(CHG) Ngày 13/8/2024, UBND tỉnh Vĩnh Long ký ban hành quyết định về việc ban hành Kế hoạch Phát triển các vùng sản xuất rau an toàn, tập trung, bảo đảm truy xuất nguồn gốc gắn với chế biến và thị trường tiêu thụ đến năm 2030 tại tỉnh Vĩnh Long.
Một khu vực rau an toàn ở huyện Long Hồ, Vĩnh Long
Theo đó, căn cứ Quyết định số 4765/QĐ-BNN-TT, ngày 09/11/2023 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc phê duyệt Đề án Phát triển các vùng sản xuất rau an toàn, tập trung, bảo đảm truy xuất nguồn gốc gắn với chế biến và thị trường tiêu thụ đến năm 2030 và theo đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Vĩnh Long tại Tờ trình số: 132/TTr- SNN&PTNT ngày 08/7/2024, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long đã ký ban hành quyết định về việc ban hành Kế hoạch Phát triển các vùng sản xuất rau an toàn, tập trung, bảo đảm truy xuất nguồn gốc gắn với chế biến và thị trường tiêu thụ đến năm 2030 tại tỉnh Vĩnh Long.
Quyết định trên giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan hướng dẫn, kiểm tra, giám sát triển khai Kế hoạch Phát triển các vùng sản xuất rau an toàn, tập trung, bảo đảm truy xuất nguồn gốc gắn với chế biến và thị trường tiêu thụ đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh; Tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về kết quả triển khai Kế hoạch… kèm theo là Kế hoạch phát triển các vùng sản xuất rau an toàn, tập trung, bảo đảm truy xuất nguồn gốc gắn với chế biến và thị trường tiêu thụ đến năm 2030 tại tỉnh Vĩnh Long…
Với nội dung Kế hoạch đã đưa ra yêu cầu về xây dựng vùng sản xuất rau, màu ứng dụng công nghệ cao, đạt các tiêu chuẩn an toàn về chứng nhận hữu cơ và theo hướng GAP, an toàn thực phẩm. Trong đó, chỉ tiêu phấn đấu đến giai đoạn 2022-2025: diện tích sản xuất đạt chứng nhận hữu cơ 340 ha, theo hướng GAP, hữu cơ và an toàn thực phẩm 4.760 ha và giai đoạn 2026-2030: diện tích sản xuất đạt chứng nhận hữu cơ 670 ha, theo hướng GAP, hữu cơ và an toàn thực phẩm 8.660 ha (chiếm gần 20% tổng diện tích gieo trồng cây rau của tỉnh trong năm 2023). Hiện nay, diện tích cây màu (rau các loại, xà lách xoong, củ cải trắng,...) sản xuất đạt chứng nhận VietGAP là 123 ha, sản suất áp dụng các quy trình thực hành nông nghiệp tốt là 1.388 ha.
Trên cơ sở đó, việc xây dựng kế hoạch định hướng phát triển, xác định các nội dung, giải pháp thực hiện để đáp ứng các mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể của Đề án trên địa bàn tỉnh là rất cần thiết nhằm góp phần xây dựng nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa dựa trên lợi thế địa phương, theo hướng hiện đại, có năng suất, chất lượng, hiệu quả, bền vững, có sức cạnh tranh cao; góp phần đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, ổn định kinh tế xã hội, phòng chống thiên tai, dịch bệnh, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu…
2