Định danh tài khoản mạng xã hội ngăn chặn mạo danh lừa đảo


(CHG) Sự phát triển nhanh chóng của internet, cùng các trang mạng xã hội đã kéo theo ngày càng nhiều hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản. Đáng chú ý các đối tượng thực hiện lừa đảo một cách tinh vi và khó kiểm soát.  Xác thực tài khoản mạng xã hội sẽ được Bộ TT&TT triển khai tới đây sẽ là một giải pháp hữu hiệu trong việc ngăn chặn, đẩy lùi hành vi lừa đảo trên không gian mạng.


Cảnh báo các thủ đoạn lừa đảo trên không gian mạng.

Xử lý hàng nghìn vụ lừa đảo qua mạng xã hội
Theo thống kê của Cục An toàn thông tin, ghi nhận từ Trang Cảnh báo an toàn thông tin Việt Nam (canhbao.khonggianmang.vn) năm 2022 có hơn 12.935 trường hợp lừa đảo trực tuyến với 2 loại hình lừa đảo chính là lừa đảo để đánh cắp thông tin cá nhân (chiếm 24,4%) và lừa đảo tài chính (chiếm 75,6%). Việc lừa đảo đánh cắp thông tin cá nhân là bước đệm để tiếp nối cho việc lên kịch bản thực hiện lừa đảo tài chính.
Để thực hiện các cuộc lừa đảo trực tuyến, đối tượng lừa đảo đã áp dụng nhiều biện pháp khác nhau nhằm tạo niềm tin. Cục An toàn thông tin phân ra làm 3 nhóm chính: Giả mạo thương hiệu chiếm 72,6% (giả mạo SMS, website, số điện thoại cơ quan chức năng, ngân hàng, công ty tài chính...); chiếm đoạt tài khoản  online (facebook, Zalo...) chiếm 11,4%; các hình thức khác (việc làm online, lừa đảo tình cảm, app cho vay...) chiếm 16%.
Trong năm 2022, Bộ Thông tin và Truyền thông đã ngăn chặn, xử lý hơn 2.620 trang web lừa đảo trực tuyến, vi phạm pháp luật (hơn 1.460 trang lừa đảo trực tuyến) và bảo vệ hơn 4,7 triệu người dân (tương ứng 6,7% người dùng internet
Việt Nam) trước các tấn công lừa đảo trực tuyến, vi phạm pháp luật trên không gian mạng.
Bộ Thông tin và Truyền thông đã phát triển trang thông tin, xử lý tin nhắn SMS rác, lừa đảo (tại địa chỉ chongthurac.vn); Trang Cảnh báo an toàn thông tin
Việt Nam (canhbao.khonggianmang.vn/canhbao.ncsc.gov.vn) để người dân có thể phản ánh. Theo Bộ Thông tin và Truyền thông, tính riêng trong năm 2022, có 03 nhóm lừa đảo chính (giả mạo thương hiệu, chiếm đoạt tài khoản và các hình thức kết hợp khác) với 16 hình thức lừa đảo thường xuyên diễn ra trên không gian mạng Việt Nam.
Với nhiều trang mạng xã hội như Facebook, Zalo, Instagram, Tiktok… đang có số lượng người dùng rất lớn. Đây là nguồn dữ liệu gần như miễn phí để các đối tượng xấu triển khai các thủ đoạn lừa đảo tinh vi.                                               

                         

Ảnh minh họa.

Định danh tài khoản mạng –  giải pháp ngăn chặn lừa đảo
Tại phiên giải trình về việc chấp hành pháp luật về phòng, chống mua bán người vào ngày 8/5, tại Nhà Quốc hội do Ủy ban Tư pháp của Quốc hội tổ chức, trả lời về việc xác thực các tài khoản trên mạng, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Thanh Lâm cho biết, giữa Bộ Thông tin và Truyền thông và Bộ Công an đã có cơ chế phối hợp cụ thể.
Khi cơ quan điều tra ở địa phương làm văn bản gửi bộ đề nghị xác thực các tài khoản trên mạng có dấu hiệu vi phạm pháp luật sẽ có cơ chế phối hợp với Cục An toàn thông tin, Trung tâm Internet Việt Nam, Cục Phát thanh truyền hình và Thông tin điện tử xác thực xem chủ tài khoản đó là ai.
Trong đó có trường hợp xác định được, có trường hợp còn gặp khó khăn do một số đối tượng phạm tội sử dụng tin nhắn bằng ứng dụng OTT xuyên biên giới.
Theo ông Nguyễn Thanh Lâm, việc này tới đây sẽ được giải quyết bằng khuôn khổ pháp lý cụ thể, khi Quốc hội xem xét, cho ý kiến đối với dự án Luật Viễn thông sửa đổi. Trong dự luật này đã quy định sẽ quản lý các ứng dụng OTT nước ngoài như là các nền tảng trong nước.
"Nếu như không đáp ứng yêu cầu quản lý sẽ ngăn chặn. Ngăn chặn việc sử dụng các ứng dụng này để lập hội nhóm làm những việc lừa đảo, không truy vết được", ông
Nguyễn Thanh Lâm nói.
Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông cũng chỉ rõ, nghị định thay thế các nghị định về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng sẽ được ban hành trong cuối năm 2023 với thay đổi rất quan trọng.
Bộ sẽ yêu cầu tất cả chủ tài khoản mạng xã hội là cá nhân hay tổ chức phải thực hiện việc định danh. Việc này áp dụng cho cả mạng xã hội nước ngoài như Facebook, YouTube, TikTok... "Với các tài khoản mạng xã hội không định danh sẽ bị đấu tranh, ngăn chặn, xử lý với các mức độ khác nhau", ông
Nguyễn Thanh Lâm cho hay.
Theo Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, việc ngăn chặn, xóa bỏ các tài khoản mạng xã hội vi phạm cho dù là của ứng dụng nước ngoài thì Bộ làm được. Tuy nhiên, khi ngăn chặn, xóa bỏ thì vô hình trung làm mất đi dấu vết, chứng cứ, gây khó khăn cho việc củng cố chứng cứ, đấu tranh của các lực lượng khác.
Trước đó, tại phiên giải trình về việc chấp hành pháp luật về phòng, chống mua bán người do Ủy ban Tư pháp của Quốc hội tổ chức đã đề cập đấu tranh việc lợi dụng công nghệ để hoạt động phạm tội trên không gian mạng và mạng viễn thông. Tại đây, Trung tướng Nguyễn Duy Ngọc, Thứ trưởng Bộ Công an cho biết, qua Đề án 06 xác thực Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư với số điện thoại đã góp phần làm chuyển biến tình hình.
Theo đó, đến ngày 15/4, với những thuê bao không xác thực chính chủ đã bị cắt liên lạc 2 chiều. Thống kê có 1,2 triệu thuê bao không xác thực chính chủ và không ít trong đó tiềm ẩn việc tội phạm sử dụng để thực hiện hành vi phạm tội, còn lại có những dạng sim được khuyến mãi, sau đó không dùng nữa bỏ.
Trung tướng Nguyễn Duy Ngọc thông tin, sắp tới Bộ Công an sẽ bàn với ngân hàng tiến hành xác thực tài khoản thanh toán. Việc này nhằm tiếp cận và hạn chế được vấn đề tội phạm lừa đảo, phạm tội trên không gian mạng, lợi dụng công nghệ cao dưới hình thức sim điện thoại hay thanh toán tài khoản, tiền.

Như vậy, với 3 phương án: Xác thực thông tin chính chủ số điện thoại, xác thực tài khoản thanh toán ngân hàng và định danh tài khoản mạng, các cơ quan chức năng kỳ vọng sẽ góp phần ngăn chặn và đẩy lùi có hiệu quả vấn nạn lừa đảo trên không gian mạng, tạo môi trường mạng lành mạnh, văn minh. Đồng thời, góp phần loại bỏ các nội dung xấu, sai trái, vi phạm pháp luật hoặc gây hại cho xã hội trên không gian mạng, giúp bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, khi tham gia mạng xã hội./.

Tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Thông tin và Truyền thông ngày 5/5 vừa qua, ông Lê Quang Tự Do, Cục trưởng Cục Phát thanh Truyền hình và Thông tin điện tử cho biết, Bộ Thông tin và Truyền thông đã công bố kế hoạch triển khai kiểm tra toàn diện TikTok tại Việt Nam trong tháng 5 này, cụ thể bắt đầu vào ngày 15/5 và kéo dài đến hết tháng.
Trước đó, trong cuộc họp đầu tháng 4, Bộ Thông tin và Truyền thông đánh giá TikTok không chủ động ngăn chặn và xử lý tình trạng video có nội dung độc hại xuất hiện nhiều trên nền tảng, chưa có biện pháp kiểm soát nội dung vi phạm liên quan đến chính trị, chống phá Đảng, Nhà nước; tin giả; nội dung nhảm nhí, độc hại, gây nguy hiểm với trẻ em.
Ngoài ra, nền tảng dùng thuật toán phân phối tự động nhằm tạo xu hướng, dẫn đến tình trạng phát tán nội dung câu view, bất chấp sự phản cảm, gây ảnh hưởng xấu đến cộng đồng và giới trẻ. TikTok cũng không có biện pháp ngăn chặn hiệu quả hoạt động thương mại, kinh doanh, buôn bán, quảng cáo hàng giả, hàng nhái...
Hiện số người sử dụng TikTok tại Việt Nam đạt gần 50 triệu, đứng thứ 6 trên toàn cầu và đứng thứ nhất tại Đông Nam Á, theo thống kê của Data Reportal tính đến tháng 2/2023.
Còn lại: 1000 ký tự
Bộ Công Thương lấy ý kiến dự thảo quy định về giá bán điện bình quân

Bộ Công Thương hiện đã đăng tải công khai Dự thảo 2 Thông tư quy định tính toán giá bán điện bình quân để lấy ý kiến đóng góp của các đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân.

Xem chi tiết
Vì sao đề xuất điện mặt trời mái nhà tự sản tự tiêu dư thừa phát lên lưới giá 0 đồng?

Phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản tự tiêu được miễn giảm thực hiện một số quy định, tiêu chí khắt khe của pháp luật và có nhiều ưu đãi về chính sách… do đó, nếu bán điện thì sẽ xảy ra tình huống vỡ quy hoạch điện của quốc gia và khó kiểm soát hệ thống lưới điện, làm mất an toàn, trục lợi chính sách của nhà nước.

Xem chi tiết
Đề xuất quy định mới về phát hành chứng chỉ tiền gửi trong nước

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đang lấy ý kiến của nhân dân đối với dự thảo Thông tư quy định về phát hành chứng chỉ tiền gửi trong nước của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Xem chi tiết
Xử lý thông tin xấu độc trên TikTok, phải làm nghiêm từ gốc!

TikTok phải ủy quyền cho pháp nhân ở Việt Nam quản lý nội dung, có như vậy mới xử lý triệt để các tồn tại, mối nguy cho an ninh quốc gia.

Xem chi tiết
Phú Yên: Tạm giữ 28 tấn đường kính trắng có dấu hiệu gian lận thời hạn sử dụng

(CHG) Lực lượng chức năng tỉnh Phú Yên kiểm tra, tạm giữ 28.000 kg đường kính trắng hiệu Mitr Phol. Bản tự công bố sản phẩm số: 12/TP/2022 ngày 03/08/2022 thể hiện thời hạn sử dụng sản phẩm là 02 năm kể từ ngày sản xuất, nhưng trên bao bì hàng hóa ghi NSX: 03/07/2022, HSD: 03/07/2025.

Xem chi tiết
2
2
2
3