Tạm giữ hơn 500 lít rượu thủ công không rõ nguồn gốc xuất xứ.


Chiều ngày 12/12, Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 7 Cục Quản lý thị trường Hà Nội phối hợp với lực lượng chức năng đã kiểm tra, tạm giữ hơn 500 lít rượu thủ công không rõ nguồn gốc xuất xứ tại xã Tân triều, huyện Thanh Trì.
 
Lực lượng chức năng tạm giữ hơn 500 lít rượu không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

Đội Quản lý thị trường số 7 đã phối hợp với Đội 4 Phòng PC05 Công an thành phố Hà Nội tiến hành kiểm tra cơ sở sản xuất kinh doanh rượu thủ công tại số nhà 20BT2, khu đô thị mới Cầu Bươu, xã Tân Triều, huyện Thanh Trì. Lực lượng chức năng phát hiện 510 lít rượu thủ công không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Tại thời điểm kiểm tra, chủ cơ sở là bà Trần Quỳnh Châm (SN 1991, thường trú xã Tân Triều) không xuất trình được bất kỳ hoá đơn, chứng từ nào liên quan đến nguồn gốc số rượu thủ công. Bà Châm khai đã mua số rượu thủ công trôi nổi ngoài thị trường với giá từ 20.000- 30.000 đồng/lít, sau đó rao bán trên mạng xã hội với giá 40.000 - 50.000 đồng/lít để kiếm lời. Đội QLTT số 7 đã tạm giữ toàn bộ số rượu để xác minh, làm rõ vi phạm, xử lý vụ việc theo quy định của pháp luật.
Trước đó, ngày 13/9, Đội 4 phòng cảnh sát môi trường phối hợp với Đội ĐQLTT số 11, Đội Cảnh sát kinh tế, Công an quận Hà Đông và Đội Kiểm Lâm đã tiến hành kiểm tra căn hộ  tầng 9 và tầng 26 chung cư The Pride phường La Khê, quận Hà Đông, Hà Nội. Lực lượng chức năng đã phát hiện và xử lý 2 kho rượu ngâm động vật hoang dã không rõ nguồn gốc, thu giữ hơn hơn 100 bình rượu các loại. Đoàn kiểm tra đã ra quyết định xử phạt 193 triệu đồng đối với 2 chủ cơ sở này về  các hành vi vi phạm liên quan. 
Thời điểm cận Tết, rượu là một trong những mặt hàng được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng, đây cũng là mặt hàng đem lại lợi nhuận lớn cho các đối tượng khi buôn bán rượu không rõ nguồn gốc xuất xứ, rượu không đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm. Do đó, người dân cần cẩn trọng hơn khi mua rượu thời điểm này để bảo đảm an toàn sức khỏe khi sử dụng loại hàng hoá đặc biệt này trong dịp Tết Nguyên đán.

Còn lại: 1000 ký tự
Góc nhìn từ nước ngoài về xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ

(CHG) Hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả, xâm phạm sở hữu trí tuệ luôn tạo ra “siêu lợi nhuận” nên rất có sức hút, lôi kéo được nhiều đối tượng tham gia và khiến người tiêu dùng mất niềm tin cũng như hoang mang khi lựa chọn mua sản phẩm. Tại một số nước phát triển, pháp luật đã đưa ra chế tài xử phạt khác nhau, thậm chí người tiêu dùng tiêu thụ hàng giả cũng chịu hình thức vi phạm hành chính.

Xem chi tiết
Bắt quả tang đối tượng vận chuyển gần 1.600 bao thuốc lậu về Việt Nam

(CHG) Nguyễn Thị Phượng (sinh năm 1976) điều khiển xe mô tô chở hàng nông sản qua cửa khẩu quốc tế Mộc Bài sang Campuchia bán cho các casino. Khi về nước, đối tượng được một người phụ nữ lạ thuê vận chuyển số thuốc lá lậu. Trên đường Phượng vận chuyển thuốc lá lậu thì bị lực lượng chức năng bắt giữ.

Xem chi tiết
Bắt 2 đối tượng buôn bán, vận chuyển pháo lậu lớn nhất từ trước đến nay

(CHG) Kiểm tra các thùng sữa mang nhãn hiệu Vinamilk, sữa Ông Thọ trên xe ô tô con mang BKS 37A-809.69 đang lưu thông theo hướng tỉnh Gia Lai về TP. HCM, Phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh Đắk Lắk đã phát hiện hơn 300kg pháo hoa nổ được ngụy trang bên trong. Đây là số pháo lậu lớn nhất từ trước đến nay được phát hiện và bắt giữ trên địa bàn tỉnh này.

Xem chi tiết
Hơn 1.000 phụ kiện điện thoại không rõ nguồn gốc bị thu giữ

(CHG) Đội Quản lý thị trường số 3, Cục Quản lý thị trường Sơn La vừa tịch thu 1.000 sản phẩm phụ kiện điện thoại không rõ nguồn gốc xuất xứ, trị giá khoảng 50 triệu đồng.

Xem chi tiết
Thu giữ hơn 6.000 sản phẩm không rõ nguồn gốc

(CHG) Lực lượng chức năng phát hiện trên xe ô tô đầu kéo BKS 85H-000.16 có 2.540 bì/hộp bánh kẹo các loại và 3.600 bóng bay trang trí. Tất cả số hàng đều do nước ngoài sản xuất, không có hoá đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc hợp pháp.

Xem chi tiết
2
2
2
3