(CHG) Ngày 8/8/1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập. Sau 55 năm, cộng đồng ASEAN đã đạt được những thành tựu kinh tế đáng ghi nhận. Với tiềm lực kinh tế mạnh mẽ, ASEAN được dự báo sẽ trở thành khối kinh tế lớn thứ tư thế giới vào năm 2030.
ASEAN- Một tầm nhìn, một bản sắc, một cộng đồng
Trải qua 55 năm hình thành và xây dựng, phát triển, ASEAN từ một nhóm các quốc gia Đông Nam Á đã trở thành một tổ chức khu vực quan trọng, uy tín và thành công trên thế giới. Cộng đồng ASEAN đã là ngôi nhà chung hơn 650 triệu người dân của 10 quốc gia với bản sắc văn hoá đa dạng.
Với khẩu hiệu: "ASEAN - một tầm nhìn, một bản sắc, một cộng đồng" đã vươn mình trở thành nền kinh tế lớn thứ 5 thế giới, là đối tác tin cậy và quan trọng của nhiều quốc gia. Đồng thời đóng vai trò trung tâm của tiến trình đối thoại, hợp tác và liên kết quan trọng với các khu vực trên thế giới.
ASEAN- Một tầm nhìn, một bản sắc, một cộng đồng |
Việt Nam chính thức gia nhập ASEAN năm 1995 và đã có những định hướng phát triển vì cộng đồng chung cũng như việc đưa ra những kế hoạch được thông qua để triển khai trong vai trò Việt Nam làm chủ tịch ASEAN.
Năm 1997 đánh dấu bước tiến quan trọng, lần đầu tiên ASEAN thông qua Tầm nhìn ASEAN 2020 về một cộng đồng "gắn kết trong bản sắc chung" đáp ứng nguyện vọng của các quốc gia thành viên về một khu vực Đông Nam Á. Theo đó, Tầm nhìn ASEAN 2020 cũng nêu những mục tiêu cụ thể trong các lĩnh vực chính trị, an ninh, kinh tế, xã hội, văn hoá và quan hệ đối ngoại. Đây là văn bản có ý nghĩa đối với quá trình phát triển của ASEAN, đặt nền tảng cho việc hình thành và thực hiện các mục tiêu xây dựng Cộng đồng ASEAN.
Đặc biệt sau 48 năm, vào ngày 22/11/2015, tại Hội nghị Cấp Cao ASEAN lần thứ 27, lãnh đạo 10 quốc gia thành viên ASEAN đã đặt bút ký văn kiện lịch sử Tuyên bố hình thành Cộng đồng ASEAN 2015. Trong đó nêu rõ: "sự hình thành của Cộng đồng ASEAN đã tạo một dấu mốc trong tiến trình liên kết, bảo đảm hoà bình, an ninh và tự cường dài lâu trong một khu vực hướng ra bên ngoài, với các nền kinh tế năng động, cạnh tranh và liên kết sâu rộng, và một cộng đồng thu nạp dựa trên ý thức mạnh mẽ về sự gắn kết và bản sắc chung".
Có thể nói với sự hình thành Cộng đồng ASEAN 2015 đã đánh dấu sự kiện lịch sử, ghi nhận chặng đường phấn đấu không mệt mỏi của ASEAN, đồng thời là nền tảng định hướng và khuổn khổ cho ASEAN vững bước vào giai đoạn mới - giai đoạn củng cố vững mạnh Cộng đồng hướng tới những mục tiêu liên kết cao hơn.
Hiện nay, ASEAN đã có quan hệ đối tác đối thoại với 11 quốc gia và tổ chức quốc tế quan trọng (Trung Quốc, Nga, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Liên minh Châu Âu..). Đồng thời ASEAN càng khẳng định được vị thế, vai trò trung tâm, quan hệ với các đối tác được mở rộng và hiệu quả,hợp tác càng trở nên sâu sắc hơn.
Nhiều quan điểm và quy định của ASEAN như Hiến chương ASEAN, Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác ở Đông Nam Á (TAC)... được cộng đồng quốc tế hoan nghênh và ủng hộ, từ đó thúc đẩy hợp tác và nâng tầm quan hệ với ASEAN.
Trên cơ sở đề cao luật pháp quốc tế, giải quyết các tranh chấp và bất đồng bằng biện pháp hoà bình phù hợp với luật pháp quốc tế và Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982, ASEAN đã và đang đóng góp quan trọng vào việc giữ gìn môi trường hoà bình, ổn định trên Biển Đông, được cộng đồng quốc tế ủng hộ.
Trở lại mốc lịch sử năm 2015, ngày cuối cùng của năm, Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) đã chính thức thành lập. Với việc hình thành AEC đã tạo điều kiện thuận lợi cho người dân các nước tiếp cận thị trường, giảm giá thành hàng hoá, dịch vụ nhờ việc xoá bỏ thuế quan, giảm tỷ lệ thất nghiệp, thuận lợi giao thương.
Theo đó, các quốc gia tham gia AEC đặt ra mục tiêu là hài hoà chiến lược kinh tế, công nhận trình độ chuyên môn của nhau và tham vấn chặt chẽ hơn về chính sách kinh tế vĩ mô và tài chính. Hiện nay AEC đang tiến triển theo lộ trình khá thuận lợi với thuế quan được dỡ bỏ, các thoả thuận thương mại tự do với các đối tác thương mại đang được triển khai và đem lại hiệu quả kinh tế cao cho các nước thành viên ASEAN.
Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng các Lãnh đạo ASEAN dự cuộc thảo luận về hành động khí hậu, chuyển đổi năng lượng sạch và hạ tầng bền vững, do Phó Tổng thống Hoa Kỳ Kamala Harris chủ trì tại Washington D.C, chiều 13/5/2022. Ảnh: Dương Giang/TTXVN |
Việt Nam vì Cộng đồng ASEAN
Với nội dung trọng tâm là thúc đẩy hội nhập và liên kết kinh tế, trong chặng đường hình thành và phát triển 55 năm qua ASEAN đã đạt được nhiều thành tựu.
Đến nay, trao đổi thương mại nội khối chiếm khoảng 25% tổng kim ngạch thương mại của ASEAN. GDP của cả khối năm 2021 đạt 3.360 tỷ USD, tăng hơn 30% so với năm 2015 khi thành lập AEC.
Bên cạnh đó ASEAN còn là trung tâm của không gian kinh tế mở với mạng lưới 8 hiệp định thương mại tự do (FTA) gồm Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) và 7 FTA với các đối tác quan trọng. Trong đó Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) tạo nên một khu vực thương mại tự do chiếm 30% dân số thế giới và 32% GDP toàn cầu.
Tháng 5 vừa qua tại Bali – Indonesia, Hội nghị đặc biệt các Bộ trưởng kinh tế ASEAN (AEM) đã diễn ra và được các thành viên lạc quan cho rằng, khu vực Đông Nam Á sẽ quay trở lại thời kỳ trước đại dịch với mức tăng trưởng kinh tế dự kiến đạt 4,9% trong năm nay và 5,2 % vào năm 2023.
Trong những năm qua, nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hoà bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, đa phương hoá, đa dạng hoá, tôn trọng các nguyên tắc và bản sắc của ASEAN, Việt Nam thực hiện nghiêm túc các cam kết và nghĩa vụ thành viên, có nhiều đóng góp quan trọng cho việc tăng cường đoàn kết, hiện thực hoá ý tưởng ASEAN gồm 10 nước thành viên, xây dựng cộng đồng ASEAN và thực hiện Tầm nhìn ASEAN 2025.
Những năm Việt Nam đảm nhiệm Chủ tịch ASEAN đều vào những giai đoạn Hiệp hội gặp nhiều khó khăn, thử thách. Đặc biệt, trên cương vị Chủ tịch ASEAN 2020 với sự khó khăn chưa từng có của đại dịch Covid- 19, Việt Nam đã kiên trì các nguyên tắc của ASEAN, thể hiện trọn vẹn tinh thần "gắn kết và chủ động thích ứng" và cùng các thành viên vượt qua những đại dịch, giữ vững đà hợp tác và liên kết khu vực. Đồng thời, Việt Nam vẫn tổ chức các cuộc đối thoại trực tuyến để định hướng phát triển Cộng đồng ASEAN trong giai đoạn mới.
Thực hiện đường lối đối ngoại Đại hội XIII của Đảng, Việt Nam tiếp tục cùng các nước ASEAN phát huy hơn nữa bản sắc, vai trò trung tâm, xây dựng Cộng đồng ASEAN đoàn kết, vững mạnh và phát trển.
Với phương châm chủ động, tích cực, tin cậy và có trách nhiệm, Việt Nam tiếp tục nỗ lực hết mình cùng ASEAN bước tiếp trên tiến trình thành công về xây dựng Cộng đồng ASEAN, đóng góp vào hoà bình, ổn định, hợp tác và phát triển trong khu vực và trên thế giới.
Trải qua 55 năm xây dựng và phát triển, ASEAN có thể tự hào là một hình mẫu liên kết khu vực thành công. Những thành quả đạt được là nền tảng vững chắc cho ASEAN nỗ lực hoàn thành Tầm nhìn ASEAN 2025 và xây dựng Tầm nhìn trong những năm tiếp theo.
Cộng đồng ASEAN sẽ bước sang một giai đoạn phát triển mới, năng động và thực chất hơn. Một ASEAN liên kết sâu rộng chắc chắn sẽ tiếp tục mang lại cho các nước thành viên và khu vực nhiều lợi ích to lớn và thiết thực hơn. Tiếp tục phương châm chủ động, tích cực và có trách nhiệm, Việt Nam sẽ nỗ lực hết mình vì tương lai một Cộng đồng ASEAN đoàn kết, vững mạnh và phát triển.
Bài báo nghiên cứu "Kinh nghiệm về tổ chức bộ máy ngành Hải quan của một số quốc gia" do ThS. Nguyễn Trà My (Trường Đại học Sunderland London Campus, Vương quốc Anh) thực hiện.
Xem chi tiếtĐề tài Giải pháp phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Tài chính ngân hàng do ThS. Đặng Thu Trang (Khoa Tài chính – Ngân hàng & Bảo hiểm - Trường Đại học Kinh tế kỹ thuật công nghiệp) thực hiện.
Xem chi tiếtĐề tài Nguồn vốn cho doanh nghiệp du lịch chuyển đổi số do ThS. Trần Thúy Nga (Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội) thực hiện.
Xem chi tiết(CHG) Ngày 14/11, tại Đà Nẵng, Cục kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp (Bộ Công Thương) phối hợp với Hiệp hội Công nghiệp môi trường Việt Nam tổ chức Hội nghị tập huấn “Nâng cao năng lực bảo vệ môi trường cho các cơ quan, doanh nghiệp khu vực miền Trung”.
Xem chi tiết(CHG) Ngày 14/11, Sở Công Thương phối hợp với Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam tổ chức Diễn đàn “Khu thương mại tự do Đà Nẵng - Động lực mới phát triển ngành logistics thành phố Đà Nẵng”.
Xem chi tiết