TÓM TẮT:
Nghiên cứu tiến hành phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc nhóm của sinh viên Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh - Phân hiệu Vĩnh Long. Dữ liệu được thu thập bằng phương pháp chọn mẫu thuận tiện, phỏng vấn 200 sinh viên đang học tập và đã có ít nhất một làm việc nhóm tại Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh - Phân hiệu Vĩnh Long có độ tuổi từ 18 - 25 tuổi thông qua bảng câu hỏi thiết kế sẵn. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc nhóm được đo lường và xác định thông qua kiểm định độ tin cậy Cronbach’s alpha, phân tích nhân tố khám phá và hồi quy tuyến tính. Kết quả nghiên cứu cho thấy, 5 yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc nhóm của sinh viên theo mức độ giảm dần, đó là: Chia sẻ khối lượng công việc, Thái độ làm việc, Kiến thức và kỹ năng, Sự hỗ trợ, Mối quan hệ.
Từ khóa: hiệu quả, làm việc nhóm, sinh viên, đại học, Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh.
Ngày nay, cuộc cách mạng khoa học - công nghệ với mũi nhọn là công nghệ thông tin đã thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của nền kinh tế tri thức. Lượng tri thức ngày càng phát triển thì yêu cầu về chất lượng cũng như là hiệu quả làm việc của con người ngày càng nâng cao và làm việc nhóm đã trở thành sự lựa chọn hàng đầu để giúp thực hiện cộng việc hiệu quả hơn. Điều này dẫn đến một yêu cầu cấp thiết là làm cách nào để nâng cao hiệu quả làm việc nhóm, đặc biệt là ở các nước đang phát triển mà trọng tâm là học sinh, sinh viên - thế hệ rất được kỳ vọng trong tương lai.
Trong những năm gần đây, phương pháp học tập có nhiều chuyển biến tích cực giúp cho thế hệ trẻ ngày càng tiếp thu và học hỏi dễ dàng nhưng bên cạnh đó kỹ năng làm việc nhóm của sinh viên còn khá nhiều hạn chế, với 78% sinh viên thừa nhận rằng mình hoạt động nhóm chưa hiệu quả (Nguyễn Hiếu và cộng sự, 2018). Xuất phát từ nhu cầu thực tế trên, chúng tôi nghiên cứu các yếu tổ ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc nhóm của sinh viên Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh - Phân hiệu Vĩnh Long, nhằm tìm hiểu và đánh giá mức độ tác động của các yếu tố, đồng thời đề xuất một số hàm ý để giúp nâng cao hiệu quả làm việc nhóm.
Hiệu quả làm việc nhóm là khả năng của một nhóm thành viên làm việc cùng nhau một cách hiệu quả để đạt được mục tiêu chung (Hackman, 1983)
Katzenbach & Smith (1993) đã chứng minh nhờ có kiến thức nên các thành viên trong nhóm có thể trình bày ý kiến một cách rõ ràng, tích cực lắng nghe và đưa ra những gợi ý hữu ích cho người khác. Vì vậy, kiến thức và kỹ năng có mối liên hệ tích cực đến hiệu quả làm việc nhóm (Nguyễn Thị Thắng, 2004).
Bên cạnh đó, nghiên cứu của Campion và cộng sự (1993) khẳng định việc chia sẻ khối lượng công việc trong nhóm sẽ nâng cao hiệu quả của nhóm vì nó ngăn cản sự lười biếng trong xã hội.
Thái độ làm việc tốt của thành viên là một yếu tố quan trọng có ảnh hưởng tích cực đến kết quả của nhóm (Romig, 1996). Theo Beatty & Barker-Scott (2004), nhóm nên xây dựng các chuẩn mực về tác phong làm việc và cách ứng xử giữa các thành viên, chuẩn mực này giúp nhóm phát triển các phương pháp làm việc hiệu quả.
Đồng thời, sự hài lòng của các thành viên trong nhóm cũng sẽ ảnh hưởng tích cực đến độ tin cậy, kỳ vọng, giao tiếp và hợp tác nội bộ trong nhóm, từ đó tạo ra hiệu quả làm việc nhóm (Caspersz và cộng sự, 2003).
Hackman (1983) cũng cho thấy yếu tố mối quan hệ tác động tích cực đến hiệu quả làm việc nhóm. Các nhóm có mối quan hệ và khả năng giao tiếp tốt có thể sử dụng các phương pháp động não để làm rõ mục tiêu, quy trình, vai trò và nhiệm vụ của họ, từ đó hiểu rõ hơn những gì họ đang cố gắng hoàn thành (Beatty & BarkerScott, 2004). Trong các nhóm hiệu quả, các thành viên giao tiếp và làm việc tốt cùng nhau, đồng thời thách thức lẫn nhau một cách tích cực để nâng cao cơ hội học tập (Hays, 2004).
Ngoài ra, sự hỗ trợ cũng tác động tích cực đến hiệu quả làm việc nhóm (Butt, 2018; Drew, 2022). Các nhóm cần xây dựng mối quan hệ tương tác với giảng viên hướng dẫn để góp phần đạt được mục tiêu của mình (Beatty & Barker-Scott, 2004).
Dựa vào các nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước, nhóm nghiên cứu nhận thấy có 6 yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc nhóm, gồm: Kiến thức và kỹ năng, Chia sẻ khối lượng công việc, Thái độ làm việc, Sự hài lòng của các thành viên, Mối quan hệ, Sự hỗ trợ. Từ đó, nhóm nghiên cứu đề xuất mô hình nghiên cứu như Hình 1.
Giả thuyết nghiên cứu:
H1(+): Kiến thức và kỹ năng có ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả làm việc nhóm
H2(+): Chia sẻ khối lượng công việc ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả làm việc nhóm
H3(+): Thái độ làm việc ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả làm việc nhóm”
H4(+): Sự hài lòng của các thành viên trong nhóm ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả làm việc nhóm”
H5(+): Mối quan hệ ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả làm việc nhóm”
H6(+): Sự hỗ trợ ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả làm việc nhóm”
Dữ liệu sử dụng trong nghiên cứu được thu thập bằng phương pháp chọn mẫu thuận tiện. Kích thước mẫu theo công thức: n ≥ 8m + 50, trong đó m: số nhóm nhân tố (Tabachnick và Fidell, 1996). Mô hình nghiên cứu có 6 biến độc lập đo lường, nhóm nghiên cứu tiến hành phỏng vấn trực tiếp đáp viên là 200 sinh viên đang học tập tại Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh - Phân Hiệu Vĩnh Long. Thời gian tiến hành thu thập dữ liệu là từ tháng 8/2023 đến tháng 9/2023.
Nghiên cứu sử dụng các phương pháp kiểm định độ tin cậy thang đo Cronbach’s alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA và hồi quy tuyến tính để kiểm định các giả thuyết trên.
Kết quả kiểm định độ tin cậy Cronbach’s alpha cho thấy biến 27 biến quan sát độc lập thỏa các điều kiện trong phân tích độ tin cậy (hệ số Cronbach’s alpha của thang đo > 0,6 và hệ số tương quan biến tổng > 0,3). (Bảng 1)
Bảng 1. Độ tin cậy của các thang đo
STT |
Thang đo |
Biến quan sát bị loại |
Hệ số Cronbach’s Alpha |
Kết luận |
1. |
KTKN |
Không |
0,854 |
Chất lượng cao |
2. |
TĐLV |
Không |
0,743 |
Chất lượng |
3. |
CSKL |
Không |
0,890 |
Chất lượng cao |
4. |
HLTV |
Không |
0,702 |
Chất lượng |
5. |
MQH |
Không |
0,723 |
Chất lượng |
6. |
SHT |
Không |
0,889 |
Chất lượng cao |
7. |
HQN |
Không |
0,881 |
Chất lượng cao |
Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu, 2023
Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA đối với các biến độc lập: hệ số KMO = 0,798 (0,5 ≤ KMO ≤ 1); Kiểm định Bartlett có Sig.= 0,000 ≤ 0,05 chứng tỏ các biến có tương quan chặt chẽ; giá trị tổng phương sai trích là 67,588% (> 50%) đạt yêu cầu, giá trị Eigen là 1,019 > 1, cho thấy mô hình EFA phù hợp. Kết quả phân tích EFA cũng cho thấy từ 6 nhóm ban đầu với 24 biến quan sát, qua quá trình phân tích nhân tố với phương pháp Principal component analysis và phép xoay Varimax cho kết quả 6 nhóm nhân tố”với 20 biến quan sát bao gồm: Chia sẻ khối lượng công việc (CSKL); Sự hỗ trợ (SHT), Kiến thức và kỹ năng (KTKN); Mối quan hệ (MQH), Hài lòng của thành viên (HLTV), Thái độ làm việc (TĐLV). (Bảng 2)
Bảng 2. Kết quả phân tích nhân tố khám phá đối với các biến độc lập
Biến quan sát |
Hệ số tải |
|||||
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
|
CSKL3 |
0,868 |
|
|
|
|
|
CSKL4 |
0,814 |
|
|
|
|
|
CSKL2 |
0,709 |
|
|
|
|
|
CSKL1 |
0,504 |
|
|
|
|
|
KTKN1 |
0,879 |
|
|
|
|
|
SHT3 |
0,860 |
|
|
|
|
|
SHT4 |
0,609 |
|
|
|
|
|
SHT2 |
0,506 |
|||||
KTKN3 |
0,790 |
|||||
KTKN4 |
0,786 |
|||||
KTKN2 |
0,635 |
|||||
MQH3 |
0,851 |
|||||
MQH2 |
0,833 |
|||||
MQH4 |
0,808 |
|||||
HLTV4 |
0,805 |
|||||
HLTV3 |
0,793 |
|||||
HLTV2 |
0,761 |
|||||
TĐLV2 |
0,805 |
|||||
TĐLV4 |
0,726 |
|||||
TĐLV3 |
0,608 |
|||||
Mức ý nghĩa = 0,000 Hệ số KMO = 0,798 Phương sai trích = 67,588% Giá trị Eigen = 1,019 |
Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu, 2023
Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA đối với biến phụ thuộc: Hệ số KMO = 0,664 (0,5 ≤ KMO = 0,664 ≤ 1); Kiểm định Bartlett's có Sig.= 0,000 ≤ 0,05; Tổng phương sai trích = 70,429% (>50%; Giá trị Eigen = 2,113 >1, cho thấy mô hình EFA là phù hợp. Kết quả phân tích nhân tố khám phá cho thấy biến phụ thuộc Hiệu quả nhóm bao gồm 3 biến là HQN3, HQN2, HQN1.
Kết quả phân tích cho thấy hệ số R2 hiệu chỉnh là 54,08%, tức là sự biến thiên của hiệu quả làm việc nhóm được giải thích bởi 6 nhân tố là 54,08%, với mức ý nghĩa 1% (sig = 0,000) cho thấy mô hình hồi quy tuyến tính phù hợp với tập dữ liệu, mô hình có thể sử dụng được. Hệ số Durbin-Watson = 1,910 nằm trong khoảng từ 1,5 đến 2,5, cho thấy mô hình không có hiện tượng tự tương quan và hệ số VIF < 2, chứng tỏ mô hình hồi quy không có hiện tượng đa cộng tuyến. (Bảng 3)
Bảng 3. Kết quả mô hình hồi quy
Ký hiệu |
Nhân tố |
Hệ số hồi quy chuẩn hóa |
t |
Mức ý nghĩa |
|
CSKL |
Chia sẻ khối lượng công việc |
0.521 |
10.681 |
0.000 |
|
SHT |
Sự hỗ trợ |
0.201 |
4.127 |
0.000 |
|
KTKN |
Kiến thức và kỹ năng |
0.292 |
5.991 |
0.000 |
|
MQH |
Mối quan hệ |
0.129 |
2.637 |
0.009 |
|
HLTV |
Hài lòng của thành viên |
0.039 |
0.796 |
0.427 |
|
TĐLV |
Thái độ làm việc |
0.353 |
7.236 |
0.000 |
|
Hệ số R2 hiệu chỉnh = 54,08% Giá trị Sig. của kiểm định F = 0.000 Giá trị Durbin-Watson = 1.910 |
Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu, 2023
Phương trình hồi quy chuẩn hóa:
Y = 0,521*CSKL + 0,353*TĐLV + 0,292*KTKN + 0,201*SHT + 0,129*MQH
Kết quả phân tích cho thấy có 5 yếu tố tác động đến hiệu quả làm việc nhóm của sinh viên, bao gồm: Chia sẻ khối lượng công việc (CSKL); Thái độ làm việc (TĐLV); Kiến thức và Kỹ năng (KTKN); Sự hỗ trợ (SHT); Mối quan hệ (MQH); Hài lòng của thành viên (HLTV), với mức ý nghĩa thống kê 1%.
Nhân tố Chia sẻ khối lượng công việc tác động mạnh nhất đến hiệu quả làm việc nhóm của sinh viên Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh, Phân hiệu Vĩnh Long, với hệ số hồi quy β = 0,521. Kết quả này tương ứng với các nghiên cứu của Campion và cộng sự (1993), Caspers và cộng sự (2003), Mubaraz và cộng sự (2021). Nếu nhân tố Chia sẻ khối lượng công việc tăng 1 đơn vị thì hiệu quả làm việc nhóm tăng 0,521 đơn vị.
Nhân tố Thái độ làm việc tác động tích cực đến hiệu quả làm việc nhóm của sinh viên Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh, Phân hiệu Vĩnh Long (Romig, 1996; Beatty & Barker,2004; Nguyễn Xuân Hương và cộng sự, 2028). Nếu nhân tố Thái độ làm việc tăng 1 đơn vị thì hiệu quả làm việc nhóm tăng 0,353 đơn vị.
Nhân tố Kiến thức và Kỹ năng (β =0,292), Sự hỗ trợ (β =0,201), Mối quan hệ (β =0,129) tác động tích cực đến hiệu quả làm việc nhóm của sinh viên Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh Phân hiệu Vĩnh Long.
Kết quả nghiên cứu cho thấy có 5 yếu tố tác động tích cực đến hiệu quả làm việc nhóm của sinh viên Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh - Phân hiệu Vĩnh Long, trong đó có yếu tố "Chia sẻ khối lượng công việc" tác động mạnh nhất. Để tăng hiệu quả làm việc, nhóm sinh viên Trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh - Phân hiệu Vĩnh Long, cần xác định rõ vai trò và trách nhiệm của từng thành viên giúp mọi người hiểu rõ nhiệm vụ và chia sẻ khối lượng công việc một cách công bằng và hợp lý. Bên cạnh đó, không ngừng học hỏi, nâng cao kiến thức và kỹ năng; thái độ làm việc vui vẻ, lạc quan, nghiêm túc, tôn trọng và lắng nghe các ý kiến của nhau, tạo ra sự thoải mái, tử tế và thân thiện trong mối quan hệ. Đặc biệt, cần đẩy mạnh sự hỗ trợ của nhà trường trong việc giúp sinh viên hiểu rõ về cách làm việc nhóm đạt hiệu quả.
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
[1] Beatty, H. & Barker, S. (2004). Teamwork as an essential component of high-reliability organizations. Health services research, 41(4), 1576-1598
[2] Campion, M. A, Medsker, G. J. & Higgs, A. C. (1993). Relations between work group characteristics and effectiveness: Implications for designing effective work groups. Personnel psychology, 46(4), 823-850.
[3] Hays, J. M. (2004). Building high-performance teams: A practitioner’s guide. Argos press.
[4] Katzenbach, J. R. & Smith, D. K. (2005). The discipline of teams. Harvard business review, 71(2), 162-170.
[5] Drew, M, Salcinovic, J, Dijkstra, B. & Waddington, G. (2022). Factors influencing team performance: What can support teams in high-performance sport learn from other industries? A systematic scoping review. Sports medicine- open, 8(1), 1-18.
[6] Nguyễn Xuân Hưng, Đặng Ngọc Thảo, Nguyễn Thị Thu Trang, Nguyễn Thị Thắm, Lê Hải Yến (2021). Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả làm việc nhóm của sinh viên trên địa bàn Thành phố Hà Nội, Việt Nam. Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng, trang 50-64
[7] Nguyễn Thị Thắng (2014). Yếu tố cá nhân và hiệu quả làm việc hợp tác trong học tập. Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Nghiên cứu Nước ngoài, 30(3), trang 47-52.
A study on the factors affecting the teamwork effectiveness of students at the University of Economics Ho Chi Minh City - Vinh Long Campus
Master. Nguyen Trung Tien1
Nguyen Thi Thu Ngan2
Nguyen Ha Ngoc Tran2
Nguyen Thi Hong Tham2
Tran Thi Thien Nga2
Nguyen Thi Tra My2
1School of Management, University of Economics Ho Chi Minh City - Vinh Long Campus
2Student, University of Economics Ho Chi Minh City - Vinh Long Campus
Abstract:
This study analyzed the factors affecting the teamwork effectiveness of students at the University of Economics Ho Chi Minh City - Vinh Long Campus. The study’s data were collected using a convenient sampling method by surveying 200 students aged 18 - 25 through a pre-designed questionnaire. Cronbach's alpha reliability test, exploratory factor analysis, and linear regression were used to analyze the proposed factors. The study’s results showed that there are five factors affecting the teamwork effectiveness of students, including: sharing the workload, work attitude, knowledge and skills, assistance, and relationships.
Keyword: effectiveness, teamwork, student, university, University of Economics Ho Chi Minh City.
[Tạp chí Công Thương - Các kết quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ, Số 3 tháng 2 năm 2024]
Nguồn: Tạp chí công thương
(CHG) Ngày 14/11, tại Đà Nẵng, Cục kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp (Bộ Công Thương) phối hợp với Hiệp hội Công nghiệp môi trường Việt Nam tổ chức Hội nghị tập huấn “Nâng cao năng lực bảo vệ môi trường cho các cơ quan, doanh nghiệp khu vực miền Trung”.
Xem chi tiết(CHG) Ngày 14/11, Sở Công Thương phối hợp với Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam tổ chức Diễn đàn “Khu thương mại tự do Đà Nẵng - Động lực mới phát triển ngành logistics thành phố Đà Nẵng”.
Xem chi tiết(CHG) Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Long An đã có tân Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh.
Xem chi tiếtBài báo nghiên cứu "Xu hướng tiêu dùng xanh trong phát triển bền vững tại Việt Nam" do TS. Nguyễn Thị Hạnh (Khoa Kinh tế và Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học Hải Phòng) thực hiện.
Xem chi tiếtĐề tài Tự chủ đại học và những vấn đề thực tiễn triển khai tại các trường đại học công lập trực thuộc Bộ Công Thương do TS. Nguyễn Đồng Anh Xuân (Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội) thực hiện.
Xem chi tiết