“Visa” hút vốn FDI


CHG - Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 8 tháng năm 2021, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài đạt 19,12 tỷ USD, bằng 97,9% so với cùng kỳ năm 2020...

Nhiều chuyên gia kinh tế lạc quan khi vốn đầu tư điều chỉnh đã tăng trở lại sau chuỗi giảm liên tục kể từ khi dịch Covid-19 bùng phát vào cuối tháng 4-2021. Mặc dù, số dự án mới được cấp giấy chứng nhận đầu tư giảm 36,8% so với cùng kỳ năm 2020 (1.135 dự án), nhưng tổng vốn đăng ký đạt gần 11,33 tỷ USD, tăng 16,3%.

Mặt khác, việc suy giảm số dự án này chủ yếu tập trung vào nhóm dự án quy mô nhỏ (dưới 5 triệu USD), trong khi số lượng các dự án quy mô lớn (trên 50 triệu USD) vẫn duy trì tăng mạnh trong 8 tháng năm 2021. Điều này thể hiện trong lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo đang dẫn đầu về thu hút đầu tư với tổng vốn đầu tư đạt gần 9,3 tỷ USD, chiếm 48,4% tổng vốn đầu tư đăng ký.

Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) vẫn đặt niềm tin vào triển vọng đầu tư tại Việt Nam khi Long An, thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Cần Thơ vẫn nằm trong top đầu thu hút vốn đầu tư trong bối cảnh đại dịch hoành hành dữ dội tại các tỉnh, thành phố phía Nam suốt hơn tháng qua. Trong đó, Long An có dự án điện lớn lên tới 3,1 tỷ USD.

Ngay cả khi kinh tế thế giới và Việt Nam bị tác động rất tiêu cực của đại dịch Covid-19, thu hút FDI vẫn duy trì kết quả khả quan, phản ánh niềm tin của giới đầu tư quốc tế đối với Việt Nam như một điểm đến an toàn và hấp dẫn.

Điểm tích cực trong bức tranh kinh tế khu vực suy giảm nghiêm trọng là nhiều doanh nghiệp FDI tại Việt Nam tiếp tục phục hồi và duy trì tốt hoạt động sản xuất, kinh doanh. Doanh nghiệp nước ngoài đánh giá cao hành động nhanh chóng, hiệu quả trong việc ngăn chặn sự lây lan dịch Covid-19 của Việt Nam.

Thực tế, vẫn có tới 80% doanh nghiệp châu Âu duy trì hoặc gia tăng đầu tư vào Việt Nam bất chấp cú sốc Covid-19. Nhiều tập đoàn hàng đầu thế giới đang gặt hái thành công ở Việt Nam. Điều này cho thấy triển vọng dài hạn của Việt Nam vẫn ở mức tích cực.

Lũy kế đến ngày 20-8-2021, đã có gần 360 tỷ USD vốn FDI đổ vào Việt Nam. Đây được xem là kết quả khả quan trong bối cảnh hoạt động đầu tư thế giới rất trầm lắng, đưa Việt Nam nằm trong nhóm 20 quốc gia thu hút FDI nhiều nhất trên thế giới.

Tuy vậy, để tận dụng được những cơ hội vàng hút vốn từ nhà đầu tư ngoại, các chuyên gia quốc tế cho rằng, Việt Nam cần chủ động vượt qua các thách thức để thu hút nguồn vốn FDI chất lượng cao. Đặc biệt, việc khống chế được dịch tốt sẽ là visa để Việt Nam đón “đại bàng” tới đầu tư không chỉ cho năm 2021, mà cả giai đoạn 2021-2025.

Kinh nghiệm từ các “điểm sáng” thu hút đầu tư cho thấy, ba yếu tố tiên quyết để hấp dẫn nhà đầu tư ngoại là nguồn nhân lực, đất đai và khoa học công nghệ. Các địa phương phải chủ động quy hoạch các khu công nghiệp, hệ sinh thái công nghệ, đặc biệt là cơ sở hạ tầng: cảng biển, hệ thống giao thông đường bộ, đường thủy, hệ thống kho bãi... sẵn sàng đón nhận các dự án FDI. Cùng với đó, khẩn trương cơ cấu nguồn lao động, ưu tiên chương trình phát triển nguồn nhân công lành nghề, có kỹ năng chuyên sâu đáp ứng được yêu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp FDI.

Hiện nay, khu vực FDI đóng góp khoảng 20% GDP, trên 50% giá trị sản xuất công nghiệp và khoảng 70% kim ngạch xuất khẩu của cả nước, tạo việc làm và thu nhập cho hàng triệu lao động.

Bên cạnh các giải pháp kích thích và hỗ trợ thúc đẩy sản xuất, Chính phủ cần đẩy nhanh tiến trình tiêm vaccine để đạt được tỷ lệ tiêm chủng miễn dịch cộng đồng trong thời gian sớm nhất. Từ đó, tạo cơ sở quan trọng đưa nền kinh tế trở lại hoạt động bình thường để phục hồi và tăng trưởng.

Nguồn: Báo Biên Phòng

Còn lại: 1000 ký tự
Khắc phục "khoảng trống" pháp lý trong xử lý tội sản xuất, buôn bán hàng giả

(CHG) TS. Nguyễn Thanh Mai, Trưởng bộ môn Kỹ năng tham gia giải quyết vụ án hình sự, Học viện Tư pháp, đã có những phân tích sâu sắc về hành vi khách quan của tội sản xuất, buôn bán hàng giả, cũng như những “vùng trống” pháp lý còn tồn tại trong Bộ luật Hình sự hiện hành.

Xem chi tiết
Tạp chí Điện tử Kỹ thuật Chống hàng giả và Gian lận thương mại tổ chức buổi gặp mặt nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam

(CHG) Ngày 21/6/2025, tại Hà Nội, Tạp chí điện tử Kỹ thuật Chống hàng giả và Gian lận thương mại (CHG) đã tổ chức buổi gặp mặt thân mật nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam. Đây là dịp để tri ân, ôn lại truyền thống vẻ vang của nền báo chí cách mạng, đồng thời khẳng định vai trò, sứ mệnh và trách nhiệm xã hội của Tạp chí trong công cuộc phòng, chống hàng giả, gian lận thương mại và buôn lậu trong thời kỳ mới.

Xem chi tiết
100 năm Báo chí cách mạng Việt Nam, từ ngọn đèn nhỏ đến ngọn lửa thời đại

(CHG) Ngày 21/6/1925, tờ báo Thanh Niên do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc sáng lập đã chính thức ra đời, đánh dấu sự khai sinh của nền báo chí cách mạng Việt Nam. Từ đó đến nay, 100 năm đã trôi qua, một thế kỷ của bản lĩnh, dấn thân, sáng tạo và đồng hành cùng dân tộc. Nhìn lại chặng đường vẻ vang ấy, chúng ta không chỉ tri ân những người làm báo qua các thời kỳ mà còn thấy rõ vai trò của báo chí trong việc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và chấn hưng đất nước trong thời kỳ mới.

Xem chi tiết
Báo chí cách mạng, ngòi bút kiên cường trên mặt trận chống hàng giả, gian lận thương mại

(CHG) Năm 2025 đánh dấu một cột mốc lịch sử đặc biệt: tròn 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam. Trên hành trình một thế kỷ đồng hành cùng sự nghiệp cách mạng, phát triển và bảo vệ Tổ quốc, báo chí cách mạng Việt Nam không chỉ là “vũ khí tư tưởng” sắc bén, mà còn là tuyến đầu trong nhiều cuộc đấu tranh không tiếng súng. Đặc biệt, trong bối cảnh hàng giả, hàng nhái, gian lận thương mại và buôn lậu ngày càng tinh vi, báo chí tiếp tục phát huy vai trò tiên phong, trở thành cánh tay nối dài của các lực lượng chức năng, cùng xã hội xây dựng môi trường kinh doanh lành mạnh, bảo vệ quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng.

Xem chi tiết
“Tiền phạt như một phần chi phí kinh doanh”, báo động về tư duy làm ăn phi pháp

(CHG) Tại buổi họp báo về tình hình kinh tế, xã hội TP HCM chiều 5/6/2025, câu phát biểu ngắn gọn nhưng đầy trăn trở của ông Nguyễn Quang Huy, Chi cục phó Quản lý thị trường TP HCM đã gây chú ý mạnh mẽ trong dư luận: “Nhiều tiểu thương coi tiền phạt như một phần chi phí kinh doanh”.

Xem chi tiết
2
2
2
3