Hệ thống phụ kiện điện thoại Độc kinh doanh hàng hóa không nhãn phụ tiếng Việt


(CHG) Nhãn phụ được hiểu là nhãn dùng để thể hiện những nội dung bắt buộc, được dịch từ nhãn gốc của hàng hóa bằng tiếng nước ngoài ra tiếng Việt và bổ sung những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt theo quy định của pháp luật mà nhãn gốc của hàng hóa còn thiếu. Tuy nhiên, bất chấp các quy định của pháp luật, tại hệ thống phụ kiện điện thoại Độc, việc kinh doanh các sản phẩm phụ kiện điện thoại không nhãn phụ tiếng Việt được diễn ra công khai, trên toàn hệ thống.

Hiện nay, trên thị trường xuất hiện nhiều sản phẩm hàng hóa có nguồn gốc và thương hiệu xuất xứ không rõ ràng, có nhãn gốc bằng tiếng nước ngoài, nhưng không có nhãn phụ bằng tiếng Việt: Sản phẩm là hóa mỹ phẩm; hàng gia dụng; quần - áo... phụ kiện điện thoại. Điều này khiến người dùng hoài nghi về nguồn gốc, chất lượng sản phẩm.

Cửa hàng phụ kiện điện thoại mang thương hiệu Độc tại thành phố Ninh Bình.
Bởi vậy, người tiêu dùng trên địa bàn tinh Ninh Bình thường xuyên thông tin tới Tổng đài Chống hàng giả (Quỹ Chống hàng giả) về việc: Hệ thống cửa hàng phụ kiện điện thoại Độc ngang nhiên kinh doanh nhiều sản phẩm hàng hóa không nhãn phụ tiếng Việt, có dấu hiệu kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ, có dấu hiệu giả mạo các nhãn hiệu nổi tiếng đã được đăng ký bảo hộ tại Việt Nam. Quỹ Chống hàng giả đã chuyển thông tin trên cho Tạp chí điện tử Kỹ thuật Chống hàng giả và Gian lận thương mại.
Sản phẩm phụ kiện điện thoại có dấu hiệu vi phạm về nhãn hàng hóa được bày bán công khai tại hệ thống phụ kiện điện thoại mang thương hiệu Độc.
Theo khảo sát của phóng viên Tạp chí CHG, hệ thống phụ kiện điện thoại Độc có 4 cửa hàng tại: 1034 đường Trần Hưng Đạo, thành phố Ninh Bình; 259 đường Nguyễn Công Trứ; 404 đường Quang Trung, thành phố Nnh Bình, thành phố Tam Điệp và cửa hàng Sơn Lâm Luxury (thuộc hệ thống phụ kiện điện thoại Độc), 1087 Trần Hưng Đạo, thành phố Ninh Bình.
Trong quá trình khảo sát, phóng viên nhận thấy hàng hóa tại 4 cửa hàng trên rất phong phú và đa dạng: Ốp lưng điện thoại; kính cường lực; sạc điện thoại các loại; loa bluetooth các loại; thiết bị dành cho livestream; thậm chí cả đồng hồ; kính mắt; laptop; điện thoại cũ... phần lớn phụ kiện điện thoại tại đây có nhãn gốc là tiếng nước ngoài, không nhãn phụ tiếng Việt. Đặc biệt, đối với các sản phẩm là ốp điện thoại, nhiều sản phẩm có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu: Gucci; lacote... Bên cạnh đó, nhiều sản phẩm đồng hồ đeo tay và kính mắt vi phạm nghiêm trọng về việc ghi nhãn hàng hóa lên sản phẩm.

Sản phẩm có dấu hiệu giả mạo các nhãn hiệu đã được đăng ký bảo hộ tại Việt Nam.

Nguy hại hơn, việc cửa hàng phụ kiện điện thoại Sơn Lâm Luxury công khai bày bán nhiều sản phẩm điện thoại IPhone đã qua sử dụng, “hàng phiên bản quốc tế (xách tay), đã qua sử dụng, không có hóa đơn - giá trị gia tăng” (lời nhân viên tư vấn bán hàng tại đây), có dấu hiệu vi phạm nghiêm trọng các quy định của pháp luật trong việc kinh doanh hàng hóa nhập khẩu.
Cửa hàng phụ kiện điện thoại Sơn Lâm Luxury công khai bày bán nhiều sản phẩm điện thoại IPhone đã qua sử dụng, “hàng phiên bản quốc tế (xách tay).
Ngày 12/7/2023, phóng viên Tạp chí điện tử Kỹ thuật Chống hàng giả và Gian lận thương mại (CHG) có buổi trao đổi thông tin với phía Cục Quản lý thị trường tỉnh Ninh Bình (QLTT) về việc hệ thống phụ kiện điện thoại Độc có dấu hiệu kinh doanh sản phẩm phụ kiện không rõ nguồn gốc xuất xứ. Tuy nhiên, do lãnh đạo cục bận đi họp nên phía cán bộ của Cục QLTT tỉnh Ninh Bình tiếp nhận thông tin và sẽ trình lãnh đạo.
Việc hệ thống kinh doanh phụ kiện điện thoại Độc bất chấp các quy định của pháp luật, kinh doanh hàng hóa có nhãn gốc bằng tiếng nước ngoài, nhưng không được dán nhãn phụ dịch sang tiếng Việt là vi phạm các quy định của pháp luật trong lĩnh vực kinh doanh hàng hóa. Việc kinh doanh hàng hóa với những hành vi vi phạm “bất thường” rất dễ dẫn tới hành vi kinh doanh các loại hàng hóa không bình thường.
Bởi vậy, rất mong ban chỉ đạo 389 tỉnh Ninh Bình sớm vào cuộc, làm rõ các hành vi vi phạm của cửa hàng kinh doanh phụ kiện điện thoại Độc.
Ông Hồ Quang Thái, Phó Chủ tịch Quỹ Chống hàng giả, nguyên Phó Chánh Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia cho biết: Nghị định số 98/2020/ NĐ- CP ngày 26/8/2020 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng quy định cụ thể về hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu, hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ, hàng quá hạn sử dụng… mức phạt có thể lên đến 200 triệu đồng tùy theo tính chất, mức độ của hành vi vi phạm.
Nghị định này cũng quy định buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường, văn hóa phẩm có nội dung độc hại; buộc cải chính thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn; buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trên nhãn, bao bì hàng hóa, phương tiện kinh doanh, vật phẩm; buộc thu hồi sản phẩm, hàng hóa không bảo đảm chất lượng; buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính hoặc buộc nộp lại số tiền bằng giá trị tang vật, phương tiện vi phạm đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật…
Nghị định 98/2020/ NĐ-CP áp dụng mức tiền xử phạt vi phạm hành chính đối với cá nhân thực hiện. Trong trường hợp hành vi vi phạm do tổ chức thực hiện, mức phạt tiền gấp hai lần mức phạt tiền quy định đối với cá nhân.
Phạt tiền gấp hai lần: Hàng hóa nhập lậu là thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, chất bảo quản thực phẩm, thuốc phòng bệnh và thuốc, nguyên liệu làm thuốc, mỹ phẩm, trang thiết bị y tế, hoá chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản, sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi, thuốc thú y, phân bón, xi măng, thức ăn chăn nuôi, thuốc bảo vệ thực vật, chất kích thích tăng trưởng, giống cây trồng, giống vật nuôi.
Còn lại: 1000 ký tự
Lâm Đồng: Khởi tố giám đốc công ty TNHH Văn phòng phẩm Tuấn Như trốn thuế hàng tỷ đồng

(CHG)Từ năm 2021 đến tháng 10/2024, Công ty TNHH Văn phòng phẩm Tuấn Như do ông Lê Công Tuấn làm Giám đốc đã kinh doanh, bán buôn các mặt hàng văn phòng phẩm không có hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ, với tổng giá trị hàng hóa hơn 171 tỷ đồng và có hành vi trốn thuế thu nhập doanh nghiệp với số tiền trốn thuế hơn 5,8 tỷ đồng.

Xem chi tiết
TP.HCM: Phát hiện nhiều nhãn hiệu nổi tiếng bị làm giả tại Chơ Bến Thành

(CHG) - Chiều ngày 31/10, Cục Nghiệp vụ Quản lý thị trường (QLTT) phối hợp với Cục Quản lý thị trường TP.HCM tổ chức kiểm tra đột xuất các cơ sở kinh doanh tại chợ Bến Thành và đã phát hiện nhiều sai phạm.

Xem chi tiết
Khánh Hòa: Phát hiện 10 cơ sở kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu được đăng ký bảo hộ tại Việt Nam

(CHG) Đội Quản lý thị trường số 6 tỉnh Khánh Hòa cho biết, vừa phát hiện 10 cơ sở vi phạm về buôn bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu Crocs được bảo hộ tại Việt Nam, Đội đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính với tổng số tiền phạt trên 140 triệu đồng; đồng thời buộc tiêu hủy trên 700 đơn vị sản phẩm giả mạo nhãn hiệu Crocs với tổng giá trị hàng hóa tiêu hủy trên 100 triệu đồng.

Xem chi tiết
Lâm Đồng: Một doanh nghiệp bị đình chỉ sản xuất và phạt hơn 100 triệu đồng

(CHG) Tổng cục Quản lý thị trường cho biết, vừa ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty TNHH Minh Tú Anh (địa chỉ số 113 đường Thống Nhất, thị trấn Liên Nghĩa, huyện Đức Trọng, (tỉnh Lâm Đồng), do ông Nguyễn Doãn Thiệu làm Giám đốc, với số tiền trên 100 triệu đồng

Xem chi tiết
Lâm Đồng: 02 giám đốc bị khởi tố vì sản xuất, buôn bán phân bón giả

(CHG) Ngày 27/9, Công an huyện Bảo Lâm (tỉnh Lâm Đồng) đã tống đạt quyết định khởi tố vụ án, khởi tố 2 bị can, gồm: Lê Tuấn Anh (32 tuổi) và Đào Đình Tuấn (52 tuổi) cùng thường trú tại Tp.HCM, để điều tra hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả là phân bón.

Xem chi tiết
2
2
2
3