(CHG) Đội Quản lý thị trường số 1, Cục QLTT tỉnh Bến Tre vừa phát hiện và tạm giữ 1.040 bao gạo được nhập khẩu từ Ấn Độ với số lượng 52 tấn, không có nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam tại một cơ sở kinh doanh ở huyện Ba Tri.
1.040 bao gạo nhập khẩu từ Ấn Độ không có nhãn phụ Tiếng Việt tại cơ sở kinh doanh thuộc huyện Ba Tri, Bến Tre.
Thực hiện văn bản chỉ đạo của Cục Quản lý thị trường Bến Tre về việc thực hiện kiểm tra đối với việc nhập khẩu kinh doanh gạo Ấn Độ, Đội Quản lý thị trường số 1 phân công công chức thực hiện quản lý địa bàn, tăng cường giám sát chặt chẽ các tổ chức, cá nhân kinh doanh gạo, đặc biệt là các cơ sở kinh doanh gạo được nhập khẩu từ Ấn Độ.
Qua quá trình khảo sát, phát hiện dấu hiệu vi phạm tại cơ sở kinh doanh gạo ở ấp An Định 2, xã An Ngãi Trung, huyện Ba Tri, Bến Tre, Đội Quản lý thị trường số 1 tiến hành kiểm tra, phát hiện và tạm giữ 1.040 bao gạo được nhập khẩu từ Ấn Độ với số lượng 52 tấn, không có nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam, tổng trị giá hàng hóa 624.000.000 đồng.
Tại thời điểm kiểm tra, đại diện hộ kinh doanh xuất trình được hóa đơn chứng minh tính hợp pháp của hàng hóa khi lưu thông trên thị trường đối với lô hàng hóa trên. Đoàn kiểm tra đã lập biên bản, tạm giữ số lượng gạo nêu trên và đang tiếp tục xử lý vụ việc.
Đoàn kiểm tra Đội QLTT số 1 kiểm tra mặt hàng gạo tại cơ sở kinh doanh
Trước tình hình mặt hàng gạo ngoại nhập vẫn còn diễn biến phức tạp gây ảnh hưởng lớn đến thị trường gạo trong nước, trong thời gian tới, Đội Quản lý thị trường số 1 tiếp tục tăng cường quản lý địa bàn nhằm kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại đối với mặt hàng gạo; đồng thời, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân kinh doanh gạo chấp hành đúng các quy định của pháp luật, đặc biệt là mặt hàng gạo nhập khẩu.
Nhãn phụ là loại nhãn được dán trên hàng hóa, bao bì sản phẩm, thể hiện thông tin cần thiết về hàng hóa bằng tiếng Việt và đính kèm theo nhãn nguyên gốc với tiếng nước ngoài trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường. Nhãn phụ có chức năng giúp người tiêu dùng nắm bắt được các thông tin cần thiết của sản phẩm. |
(CHG)Từ năm 2021 đến tháng 10/2024, Công ty TNHH Văn phòng phẩm Tuấn Như do ông Lê Công Tuấn làm Giám đốc đã kinh doanh, bán buôn các mặt hàng văn phòng phẩm không có hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ, với tổng giá trị hàng hóa hơn 171 tỷ đồng và có hành vi trốn thuế thu nhập doanh nghiệp với số tiền trốn thuế hơn 5,8 tỷ đồng.
Xem chi tiết(CHG) - Chiều ngày 31/10, Cục Nghiệp vụ Quản lý thị trường (QLTT) phối hợp với Cục Quản lý thị trường TP.HCM tổ chức kiểm tra đột xuất các cơ sở kinh doanh tại chợ Bến Thành và đã phát hiện nhiều sai phạm.
Xem chi tiết(CHG) Đội Quản lý thị trường số 6 tỉnh Khánh Hòa cho biết, vừa phát hiện 10 cơ sở vi phạm về buôn bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu Crocs được bảo hộ tại Việt Nam, Đội đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính với tổng số tiền phạt trên 140 triệu đồng; đồng thời buộc tiêu hủy trên 700 đơn vị sản phẩm giả mạo nhãn hiệu Crocs với tổng giá trị hàng hóa tiêu hủy trên 100 triệu đồng.
Xem chi tiết(CHG) Tổng cục Quản lý thị trường cho biết, vừa ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty TNHH Minh Tú Anh (địa chỉ số 113 đường Thống Nhất, thị trấn Liên Nghĩa, huyện Đức Trọng, (tỉnh Lâm Đồng), do ông Nguyễn Doãn Thiệu làm Giám đốc, với số tiền trên 100 triệu đồng
Xem chi tiết(CHG) Ngày 27/9, Công an huyện Bảo Lâm (tỉnh Lâm Đồng) đã tống đạt quyết định khởi tố vụ án, khởi tố 2 bị can, gồm: Lê Tuấn Anh (32 tuổi) và Đào Đình Tuấn (52 tuổi) cùng thường trú tại Tp.HCM, để điều tra hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả là phân bón.
Xem chi tiết