Việt Nam sẽ hợp tác với WIPO để phát triển hệ sinh thái sở hữu trí tuệ


(CHG) Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Giang khẳng định: “Việt Nam sẽ tiếp tục hợp tác với WIPO trong chiến lược phát triển một hệ sinh thái sở hữu trí tuệ toàn cầu bao trùm, cân bằng và hiệu quả, cho phép đổi mới và sáng tạo vì lợi ích của tất cả mọi người”.
Từ ngày 10 đến 13-7, đoàn công tác của Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) do Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Giang làm trưởng đoàn tham dự phiên họp lần thứ 64 Đại hội đồng thành viên Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) tại Geneva, Thụy Sĩ.
Đoàn đại biểu của Việt Nam tham dự Đại hội đồng WIPO 2023.

Phát biểu tại phiên họp Đại hội đồng Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) năm 2023, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Hoàng Giang nhấn mạnh, Việt Nam sẽ tiếp tục hợp tác với WIPO trong chiến lược phát triển một hệ sinh thái sở hữu trí tuệ toàn cầu bao trùm, cân bằng và hiệu quả, cho phép đổi mới và sáng tạo vì lợi ích của tất cả mọi người.
Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Giang đánh giá cao các sáng kiến của WIPO nhằm hỗ trợ các nước thành viên, nhất là các sáng kiến hướng tới đối tượng ưu tiên như doanh nghiệp, phụ nữ và giới trẻ trong việc sử dụng, khai thác quyền sở hữu trí tuệ như một công cụ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, thu hút đầu tư, tạo công ăn việc làm và cải thiện đời sống của cộng đồng.
Tổng giám đốc WIPO Daren Tang và Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ Đinh Hữu Phí ký kết thỏa thuận hợp tác.

Bên lề Phiên họp, ngày 11-7, đoàn công tác của Việt Nam cũng đã có buổi làm việc với ông Daren Tang, Tổng giám đốc WIPO. Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Giang hoan nghênh và đánh giá cao sự hợp tác chặt chẽ, hiệu quả giữa Việt Nam và WIPO trong việc triển khai các hoạt động hợp tác kỹ thuật như: Chiến lược sở hữu trí tuệ quốc gia, Chỉ số Đổi mới sáng tạo Toàn cầu (GII), việc xây dựng Bộ chỉ số Đổi mới sáng tạo cấp địa phương của Việt Nam (PII)...
Tại buổi gặp, Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Giang đã chứng kiến Lễ ký Thỏa thuận hợp tác giữa WIPO và Cục Sở hữu trí tuệ về hỗ trợ Trung tâm Nghiên cứu, đào tạo và hỗ trợ, tư vấn của Cục Sở hữu trí tuệ nhằm nâng cao kỹ năng, kiến thức cho các chuyên gia, doanh nghiệp và cán bộ công chức của Việt Nam.
 
Còn lại: 1000 ký tự
Tác động của đạo đức trí tuệ nhân tạo, thái độ và nhận thức đến hành vi sử dụng ChatGPT

Bài báo "Tác động của đạo đức trí tuệ nhân tạo, thái độ và nhận thức đến hành vi sử dụng ChatGPT" do MBA. Nguyễn Lý Trường An - MBA. Trương Thị Cẩm Vân - MBA. Võ Phương Chi - TS. Lượng Văn Quốc (Khoa Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Tài chính – Marketing) thực hiện.

Xem chi tiết
Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu trái dừa sang thị trường Châu Âu

Bài báo nghiên cứu "Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu trái dừa sang thị trường Châu Âu" do TS. Nhan Cẩm Trí (Trường Đại học Kinh tế - Tài chính Thành phố Hồ Chí Minh) thực hiện.

Xem chi tiết
Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong tái lập tín hiệu điện tâm đồ

Bài báo "Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong tái lập tín hiệu điện tâm đồ" do Nguyễn Thị Thu Hồng (Khoa Ứng dụng phần mềm, Trường Cao đẳng FPT Thành phố Hồ Chí Minh) và Trương Quốc Trí* (Tác giả liên hệ: tri.truong@vlu.edu.vn, Khoa Kỹ thuật Cơ - Điện và Máy tính, Trường Đại học Văn Lang) thực hiện.

Xem chi tiết
Phân tích một số kết quả hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập tại tỉnh Bình Dương

Đề tài Phân tích một số kết quả hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập tại tỉnh Bình Dương do ThS. Phan Thị Cẩm Giang (NCS Học viện Hành chính Quốc gia- Giảng viên Khoa Quản lý Kinh tế Xã hội - Phân viện Học viện Hành chính tại TP. Hồ Chí Minh) thực hiện.

Xem chi tiết
Phát triển bền vững các khu công nghiệp ở Việt Nam và vai trò của thu hút FDI

Bài báo nghiên cứu "Phát triển bền vững các khu công nghiệp ở Việt Nam và vai trò của thu hút FDI" do ThS. Đào Thị Việt Hằng (Đại học Bách Khoa Hà Nội) thực hiện.

Xem chi tiết
2
2
2
3