Chúng ta đều biết ngay từ cuối quý IV/2022 và khi kết thúc quý I/2023, tình hình phát triển kinh tế của đất nước mặc dù nhà nước và doanh nghiệp đã có nhiều cố gắng nhưng các chỉ tiêu kinh tế xã hội là những con số không được trọn vẹn, đòi hỏi sự phấn đấu của 3 quý cuối năm nay – năm bản lề của kế hoạch 5 năm 2021 - 2025.
 
Ảnh minh họa.
Điểm qua tình hình xuất khẩu của quý I vừa qua cho ta thấy, xuất khẩu đã giảm 11,99%, trong số 45 nhóm hàng xuất khẩu chính thì có đến 35 nhóm hàng tăng trưởng âm. Một số nhóm hàng quan trọng như dệt may, giảm 17,4%, điện tử máy tính linh kiện giảm 10,9%, điện thoại linh kiện giảm 15%, gỗ và sản phẩm gỗ giảm 28,3%... Các thị trường xuất khẩu chính đều suy giảm như Trung Quốc, Mỹ, EU... Đứng trước tình hình xuất khẩu quá khó khăn như trên, Việt Nam không có cách nào khác phải tăng đầu tư công và quan tâm nhiều hơn đến thị trường nội địa. Chủ trương quay về thị trường nội địa là đúng, bởi một số lý do chính sau đây:
Trong khi đầu tư xuất khẩu suy giảm thì khu vực dịch vụ trong đó có bán buôn bán lẻ vẫn có mức tăng trưởng, cụ thể, lưu trú ăn uống tăng 15,98%, bán buôn bán lẻ tăng 8,09%. Chắc chắn trong giai đoạn từ nay đến cuối năm, phải tiếp tục coi tiêu dùng trong nước là động lực quan trọng để góp phần hoàn thành kế hoạch cả năm. Chúng ta quay lại thị trường nội địa bởi Việt Nam là một thị trường có đầy tiềm năng để phát triển, với dân số gần 100 triệu người, trong đó 50% là dân số trẻ có nhu cầu tiêu dùng đa dạng và luôn hay đổi. Hệ thống phân phối hiện đại, thương mại online mới ở giai đoạn phát triển ban đầu, tỷ trọng chiếm lĩnh chỉ từ 10 - 20%.
Mặt khác, đầu vào của thị trường bán lẻ để phục vụ tiêu dùng trong nước ngày nay rất dồi dào phong phú và có chất lượng đảm bảo, lại cộng thêm với điều kiện thu mua với cự ly gần, giảm được chi phí vận chuyển, rất phù hợp với điều kiện khai thác để tiêu thụ. Quay lại thị trường nội địa là đúng, bởi cơ cấu tiêu dùng của gần 100 triệu dân với mức thu nhập bình quân đầu người ngày càng tăng thì đã có nhiều thay đổi, chính vì vậy, đây là một “mỏ vàng tiêu thụ” mà các nhà đầu tư trong và ngoài nước đang tiếp tục mở rộng chuỗi phân phối của mình để khai thác triệt để. Bộ Công Thương cũng nhận thức được sớm vấn đề này và đã công bố Đề án “Đề án Phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.
Trong đó, đặc biệt quan tâm đến việc xây dựng các tập đoàn bán lẻ lớn của người Việt. Phối hợp để thúc đẩy sản xuất trong nước, thiết lập các chuỗi phân phối, xây dựng và cấp chứng chỉ cho hàng nghìn các sản phẩm OCOP cho các địa phương và đang có nhiều triển vọng phát triển tiếp trong những năm tới. Tuy nhiên, con đường để giữ vững thị trường nội địa và phát triển đi vào chiều sâu không phải đơn giản, muốn giữ vững và phát triển được thị trường trong nước thì Chính phủ cần tạo môi trường kinh doanh sản xuất cạnh tranh bình đẳng, giảm các thủ tục hành chính, đầu tư cơ sở hạ tầng để giảm chi phí cho doanh nghiệp. Khuyến khích cạnh tranh lành mạnh công khai minh bạch, tăng cường việc bán hàng đa kênh ở thị trường nội địa. Hỗ trợ xúc tiến thương mại, liên doanh liên kết giữa sản xuất phân phối, xây dựng các chuỗi cung ứng ngắn, hệ thống các sàn giao dịch nông sản nằm trong các chợ đầu mối vùng để tăng cường quản lý chất lượng hàng hóa và tính minh bạch công khai ở trên thị trường Việt Nam. Hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng thương hiệu, xây dựng văn hóa phục vụ, văn hóa kinh doanh, luôn luôn coi người tiêu dùng là Thượng đế để phục vụ, nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước trên thị trường, kiểm tra chống buôn lậu và gian lận thương mại, sản xuất và kinh doanh hàng giả, ngăn ngừa kịp thời những hiện tượng có dáng dấp độc quyền, thống lĩnh thị trường của một số doanh nghiệp có thế mạnh về bán lẻ hiện nay. Ngoài sự hỗ trợ của Chính phủ và các bộ ngành cùng các địa phương thì phải xác định việc tự lực, tự cường và nỗ lực chủ quan sáng tạo đổi mới vượt qua mọi khó khăn của doanh nghiệp phân phối là chính. Không trông chờ ỷ lại, cùng chia sẻ hỗ trợ nhau bình đẳng, hợp tác cùng có lợi trên thị trường.
Nếu thực hiện được những vấn đề trên, chắc chắn việc quay lại thị trường nội địa sẽ đạt được kết quả ngày càng vững chắc hơn, góp phần vào việc phát triển kinh tế xã hội năm 2023 và những năm tiếp theo./.

Nguồn: https://congthuong.vn/viec-cac-doanh-nghiep-quay-lai-thi-truong-noi-dia-la-tat-yeu-251482.html

Còn lại: 1000 ký tự
Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ phát triển công nghiệp quốc phòng trong tình hình mới

​CHG - Thời gian qua, Học viện Kỹ thuật quân sự không ngừng đổi mới nâng cao chất lượng đào tạo nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển công nghiệp quốc phòng theo tinh thần Nghị quyết số 08-NQ/TW, ngày 26-1-2022, của Bộ Chính trị, “Về đẩy mạnh phát triển công nghiệp quốc phòng đến năm 2030 và những năm tiếp theo” (Nghị quyết số 08-NQ/TW) và đạt được những kết quả nổi bật. Để tiếp tục phát huy thành tựu đã có, Học viện cần tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp toàn diện, đột phá hơn nữa, từ đó góp phần đắc lực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, phát triển mạnh mẽ ngành khoa học kỹ thuật quân sự Việt Nam trong bối cảnh mới.

Xem chi tiết
Hoàn thiện lý luận về mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam qua tác phẩm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

CHG - Lý luận về mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN) ở Việt Nam hiện nay là thành quả của tiến trình đổi mới, đồng thời phản ánh quỹ đạo “tiến hóa tất yếu” của mô hình kinh tế thị trường đương đại. Thông qua tác phẩm của mình, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có những luận giải, bổ sung nhiều quan điểm mới, góp phần hoàn thiện mô hình kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam.

Xem chi tiết
Thực trạng áp dụng pháp luật về M&A ở một số quốc gia trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Bài nghiên cứu "Thực trạng áp dụng pháp luật về M&A ở một số quốc gia trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam" do ThS. PHẠM NGỌC ANH (Khoa Luật, Trường Đại học Ngoại ngữ - Tin học TP. Hồ Chí Minh) thực hiện.

Xem chi tiết
Chuyển đổi số trong kinh doanh: cơ hội, thách thức và mô hình đề xuất

Đề tài Chuyển đổi số trong kinh doanh: cơ hội, thách thức và mô hình đề xuất do TS. Nguyễn Nhật Tân (Khoa Quản trị Kinh doanh – Trường Đại học Ngoại ngữ Tin học TP.HCM) thực hiện.

Xem chi tiết
Năng lượng tái tạo và định hướng phát triển cho Việt Nam

Đề tài Năng lượng tái tạo và định hướng phát triển cho Việt Nam do TS. Nguyễn Thanh Huyền (Phó trưởng Khoa Thương mại điện tử và Kinh tế số, Đại học Đại Nam) - TS. Ngô Thị Quyên (Trưởng bộ môn Tài chính Ngân hàng - Khoa Kinh tế quản lý, Đại học Thăng Long) thực hiện.

Xem chi tiết
2
2
2
3