(CHG) Ngày 30/10/2024 tại Văn phòng Quỹ ACF TP.HCM (360 Lạc Long Quân, P.5, quận 11) đã diễn ra buổi làm việc bảo vệ thương hiệu cho sâm Ngọc Linh, xuất xứ từ Việt Nam, là sản phẩm được đánh giá chất lượng cao.
Đại biểu tham dự buổi làm việc chụp ảnh lưu niệm
Buổi làm việc có sự tham dự của: ông Nguyễn Ngọc Sơn- Trưởng Ban phát triển doanh nghiệp Quỹ ACF miền Nam, đại diện lãnh đạo Công viên phần mềm Quang Trung TP.HCM (QTSC), chị Nguyễn Phúc Sang- Giám đốc Truyền thông cộng đồng JBN, Ban giám đốc công ty cổ phần sâm Ngọc Linh và đại diện tạp chí Kỹ thuật Chống hàng giả và Gian lận thương mại.
Tại buổi làm việc, Ban giám đốc công ty cổ phần sâm Ngọc Linh trình bày và trình chiếu video sản phẩm sâm Ngọc Linh được phát hiện ở Việt Nam, được xem là “nhân sâm” quý báu của Việt Nam. Theo đó vào năm 1985, sâm Việt Nam được công bố là loài hoàn toàn mới trong giới khoa học…. Hiện nay, loài được phát hiện chủ yếu ở vùng núi Ngọc Linh thuộc hai tỉnh Quảng Nam và Kon Tum, tên gọi sâm Ngọc Linh có thể là bắt nguồn từ điều này. Để phát triển, các nhà nghiên cứu đang thử nghiệm nhân giống loài này trồng ở các khu vực khác như Sapa, Đà Lạt…
Chị Nguyễn Phúc Sang- Giám đốc Truyền thông cộng đồng JBN phát biểu: “Để xây dựng, phát triển và bảo vệ thương hiệu cần nhất là sản phẩm phải được bảo hộ, xây dựng thương hiệu vững mạnh, phòng chống hàng giả, gian lận thương mại mà Viện Kỹ thuật Chống hàng giả và Gian lận thương mại (ACF) đã xây dựng chương trình hành động nhiều năm qua…”.
Đại diện lãnh đạo Công viên phần mềm Quang Trung TP.HCM (QTSC) cho biết các thương hiệu Việt Nam, nhất là danh nghiệp vừa và nhỏ nằn trong chương trình hỗ trợ của Công viên phần mềm Quang Trung TP.HCM (QTSC) từ việc xây dựng, phát triển thương hiệu trên nền tảng Blockchain (công nghệ chuỗi khối) được hiểu đơn giản là công nghệ giúp mã hóa tất cả các dữ liệu thành các khối khác nhau, đồng thời kết nối chúng lại để tạo thành một chuỗi dài… Và sản phẩm khi phát hành trên thị trường cần thông qua một cơ quan bảo chứng có uy tín như: ACF, Hàng Việt Nam Chất Lượng Cao,… chỉ cần nhìn vào tem nhãn (chống giả) in kèm theo sản phẩm,… là biết ngay sản phẩm chính hiệu hay bị giả mạo, sẽ tạo ra cơ sở pháp lý cho sản phẩm, thương hiệu đó.
Kết thúc buổi làm việc, ông Nguyễn Ngọc Sơn- Trưởng Ban phát triển doanh nghiệp Quỹ ACF miền Nam ghi nhận và cảm ơn sự đóng góp, hiến kế đến từ các đơn vị và cho biết sẽ có kế hoạch hình thành cơ sở pháp lý cho các nhãn hiệu, thương, sản phẩm,… đến với ACF trình lãnh đạo Quỹ ACF và các cơ quan thuộc ACF, nhằm bảo vệ thương hiệu, chống hàng giả và gian lận thương mại.
2
TECHCOMBANK THAM GIA ĐỒNG SÁNG LẬP TRUNG TÂM CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP THỨ 2 ĐÔNG NAM Á
(CHG) Trong khuôn khổ Diễn đàn Kinh tế thành phố (HEF) lần thứ 5 với chủ đề "Chuyển đổi công nghiệp, động lực mới cho phát triển bền vững TP. Hồ Chí Minh", Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) đã đồng hành cùng các hoạt động của diễn đàn và trở thành một trong những thành viên đồng sáng lập Trung tâm cách mạng công nghiệp 4.0 (C4IR) tại TP. Hồ Chí Minh. Đây là Trung tâm C4IR thứ 2 của Đông Nam Á sau Malaysia, tham gia vào mạng lưới Trung tâm cách mạng công nghiệp lần thứ 4 toàn cầu của WEF.
Xem chi tiết