Việt Nam tham gia xây dựng Công ước Liên hợp quốc về chống tội phạm truyền thông


(CHG) Vừa qua, đoàn đại biểu Việt Nam đã tham dự Phiên họp lần thứ 4 Ủy ban đặc biệt của Liên hợp quốc xây dựng công ước quốc tế toàn diện về chống sử dụng công nghệ thông tin truyền thông cho mục đích tội phạm.
Toàn cảnh một phiên họp của Đại hội đồng LHQ ở New York (Mỹ). Ảnh: TTXVN
Đoàn đại biểu Việt Nam gồm đại diện Bộ Ngoại giao, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tư pháp đã tham dự Phiên họp lần thứ 4 Ủy ban đặc biệt của Liên hợp quốc xây dựng công ước quốc tế toàn diện về chống sử dụng công nghệ thông tin truyền thông cho mục đích tội phạm.
Phát biểu trong ngày khai mạc phiên họp, Đoàn Việt Nam đánh giá cao nỗ lực của Ban Thư ký Ủy ban đặc biệt của Liên hợp quốc trong tổ chức và xây dựng dự thảo ban đầu công ước để phục vụ tiến trình thảo luận.
Đoàn Việt Nam cho rằng, dự thảo ban đầu do Ban Thư ký Ủy ban đặc biệt xây dựng đã đặt nền nóng vững chắc cho các cuộc đàm phán tiếp theo, với mục tiêu sớm hoàn thiện nội dung dự thảo Công ước, trình Đại hội đồng Liên hợp quốc phê chuẩn.
Tại phiên họp, Đoàn Việt Nam cũng phát biểu ý kiến về một số nội dung dự thảo như: Phạm vi áp dụng, các tội phạm xâm phạm hệ thống công nghệ thông tin, lừa đảo sử dụng công nghệ thông tin và vấn đề trách nhiệm hình sự cá nhân.
Theo ông Elgendy, cố vấn an ninh và tội phạm mạng của Văn phòng Liên hợp quốc về chống ma túy và tội phạm (UNODC) cho biết, các mạng lưới truyền thông xã hội đóng vai trò chính trong những hoạt động tội phạm và khủng bố toàn cầu. Việc truy tìm các tài khoản của những người sử dụng mạng truyền thông xã hội đang gặp khó khăn, đây là một thực tế đòi hỏi sự hợp tác quốc tế với các công ty công nghệ thông tin hàng đầu thế giới.

Ông Elgendy còn chia sẻ, việc kiểm soát không gian mạng đang trở nên khó khăn khi tài khoản có thể được mở ở bất kỳ đâu trên khắp thế giới. Tính chất phức tạp của các loại tội phạm mạng đòi hỏi những thay đổi lớn về luật pháp và các quy định về không gian mạng.

Sau 10 năm thương lượng tại các nhóm công tác liên chính phủ, năm 2019, Đại Hội đồng Liên hợp quốc đã nhất trí thành lập cơ chế Ủy ban đặc biệt với nhiệm vụ sớm xây dựng một công ước quốc tế có tính áp dụng phổ quát nhằm thúc đẩy hiệu quả hợp tác quốc tế trong phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ thông tin truyền thông.
Sự ra đời của cơ chế Ủy ban đặc biệt của Liên hợp quốc phản ánh sự quan tâm của cộng đồng quốc tế trước mối đe dọa ngày càng gia tăng từ các loại tội phạm sử dụng côn nghệ thông tin truyền thông, đồng thời thể hiện nỗ lực của các nước thành viên Liên hợp quốc sớm cho ra đời văn kiện pháp lý quốc tế đầu tiên điều chỉnh vấn đề này.
Trong 3 phiên họp tổ chức năm 2022, Ủy ban đặc biệt của Liên hợp quốc đã thống nhất lộ trình đàm phán, đồng thời xác định các cấu phần và nội dung cơ bản của Công ước tương lai.
Từ năm 2023, các nước bắt đầu thương lượng nội dung cụ thể từng điều khoản của dự thảo Công ước. Phiên họp lần này thảo luận các nội dung về các điều khoản chung, hình sự hóa các tội phạm mạng, các biện pháp tố tụng và thực thi pháp luật. Dự thảo cuối cùng của Công ước dự kiến được hoàn thiện vào cuối năm 2023 và sẽ trình Đại Hội đồng Liên hợp quốc thông qua trong kỳ hợp 2024.
Còn lại: 1000 ký tự
Khắc phục "khoảng trống" pháp lý trong xử lý tội sản xuất, buôn bán hàng giả

(CHG) TS. Nguyễn Thanh Mai, Trưởng bộ môn Kỹ năng tham gia giải quyết vụ án hình sự, Học viện Tư pháp, đã có những phân tích sâu sắc về hành vi khách quan của tội sản xuất, buôn bán hàng giả, cũng như những “vùng trống” pháp lý còn tồn tại trong Bộ luật Hình sự hiện hành.

Xem chi tiết
Tạp chí Điện tử Kỹ thuật Chống hàng giả và Gian lận thương mại tổ chức buổi gặp mặt nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam

(CHG) Ngày 21/6/2025, tại Hà Nội, Tạp chí điện tử Kỹ thuật Chống hàng giả và Gian lận thương mại (CHG) đã tổ chức buổi gặp mặt thân mật nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam. Đây là dịp để tri ân, ôn lại truyền thống vẻ vang của nền báo chí cách mạng, đồng thời khẳng định vai trò, sứ mệnh và trách nhiệm xã hội của Tạp chí trong công cuộc phòng, chống hàng giả, gian lận thương mại và buôn lậu trong thời kỳ mới.

Xem chi tiết
100 năm Báo chí cách mạng Việt Nam, từ ngọn đèn nhỏ đến ngọn lửa thời đại

(CHG) Ngày 21/6/1925, tờ báo Thanh Niên do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc sáng lập đã chính thức ra đời, đánh dấu sự khai sinh của nền báo chí cách mạng Việt Nam. Từ đó đến nay, 100 năm đã trôi qua, một thế kỷ của bản lĩnh, dấn thân, sáng tạo và đồng hành cùng dân tộc. Nhìn lại chặng đường vẻ vang ấy, chúng ta không chỉ tri ân những người làm báo qua các thời kỳ mà còn thấy rõ vai trò của báo chí trong việc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và chấn hưng đất nước trong thời kỳ mới.

Xem chi tiết
Báo chí cách mạng, ngòi bút kiên cường trên mặt trận chống hàng giả, gian lận thương mại

(CHG) Năm 2025 đánh dấu một cột mốc lịch sử đặc biệt: tròn 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam. Trên hành trình một thế kỷ đồng hành cùng sự nghiệp cách mạng, phát triển và bảo vệ Tổ quốc, báo chí cách mạng Việt Nam không chỉ là “vũ khí tư tưởng” sắc bén, mà còn là tuyến đầu trong nhiều cuộc đấu tranh không tiếng súng. Đặc biệt, trong bối cảnh hàng giả, hàng nhái, gian lận thương mại và buôn lậu ngày càng tinh vi, báo chí tiếp tục phát huy vai trò tiên phong, trở thành cánh tay nối dài của các lực lượng chức năng, cùng xã hội xây dựng môi trường kinh doanh lành mạnh, bảo vệ quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng.

Xem chi tiết
“Tiền phạt như một phần chi phí kinh doanh”, báo động về tư duy làm ăn phi pháp

(CHG) Tại buổi họp báo về tình hình kinh tế, xã hội TP HCM chiều 5/6/2025, câu phát biểu ngắn gọn nhưng đầy trăn trở của ông Nguyễn Quang Huy, Chi cục phó Quản lý thị trường TP HCM đã gây chú ý mạnh mẽ trong dư luận: “Nhiều tiểu thương coi tiền phạt như một phần chi phí kinh doanh”.

Xem chi tiết
2
2
2
3