Xung quanh các lô hàng hơn 600 tấn dầu đã qua sử dụng: Có được phép nhập khẩu?


(CHG) 4 doanh nghiệp nhập khẩu hơn 600 tấn dầu khai báo hàng mới 100%, nhưng giám định lại là dầu đã qua sử dụng, có thành phần chính là dầu nặng và tạp chất. Cục Hải quan TP. HCM đã kiến nghị giải pháp quản lý hiệu quả mặt hàng này, tránh ảnh hưởng đến môi trường. 
Công chức Hải quan TP. HCM giám sát hàng nhập khẩu. Ảnh minh họa
Hơn 600 tấn dầu đã qua sử dụng
Thời gian qua, Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực 1 (Cục Hải quan TP. HCM) đã tiếp nhận làm thủ tục hải quan lô hàng theo khai báo là “Dầu, mới 100%” của 4 doanh nghiệp, với hơn 600 tấn dầu, có xuất xứ từ nhiều nước khác nhau.
Trong đó, Công ty TNHH Sản xuất D. nhập khẩu 3 lô gần 260 tấn dầu. Cụ thể, cuối tháng 9/2022, công ty khai báo nhập khẩu lô hàng trên 42 tấn, khai báo tên hàng là chế phẩm dầu sau tinh chế-Refined Oil HFO350 chứa trên 70% khối lượng dầu khoáng nguồn gốc dầu mỏ, thuộc phân đoạn dầu nặng (đóng bao flexibag, hàng nhập khẩu để bán). Hàng mới 100%, xuất xứ Singapore. Tuy nhiên, theo thông báo kết quả giám định số: 00107/N2.22/ĐG ngày 20/10/2022 của Trung tâm Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng 3 (Trung tâm 3), mẫu là dầu đã qua sử dụng, có thành phần chính là dầu nặng và tạp chất. Hàm lượng dầu khoáng và chất không xà phòng trên mẫu nguyên 82,2% khối lượng.
Tiếp sau đó, vào cuối tháng 10/2022, công ty này tiếp tục mở 2 tờ khai nhập khẩu 2 lô hàng dầu, với trọng lượng trên 215 tấn chế phẩm dầu sau tinh chế-Refined Oil HFO350 chứa trên 70% khối lượng dầu khoáng nguồn gốc dầu mỏ, thuộc phân đoạn dầu nặng, không dùng làm nhiên liệu động cơ, hàng mới 100%. Trong đó, một lô trên 112 tấn có xuất xứ từ Malaysia, lô còn lại có xuất xứ Singapore. Kết quả giám định, hàng nhập khẩu là dầu đã qua sử dụng, có thành phần chính là dầu nặng và tạp chất, không phải là dầu FO. Hàm lượng dầu khoáng và chất không xà phòng trên mẫu nguyên 76,6% khối lượng.
Trường hợp thứ 2 là, Công ty TNHH Môi trường F. nhập khẩu lô hàng gần 87 tấn dầu khoáng được chưng cất từ hắc ín, than đá ở nhiệt độ cao, đóng gói trong container dùng để chứa dầu, mỗi container chứa từ 19 - 22 tấn, hàng mới 100%. Kết quả, hàng hoá giám định có thành phần chính là dầu đã qua sử dụng, dầu nặng có lẫn thành phần nhẹ, nước và tạp chất. Dầu có hàm lượng dầu gốc dầu khoáng và chất không xà phòng nhỏ hơn 70%.
Cùng thời điểm trên, Công ty TNHH Sản xuất thương mại dầu khí B. nhập khẩu 48 tấn chế phẩm dầu gốc có khối lượng dầu cấu từ thơm lớn hơn cấu từ không thơm, có thành phần chưng cất dưới 65% ở 25 độ C, dùng để hóa dẻo cao su và đốt công nghiệp, hàng mới 100%. Thông báo kết quả giám định số 00110/N2.22/TĐ ngày 28/10/2022 của Trung tâm 3 cho thấy, mẫu là dầu đã qua sử dụng, có thành phần chính là dầu nặng và tạp chất - hàm lượng dầu khoáng và chất không xà phòng trên mẫu nguyên 79,8 % khối lượng.
Trường hợp thứ 4 là Công ty TNHH Vận Tải xăng dầu V. nhập khẩu 241 tấn dầu khoáng chất từ hắc ín than đá ở nhiệt độ cao, hàm lượng dầu khoáng chất trên 70%. Thuộc phân đoạn dầu nặng, không làm nhiên liệu động cơ, mới 100%. Căn cứ Thông báo kết quả giám định số 00112/N2.22/TD của Trung tâm 3, mẫu là dầu từ lô hàng trên đã qua sử dụng, có thành phần chính là dầu nặng và tạp chất. Mẫu không phải là dầu FO.
Có phải dầu thải nguy hại?
Các lô hàng nêu trên đều được doanh nghiệp khai báo mã HS: 2710.19.90; thuế suất nhập khẩu 5%, thuế suất GTGT 10%. Các lô hàng nhập khẩu được cơ quan Hải quan trưng cầu giám định tại Trung tâm 3, cho kết quả không như khai báo của doanh nghiệp trên tờ khai hải quan. Các lô hàng giám định cho kết quả là dầu đã qua sử dụng, có thành phần chính là dầu nặng và tạp chất, không phải dầu FO
Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực 1 đã đề nghị Trung tâm 3 làm rõ, mẫu dầu đã qua sử dụng có phải là dầu thải hay chất thải thuộc Danh mục chất thải nguy hại, chất thải công nghiệp phải kiểm soát và chất thải rắn công nghiệp thông thường quy định tại mẫu số 01 Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường hay không. Trả lời nội dung này, Trung tâm 3 cho biết, với điều kiện kỹ thuật và các thông tin hiện có Trung tâm 3 chưa đủ cơ sở xác định mặt hàng dầu đã qua sử dụng này có phải chất thải nguy hại thuộc danh mục chất thải nguy hại theo Thông tư 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/1/2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường hay không.
Tại cuộc họp mới đây, giữa đại diện các bên liên quan gồm Cục Hải quan TP. HCM, doanh nghiệp nhập khẩu và Trung tâm 3, đại diện trung tâm giám định đã giải thích về việc kết luận mẫu là dầu đã qua sử dụng vì hàm lượng kim loại trong mẫu dầu rất cao. Tuy nhiên, Trung tâm 3 không đủ cơ sở để xác định đây có phải dầu thải hay không. Đại diện Trung tâm 3 cho biết thêm, với tạp chất và hàm lượng kim loại có trong dầu, nếu sử dụng làm nhiên liệu đốt lò có thể gây ô nhiễm môi trường và hư lò đốt.
Theo Cục Hải quan TP. HCM, theo quy định tại Nghị định 69/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 của Chính phủ hàng hóa là dầu đã qua sử dụng không thuộc danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu. Theo danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam ban hành theo Thông tư số 65/2017/TT-BTC ngày 27/6/2017 được sửa đổi bởi thông tư Thông tư 09/2019/TT-BTC ngày 15/2/2019 của Bộ Tài chính thì không có mã số hàng hóa của "Dầu đã qua sử dụng".
Từ thực tế nêu trên, để hàng nhập khẩu đảm bảo tiêu chuẩn theo quy định, tránh nguy hại tới môi trường, Cục Hải quan TP. HCM đã chủ động báo cáo vướng mắc nêu trên để Tổng cục Hải quan trao đổi ý kiến với Bộ Tài nguyên và Môi trường về cơ quan có đủ chuyên môn kỹ thuật giám định mặt hàng nhập khẩu và chính sách đối với mặt hàng nêu trên để đơn vị có cơ sở thực hiện đúng quy định./.

Nguồn: https://haiquanonline.com.vn/xung-quanh-cac-lo-hang-hon-600-tan-dau-da-qua-su-dung-co-duoc-phep-nhap-khau-172697-172697.html

Còn lại: 1000 ký tự
Nâng cao năng lực bảo vệ môi trường cho các doanh nghiệp ngành Công Thương khu vực Nam Trung Bộ

(CHG) Ngày 14/11, tại Đà Nẵng, Cục kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp (Bộ Công Thương) phối hợp với Hiệp hội Công nghiệp môi trường Việt Nam tổ chức Hội nghị tập huấn “Nâng cao năng lực bảo vệ môi trường cho các cơ quan, doanh nghiệp khu vực miền Trung”.

Xem chi tiết
Khu thương mại tự do - Động lực mới phát triển ngành logistics thành phố Đà Nẵng

(CHG) Ngày 14/11, Sở Công Thương phối hợp với Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam tổ chức Diễn đàn “Khu thương mại tự do Đà Nẵng - Động lực mới phát triển ngành logistics thành phố Đà Nẵng”.

Xem chi tiết
Long An: Tân Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh

(CHG) Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Long An đã có tân Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh.

Xem chi tiết
Xu hướng tiêu dùng xanh trong phát triển bền vững tại Việt Nam

Bài báo nghiên cứu "Xu hướng tiêu dùng xanh trong phát triển bền vững tại Việt Nam" do TS. Nguyễn Thị Hạnh (Khoa Kinh tế và Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học Hải Phòng) thực hiện.

Xem chi tiết
Tự chủ đại học và những vấn đề thực tiễn triển khai tại các trường đại học công lập trực thuộc Bộ Công Thương

Đề tài Tự chủ đại học và những vấn đề thực tiễn triển khai tại các trường đại học công lập trực thuộc Bộ Công Thương do TS. Nguyễn Đồng Anh Xuân (Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội) thực hiện.

Xem chi tiết
2
2
2
3