​Ngành công nghiệp chế biến chế tạo dẫn đầu về số dự án mới đầu tư vào Việt Nam


(CHG) Tính đến ngày 20/4, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài đạt gần 8,88 tỷ USD, bằng 82,1% so với cùng kỳ năm 2022.

Ngành công nghiệp chế biến chế tạo dẫn đầu về số dự án mới đầu tư vào Việt Nam.
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 18 ngành trong tổng số 21 ngành kinh tế quốc dân. Trong đó, ngành công nghiệp chế biến chế tạo dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đạt hơn 5,1 tỷ USD, chiếm 57,8% tổng vốn đầu tư đăng ký và giảm 17% so với cùng kỳ.
Ngành hoạt động tài chính, ngân hàng đứng thứ 2 với tổng vốn đầu tư hơn 1,5 tỷ USD, chiếm hơn 17% tổng vốn đầu tư đăng ký và tăng hơn 12 lần so với cùng kỳ. Các ngành kinh doanh bất động sản, bán buôn, bán lẻ xếp thứ 3 và 4 với tổng vốn đăng ký đạt lần lượt là gần 972 triệu USD (giảm 65,5%) và gần 372 triệu USD (giảm 44,3%); còn lại là các ngành khác.
Xét về số lượng dự án, có 750 dự án mới được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (tăng 65,2% so với cùng kỳ), tổng vốn đăng ký đạt hơn 4,1 tỷ USD (tăng 11,1% so với cùng kỳ); Có 386 lượt dự án đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư (tăng 19,5% so với cùng kỳ), tổng vốn đầu tư tăng thêm đạt gần 1,66 tỷ USD (giảm 68,6% so với cùng kỳ, tăng 1,7 điểm phần trăm so với 03 tháng và tăng 16,5 điểm phần trăm so với 02 tháng đầu năm); Có 1.044 giao dịch góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài (tăng 1,8% so với cùng kỳ), tổng giá trị vốn góp đạt hơn 3,1 tỷ USD (tăng 70,4% so với cùng kỳ).
Tính đến ngày 20/4/2023, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài đạt gần 8,88 tỷ USD.
Xét về số lượng dự án mới, công nghiệp chế biến chế tạo cũng là ngành dẫn đầu về số dự án mới (chiếm 29,9%) và điều chỉnh vốn (chiếm 56,7%). Bán buôn, bán lẻ dẫn đầu về số giao dịch GVMCP (chiếm 40,8%).
Đã có 77 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam trong 4 tháng đầu 2023. Trong đó, Singapore dẫn đầu với tổng vốn đầu tư gần 2,2 tỷ USD, chiếm hơn 24,7% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam, giảm 29,5% so với cùng kỳ 2022; Nhật Bản đứng thứ 2 với gần 2 tỷ USD, chiếm hơn 22,1% tổng vốn đầu tư, gấp 2,63 lần so với cùng kỳ. Trung Quốc đứng thứ 3 với tổng vốn đầu tư đăng ký gần 752 triệu USD, chiếm gần 8,5% tổng vốn đầu tư, giảm 30% so với cùng kỳ.
Trong đó, Hàn Quốc dẫn đầu cả về số dự án mới (chiếm 16,1%), số lượt điều chỉnh vốn (chiếm 24,4%) và góp vốn mua cổ phần (chiếm 28,2%).
Các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 46 tỉnh, thành phố trên cả nước trong 4 tháng đầu năm 2023. Hà Nội dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 1,1 tỷ USD, chiếm gần 19,2% tổng vốn đầu tư đăng ký và tăng gấp 2,6 lần so với cùng kỳ năm 2021. Bắc Giang xếp thứ 2 với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 1 tỷ USD, chiếm hơn 11,3% tổng vốn đầu tư cả nước, tăng gấp hơn 3 lần so với cùng kỳ.
Nếu xét về số dự án, thành phố Hồ Chí Minh vẫn là địa bàn dẫn đầu cả nước cả về số dự án mới (40,9%), số lượt dự án điều chỉnh (24,6%) và góp vốn mua cổ phần (66,2%).
Tính tới ngày 20/04/2023, ước tính các dự án đầu tư nước ngoài đã giải ngân được khoảng hơn 5,85 tỷ USD, giảm 1,2% so với cùng kỳ năm 2022, tăng 1 điểm phần trăm so với 03 tháng đầu năm 2023.
Xuất khẩu (kể cả dầu thô) của khu vực đầu tư nước ngoài ước đạt gần 81,19 tỷ USD, giảm 10,8% so với cùng kỳ, chiếm 74,6% kim ngạch xuất khẩu. Xuất khẩu không kể dầu thô ước đạt 80,56 tỷ USD, giảm 10,8%, chiếm 74% kim ngạch xuất khẩu cả nước.
Nhập khẩu của khu vực đầu tư nước ngoài ước đạt 67,1 tỷ USD, giảm 15,5% so cùng kỳ và chiếm 65,2% kim ngạch nhập khẩu cả nước.
Mặc dù kim ngạch xuất khẩu tiếp tục giảm hơn trong 4 tháng đầu năm 2023 (giảm sâu hơn 0,8 điểm phần trăm so với 3 tháng), khu vực đầu tư nước ngoài vẫn xuất siêu gần 14,1 tỷ USD kể cả dầu thô và xuất siêu gần 13,5 tỷ USD không kể dầu thô. Trong khi đó, khu vực doanh nghiệp trong nước nhập siêu gần 8,3 tỷ USD./.

Nguồn: https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/nganh-cong-nghiep-che-bien-che-tao-dan-dau-ve-so-du-an-moi-dau-tu-vao-viet-nam-104627.htm

Còn lại: 1000 ký tự
Tác động của đạo đức trí tuệ nhân tạo, thái độ và nhận thức đến hành vi sử dụng ChatGPT

Bài báo "Tác động của đạo đức trí tuệ nhân tạo, thái độ và nhận thức đến hành vi sử dụng ChatGPT" do MBA. Nguyễn Lý Trường An - MBA. Trương Thị Cẩm Vân - MBA. Võ Phương Chi - TS. Lượng Văn Quốc (Khoa Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Tài chính – Marketing) thực hiện.

Xem chi tiết
Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu trái dừa sang thị trường Châu Âu

Bài báo nghiên cứu "Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu trái dừa sang thị trường Châu Âu" do TS. Nhan Cẩm Trí (Trường Đại học Kinh tế - Tài chính Thành phố Hồ Chí Minh) thực hiện.

Xem chi tiết
Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong tái lập tín hiệu điện tâm đồ

Bài báo "Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong tái lập tín hiệu điện tâm đồ" do Nguyễn Thị Thu Hồng (Khoa Ứng dụng phần mềm, Trường Cao đẳng FPT Thành phố Hồ Chí Minh) và Trương Quốc Trí* (Tác giả liên hệ: tri.truong@vlu.edu.vn, Khoa Kỹ thuật Cơ - Điện và Máy tính, Trường Đại học Văn Lang) thực hiện.

Xem chi tiết
Phân tích một số kết quả hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập tại tỉnh Bình Dương

Đề tài Phân tích một số kết quả hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập tại tỉnh Bình Dương do ThS. Phan Thị Cẩm Giang (NCS Học viện Hành chính Quốc gia- Giảng viên Khoa Quản lý Kinh tế Xã hội - Phân viện Học viện Hành chính tại TP. Hồ Chí Minh) thực hiện.

Xem chi tiết
Phát triển bền vững các khu công nghiệp ở Việt Nam và vai trò của thu hút FDI

Bài báo nghiên cứu "Phát triển bền vững các khu công nghiệp ở Việt Nam và vai trò của thu hút FDI" do ThS. Đào Thị Việt Hằng (Đại học Bách Khoa Hà Nội) thực hiện.

Xem chi tiết
2
2
2
3