Cần làm rõ nguồn gốc xuất xứ nhiều sản phẩm hàng hóa tại siêu thị đồ nhập khẩu Lê’s UK


(CHG) Hàng hóa không có nhãn phụ tiếng Việt được công khai bày bán tại siêu thị đồ nhập khẩu Lê’s UK, trong đó có cả sản phẩm là thuốc tân dược, có tính chất đặc trị, điều trị... Điều đó khó tránh khỏi hoài nghi của người tiêu dùng về nguồn gốc xuất xứ của nhiều hàng hóa đang hiện hữu tại đây.

Công khai kinh doanh thuốc tân dược
Kinh tế phát triển, đời sống người dân ngày càng nâng cao, việc tìm mua hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài về Việt Nam là một trong những nhu cầu của người tiêu dùng. Tuy nhiên, sẽ là vấn nạn và để lại nhiều hệ lụy, nếu đơn vị kinh doanh vì lợi nhuận, không tuân thủ các quy định của pháp luật. Khi đó, người tiêu dùng sẽ là đối tượng bị ảnh hưởng trực tiếp, vì vậy nếu không lên tiếng, quyền lợi của họ sẽ bị chính các đơn vị, doanh nghiệp bất chính lợi dụng và trục lợi. Hậu quả không chỉ tổn hại đến đời sống của người tiêu dùng, mà còn để lại những hệ lụy vô cùng to lớn cho xã hội, thậm chí có thể dẫn tới việc thất thu ngân sách nhà nước (nếu đơn vị đó kinh doanh hàng hóa nhập lậu, gian lận thương mại, gian lận thuế...).
Siêu thị đồ nhập khẩu Lê's UK, địa chỉ 45 Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội.
Lo lắng về một trong những vấn đề trên, thời gian qua, người tiêu dùng trên địa bàn thành phố Hà Nội thông tin tới Quỹ Chống hàng giả về việc siêu thị đồ nhập khẩu Lê’s UK kinh doanh hàng hóa có dấu hiệu vi phạm các quy định của pháp luật: hàng hóa nhập khẩu nhưng không dán nhãn phụ tiếng Việt; hàng hóa chưa đủ điều kiện lưu hành tại Việt Nam; kinh doanh thuốc tân dược khi chưa đủ điều kiện. Quỹ Chống hàng giả đã bàn giao thông tin trên cho Tạp chí điện tử Kỹ thuật Chống hàng giả và Gian lận thương mại (CHG).


Hàng hóa có nguồn gốc xuất xứ từ nước ngoài, không ghi nhãn phụ tiếng Việt được bày bán và giới thiệu sản phẩm tại siêu thị đồ nhập khẩu Lê's UK.
Khảo sát tại siêu thị đồ nhập khẩu Lê’s UK, địa chỉ tại số 79 Mai Hắc Đế, Bùi Thị Xuân, Hai Bà Trưng và địa chỉ 45 Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội, phóng viên Tạp chí CHG nhận thấy thông tin do người tiêu dùng cung cấp là có cơ sở.
Đúng như tên gọi “Siêu thị đồ nhập khẩu”, hàng hóa tại hai địa chỉ trên rất phong phú về chủng loại: hóa mỹ phẩm; thực phẩm chức năng; thực phẩm; đồ xa xỉ phẩm... thậm chí tại đây còn công khai bày bán một số sản phẩm là thuốc tân dược (thuốc ho Prospan, thuốc nhỏ mắt, viên đặt phụ khoa), cũng như đa dạng về mẫu mã với giá bán vô cùng đắt đỏ. Phần lớn hàng hóa tại đây không có nhãn phụ tiếng Việt. Lý do của vấn đề trên được nhân viên tại đây tiết lộ: “Hàng hóa không có tem là do xách tay từ nước ngoài về”.

Sản phẩm thuốc tân dược được công khai bày bán tại siêu thị Lê' UK, 45 Trung Hòa, Cầu Giấy.

Việc nhiều sản phẩm hàng hóa tại đây không có nhãn phụ tiếng Việt sẽ gây khó khăn cho người tiêu dùng trong việc xác định nguồn gốc xuất xứ, cũng như thành phần, công dụng... của sản phẩm. Đặc biệt, một số sản phẩm là thuốc, có tính chất đặc trị, điều trị... nếu người tiêu dùng sử dụng không đúng liều lượng, rất có thể dẫn tới nguy hại trực tiếp về sức khỏe...
Nêu lý do về việc bắt buộc phải dán nhãn phụ tiếng Việt đối với hàng hóa nhập khẩu, ông Nguyễn Lê Hoan, chánh văn phòng Quỹ Chống hàng giả cho biết: “Tại khoản 3 Điều 7 Nghị định số 43/2017/NĐ-CP (14/4/2017) về nhãn hàng hóa nêu rõ, hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam mà trên nhãn chưa thể hiện, hoặc thể hiện chưa đầy đủ nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt thì phải có nhãn phụ và giữ nguyên nhãn gốc hàng hóa. Nội dung trên nhãn phụ ghi bằng tiếng Việt phải tương ứng với nội dung ghi trên nhãn gốc...
Việc dán nhãn phụ lên hàng hoá nhập khẩu giúp cơ quan chức năng kiểm tra các loại hàng hóa nhập khẩu và có thể phân biệt sản phẩm có nhập lậu hay là không. Đồng thời cũng giúp cho người tiêu dùng nhận biết được nguồn gốc xuất xứ, thành phần, hướng dẫn sử dụng, thông tin cảnh báo... của sản phẩm. Nhãn phụ cũng sẽ đi kèm với tem nhãn chính trên sản phẩm trước khi chúng được đưa ra lưu thông trên thị trường”.

Chình ình hàng hoá có dấu hiệu vi phạm sau buổi kiểm tra 

Nhằm đưa thông tin một cách khách quan, đa chiều, ngày 21/5/2024, phóng viên tạp chí CHG có chuyển thông tin trên tới Cục Quản lý thị trường (QLTT) Hà Nội. Sau khi tiếp nhận thông tin, phía Cục QLTT Hà Nội đã rốt ráo chỉ đạo Đội QLTT số 1 kiểm tra hai địa điểm kinh doanh của siêu thị đồ nhập khẩu Lê’s UK vào ngày 23/5.

Hai cán bộ công chức thuộc Đội QLTT số 1, Cục QLTT thành phố Hà Nội tiến hành kiểm tra hàng hóa tại siêu thị đồ nhập khẩu Lê's UK, 45 Trung Hòa, Cầu Giấy.

Điều làm người tiêu dùng và phóng viên khó tránh khỏi băn khoăn, trong quá trình kiểm tra, cũng như kết thúc buổi kiểm tra tại siêu thị đồ nhập khẩu Lê’s UK (địa chỉ 45 Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội) của của hai cán bộ Đội QLTT số 1, Cục QLTT Hà Nội, vào hồi 15 giờ 50 phút, số lượng hàng hóa có nguồn gốc xuất xứ từ nước ngoài, không dán nhãn phụ tiếng Việt vẫn chình ình trên quầy kệ. Nhiều sản phẩm là thuốc tân dược (thuốc ho Prospan) vẫn hiện hữu tại địa điểm dễ quan sát, ai cũng có thể nhận biết.

Chình ình hàng hóa có dấu hiệu vi phạm trong và sau quá trình lực lượng chức năng kiểm tra siêu thị đồ nhập khẩu Lê's UK, 45 Trung Hòa, Cầu Giấy.
Hàng hóa không nhãn phụ tiếng Việt và thuốc nhỏ mắt được siêu thị đồ nhập khẩu Lê's UK bán cho người tiêu dùng sau khi kết thúc buổi kiểm tra chưa đầy 1 phút của lực lượng chức năng.

16 giờ 05 phút cùng ngày, phóng viên có trao đổi qua điện thoại với ông Hoàng Đại Nghĩa, đội trưởng Đội QLTT số 1, thắc mắc về việc sau khi kết thúc buổi kiểm tra, số lượng hàng hóa nhập khẩu không có nhãn phụ tiếng Việt tại đây dường như vẫn vẹn nguyên, ông Nghĩa cho rằng: “Em có thể yêu cầu Cục kiểm tra lại và xử lý kỷ luật không sao cả, không vấn đề gì... Về việc ghi nhãn hàng hóa, cũng nói với em không có hành vi (truy thu) thu lợi bất chính (?)”.

Tối cùng ngày, tại siêu thị đồ nhập khẩu Lê's UK (45 Trung Hòa, Cầu Giấy) vẫn bán thuốc tân dược.

Tối cùng ngày, cửa cuốn của siêu thị trên mở 1/3, cùng những điểm bất thường: “Hôm nay bọn em không bán trực tiếp, chỉ bán online. Bọn em đang phải đóng cửa cả hai cơ sở vì thanh tra họ đi kiểm tra... Thanh tra họ kiểm tra buổi trưa nay, khoảng 2, 3 giờ gì đấy, người ta đến xong khoảng 4 giờ người ta đi, người ta bắt đóng cửa”, một nhân viên tại đây cho biết.
Có hay không trong quá trình kiểm tra, cán bộ công chức QLTT (thuộc đội QLTT số 1, Cục QLTT thành phố Hà Nội) bỏ lọt hành vi vi phạm của siêu thị đồ nhập khẩu Lê’s UK (địa chỉ 45 Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội)? Việc đơn vị trên kinh doanh các sản phẩm là thuốc tân dược có tính năng đặc trị và điều trị tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro cho người tiêu dùng, sẽ thật khó lường nếu có hậu quả đáng tiếc xảy ra, đơn vị nào sẽ là người chịu trách nhiệm?
Thông tin liên quan đến vụ việc, chúng tôi đã chuyển tới các lãnh đạo Cục QLTT thành phố Hà Nội, một lãnh đạo cho biết: “Sẽ cho tái kiểm ngay... và cho đoàn thanh tra làm lại”.
Với tinh thần trách nhiệm cao nhất, phía lãnh đạo Cục QLTT Hà Nội luôn rất “nóng” trong công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả đúng theo chủ trương của kế hoạch số 92/KH-BCĐ389. Vì vậy, rất mong phía Cục QLTT Hà Nội sớm làm sáng tỏ vụ việc.

Liên quan đến vấn đề trên, ông Nguyễn Lê Hoan, Chánh văn phòng Quỹ Chống hàng giả cho biết: "Nếu hàng hóa do nước ngoài sản xuất có hóa đơn và tờ khai nhập khẩu mà không có nhãn phụ thì xử phạt hành vi vi phạm về nhãn hàng hóa theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 31 Nghị định 119/2017, quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa và được sửa đổi bổ sung tại Nghị định 126/2021/NĐ-CP .
Ngoài xử phạt theo giá trị hàng hóa vi phạm còn thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả sau:

a) Đối với hành vi vi phạm quy định tại các Khoản 1, 2 và 4 Điều này được thực hiện theo thứ tự ưu tiên: buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, hoặc buộc tái xuất đối với hàng hóa nhập khẩu; buộc thu hồi hàng hóa và buộc ghi nhãn hàng hóa đúng quy định trước khi tiếp tục lưu thông; buộc thu hồi và tiêu hủy nhãn hàng hóa vi phạm; buộc tiêu hủy hoặc chuyển đổi mục đích sử dụng hàng hóa có nhãn vi phạm trong trường hợp không thể tách rời nhãn hàng hóa vi phạm ra khỏi hàng hóa;
b) Buộc thu hồi hàng hóa và buộc loại bỏ hình ảnh, chữ viết, dấu hiệu, biểu tượng, huy chương, giải thưởng và các thông tin không đúng bản chất, không đúng sự thật về hàng hóa đó; buộc thu hồi và tiêu hủy hàng hóa quá hạn sử dụng, hàng hóa gian lận về thời hạn sử dụng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này;
c) Buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định pháp luật đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này.”.

Theo quy định tại Khoản 54 Điều 2 Nghị định 126/2021/NĐ-CP có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2022, sửa đổi khoản 8 Điều 31 Nghị định 119/2017 ngày 01/11/2017
Nếu hàng hóa do nước ngoài sản xuất mà không có hóa đơn chứng minh nguồn gốc hợp pháp thì xử phạt vừa là hàng nhập lậu vừa vi phạm về nhãn. Nhập lậu xử theo nghị định 98/2020 về thương mại. Ngoài xử phạt theo giá trị còn phải khắc phục hậu quả theo điều 15 nghị định 98:
a) Buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường, văn hóa phẩm có nội dung độc hại, hàng hóa không bảo đảm an toàn sử dụng đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Điều này...".
 

Còn lại: 1000 ký tự
Ninh Thuận: Xử phạt 5 cơ sở kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc

(CHG) Ngày 6/9, Đội Quản lý Thị trường (QLTT) Số 2 thuộc Cục QLTT tỉnh Ninh Thuận đã ra quyết định xử phạt hành chính 5 cơ sở kinh doanh trên địa bàn huyện Ninh Sơn và huyện Bác Ái với tổng số tiền phạt lên đến 20 triệu đồng. Các cơ sở này bị phát hiện kinh doanh hàng hóa không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.

Xem chi tiết
Phát hiện một cơ sở dùng khoai tây Trung Quốc làm giả thương hiệu khoai tây Đà Lạt

(CHG) Công an tỉnh Lâm Đồng vừa ki(CHG) Khoai tây Trung Quốc nhuộm đất, dán tem giả mạo thương hiệu khoai tây Đà Lạtểm tra một loạt điểm kinh doanh rau củ trên địa bàn huyện Đơn Dương và Đức Trọng, phát hiện nhiều điểm đang trộn đất đỏ vào khoai tây Trung Quốc để giả mạo thương hiệu khoai tây Đà Lạt.

Xem chi tiết
Đồng Nai: Phát hiện hơn 1 ngàn bánh trung thu không đảm bảo vệ sinh thực phẩm tại Biên Hoà

(CHG) Ngày 31/8, Phòng Cảnh sát kinh tế (Công an tỉnh Đồng Nai) phối hợp với Chi cục Vệ sinh an toàn thực phẩm (Sở Y tế Đồng Nai) lập hồ sơ xử lý vụ phát hiện một cơ sở sản xuất bánh trung thu tại phường Tam Hiệp, TP.Biên Hòa, Đồng Nai không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Xem chi tiết
Thị trường Tết Trung thu và nỗi lo chất lượng hàng hóa

(CHG) Đến hẹn lại lên, vào dịp trước Tết Trung thu, nhu cầu về các mặt hàng nguyên liệu làm bánh như đường, sữa...và mặt hàng đồ chơi cho trẻ em tăng cao. Đây là thời điểm, một số đối tượng làm ăn phi pháp lợi dụng để buôn bán hàng lậu, hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, kém chất lượng, không đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm, ảnh hưởng đến sức khỏe người dân.

Xem chi tiết
Đồng Nai: phát hiện vụ vận chuyển heo chết và buôn bán phụ phẩm động vật bốc mùi hôi thối

(CHG) Công an tỉnh Đồng Nai đã phát hiện một xe tải chở 30 con heo chết và một trường hợp tồn trữ gần 4 tấn phụ phẩm của động vật bốc mùi hôi thối.

Xem chi tiết
2
2
2
3