Cửa hàng Phương Nam kinh doanh hàng hóa không nhãn phụ tiếng Việt


(CHG) Nhiều sản phẩm không có nhãn phụ tiếng Việt được công khai bày bán tại cửa hàng Phương Nam, vì thế người tiêu dùng trên địa bàn thành phố Hải Dương không khỏi hoài nghi về nguồn gốc xuất xứ các sản phẩm đang được giới thiệu và tại đây.

Trào lưu “sính ngoại” đã từ lâu len lỏi trong đời sống tiêu dùng của không ít người Việt. Khách quan mà nói, việc “sính ngoại” của một bộ phận không nhỏ người tiêu dùng là điều kiện thuận lợi để một số tổ chức, cá nhân lợi dụng trà trộn hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, thậm chí hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng để tung ra thị trường. Phần lớn các loại hàng hóa loại này thường không có nhãn phụ tiếng Việt trên sản phẩm, được các tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp tư vấn cho khách hàng là sản phẩm xách tay và bày bán công khai tại các địa điểm kinh doanh.
Công khai kinh doanh hàng hóa nước ngoài, không có nhãn phụ tiếng Việt
Tổng đài Chống hàng giả, thuộc Quỹ Chống hàng giả nhận được thông tin của người tiêu dùng trên địa bàn thành phố Hải Dương việc cửa hàng Phương Nam, có địa chỉ 124/21 Quốc Bảo, Khu dân cư số 4, thành phố Hải Dương đang kinh doanh nhiều mặt hàng tiêu dùng không rõ nguồn gốc, xuất xứ.


Hàng hóa không nhãn phụ tiếng Việt được bày bán tại kho hàng Phương Nam.

Khảo sát của phóng viên Tạp chí Điện tử Kỹ thuật Chống hàng giả và Gian lận thương mại (CHG) tại địa chỉ trên, nhận thấy những thông tin của người tiêu dùng là hoàn toàn có cơ sở.
Cụ thể, tại buổi khảo sát, phóng viên CHG nhận thấy tại đây đang kinh doanh các sản phẩm: Thực phẩm chức năng; hóa – mỹ phẩm; bánh kẹo; rượu; sâm, nâm, viên uống bổ não; viên uống bổ sung DHA và EPA; đồ gia dụng; bổ sinh lý nam; ngũ cốc; bột trắng da; cao ngựa... Nhiều sản phẩm trong số hàng hóa được trưng bày bán và giới thiệu sản phẩm tại đây không có nhãn phụ tiếng việt.

Loại củ có hình dáng giống sâm, trắng thông tin và sản phẩm có chữ tượng hình được bày bán tại kho của Phương Nam.

Điều dễ nhận thấy là các sản phẩm tại siêu thị trên “chi chít” chữ tượng hình, nhưng phần lớn không được dán nhãn phụ chữ tiếng Việt theo quy định để công khai các thông tin cần thiết gồm: Nguồn gốc, xuất xứ của hàng hóa, nhà sản xuất, đơn vị nhập khẩu, ngày sản xuất – hạn sử dụng, thành phần, tính năng, cách sử dụng, nguy cơ cảnh báo về sản phẩm.
Trong quá trình khảo sát tại cửa hàng Phương Nam, nhân viên tại đây chia sẻ: “Bên em chuyên về mỹ phẩm, thực phẩm chức năng Hàn Quốc... Hàng có hóa đơn đỏ chỉ chiếm khoảng 30 đến 40% thôi. Những hàng xách tay là hàng đi bay, không có tem phụ, không có hoá đơn đỏ".
Rủi ro khó lường
Theo khảo sát của phóng viên, ngoài những loại hàng hóa đã nêu ở trên, tại đây còn kinh doanh một số sản phẩm dành cho trẻ nhỏ. Tuy nhiên, do không có nhãn phụ tiếng Việt nên người tiêu dùng rất khó nhận biết đó là sản phẩm gì, công dụng ra sao, cách sử dụng như thế nào... Điều đó sẽ là rủi ro khó lường, nếu sản phẩm trên có chứa các thành phần, hoạt chất kháng sinh và phải sử dụng theo chỉ định của bác sĩ, cũng như đúng liều lượng cho phép.

Ngày 6/6/2023, nhằm làm rõ việc có hay không cửa hàng Phương Nam kinh doanh hàng hóa không nhãn phụ tiếng Việt và có dấu hiệu kinh doanh hàng hóa nhập lậu, hàng hóa chưa đủ điều kiện hợp pháp kinh doanh tại Việt Nam, phóng viên CHG đã có buổi trao đổi với ông Trần Văn Toàn, Cục trưởng Cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Hải Dương.
Sau khi tiếp nhận thông tin từ phóng viên Tạp chí CHG, ông Toàn cho biết: “Sẽ chỉ đạo cán bộ địa bàn nắm bắt, kiểm tra và xử lý nghiêm vụ việc”.
Ngày 9/6/2023, thông tin từ lãnh đạo Cục QLTT tỉnh Hải Dương cho hay: “Cục QLTT đã chỉ đạo việc kiểm tra cửa hàng Phương Nam và đang tạm giữ một số hàng hóa. Đồng thời, phía Cục làm giám định hàng hóa, cũng như đánh giá về giá trị hàng hóa thì mới ra kết quả xử lý thì mới ra kết quả xử lý được...”.
Việc cửa hàng Phương Nam kinh doanh các sản phẩm có chữ nước ngoài trên nhãn gốc, không có nhãn phụ tiếng Việt sẽ tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ rủi ro. Trong đó, nguy cơ đầu tiên có thể kể tới chính là việc người tiêu dùng khó nhận biết các sản phẩm hàng hóa, dễ gây nhầm lẫn trong quá trình sử dụng, thậm chí có thể dẫn tới những hậu quả khó lường khi đã sử dụng sản phẩm. Đặc biệt, đây chính là kẽ hở để hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, hàng hết hạn sử dụng tồn tại và len lỏi vào đời sống tiêu dùng của người dân. Điều đó được minh chứng rõ nét thông qua việc thời gian qua lực lượng chức năng một số địa phương triệt phá thành công nhiều vụ sản xuất, kinh doanh thực phẩm chức năng, hóa – mỹ phẩm giả gắn mác nước ngoài, sản xuất ngay trong nội địa Việt Nam. Vì lẽ đó, rất mong Ban Chỉ đạo 389 tỉnh Hải Dương, Cục QLTT tỉnh Hải Dương và các cơ quan liên quan thường xuyên kiểm tra, kiểm soát và giám sát chặt chẽ cơ sở kinh doanh Phương Nam cũng như nhiều hệ thống, cơ sở kinh doanh hàng tiêu dùng nhập từ nước ngoài, đang kinh doanh trên địa bàn tỉnh, góp phần lành mạnh hóa môi trường kinh doanh, cũng như bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng một cách tốt nhất có thể.

 

Trả lời phỏng vấn phóng viên Tạp chí CHG, ông Nguyễn Đức Lợi, Chủ tịch Hội đồng Quỹ Chống hàng giả cho biết: Trách nhiệm hành chính của tổ chức, cá nhân trong việc sản xuất, nhập khẩu, buôn bán hàng hóa được quy định rất cụ thể tại các văn bản quản lý nhà nước. Khi tham gia vào thị trường, nếu tổ chức, cá nhân vi phạm đều phải bị xử lý theo các chế tài đã được pháp luật quy định.
"Việc cửa hàng trên kinh doanh không có nhãn phụ bằng tiếng Việt, không rõ nguồn gốc, xuất xứ, không rõ chất lượng, hàng xách tay, hàng hóa chưa được các cơ quan chức năng cấp giấy phép nhập khẩu vào Việt Nam… là hành vi vi phạm hành chính, ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của người tiêu dùng; đối với các sản phẩm là thực phẩm còn gây nguy cơ rất cao ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng khi đối tượng sử dụng phần lớn là trẻ em và người đang mang thai", ông Nguyễn Đức Lợi nhấn mạnh.
Bên cạnh đó, ông Lợi cũng cho rằng: Nghị định 98/2020/ND-CP ngày 26/8/2020 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, buôn bán hàng giả, hàng cấm, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng quy định rất cụ thể về hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu, hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ, hàng quá hạn sử dụng... Theo đó, mức phạt có thể lên đến 200 triệu đồng tùy theo tính chất, mức độ của hành vi vi phạm và buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng, môi trường, văn hóa phẩm có nội dung độc hại; buộc cải chính công khai sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn; buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trên nhãn, bao bì hàng hóa, phương tiện kinh doanh, vật phẩm; buộc thu hồi hàng hóa không đảm bảo chất lượng; buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có dược do thực hiện hành vi vi phạm hành chính hoặc buộc nộp lại số tiền bằng giá trị tang vật, phương tiện vi phạm đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật.
Nghị định 98/2020/NĐ-CP áp dụng mức phạt tiền xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi do cá nhân thực hiện. Trong trường hợp hành vi vi phạm do tổ chức thực hiện thì phạt tiền gấp hai lần mức phạt tiền quy định đối với cá nhân.
Phạt tiền gấp hai lần đối với hàng hóa nhập lậu là thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, chất bảo quản thực phẩm, thuốc phòng bệnh và thuốc, nguyên liệu làm thuốc, mỹ phẩm, trang thiết bị y tế, hóa chất, chế biến diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản, sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi, thuốc thú y, phân bón, xi măng, thức ăn chăn nuôi, thuốc bảo vệ thực vật, chất kích thích tăng trưởng, giống cây trồng, giống vật nuôi.

 

Còn lại: 1000 ký tự
Nghệ An: Xử phạt 01 doanh nghiệp kinh doanh trang sức giả mạo nhãn hiệu

(CHG) Lực lượng chức năng tỉnh Nghệ An đã ban hành quyết định xử phạt 01 doanh nghiệp tư nhân kinh doanh vàng có hành vi buôn bán trang sức giả mạo nhãn hiệu, với mức xử phạt tiền là 55 triệu đồng.

Xem chi tiết
Quảng Ngãi: Liên tiếp xử phạt các hộ kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu

(CHG) Lực lượng chức năng tỉnh Quảng Ngãi liên tiếp kiểm tra đột xuất, xử phạt 03 hộ kinh doanh hàng hóa giả mạo các nhãn hiệu Nike và Gucci, với tổng số tiền hơn 53.000.000 đồng.

Xem chi tiết
An Giang: Thu giữ số lượng lớn hàng hóa nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh An Giang thực hiện kiểm tra, thu giữ số lượng lớn hàng hóa nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng hóa nhập khẩu có nhãn gốc bằng tiếng nước ngoài nhưng không có nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam

Xem chi tiết
Cà Mau: Xử phạt hơn 270 triệu đồng vi phạm về kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Cà Mau ban hành Quyết định xử phạt hơn 270 triệu đồng vi phạm về kinh doanh hàng hóa xâm phạm quyền, giả mạo nhãn hiệu hàng hóa được bảo hộ CHANEL tại Việt Nam.

Xem chi tiết
Đồng Tháp: Phạt tiền 140 triệu đồng về hành vi vi phạm nhãn hàng hóa.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Đồng Tháp thực hiện kiểm tra, phát hiện cơ sở kinh doanh hàng hóa có nhãn ghi không đúng quy định về nhãn hàng hóa, hàng hóa thuốc bảo vệ thực vật, trên nhãn có hình ảnh, chữ viết không đúng bản chất, không đúng sự thật về hàng hóa, phạt tiền 140 triệu đồng.

Xem chi tiết
2
2
2
3