Biến “Tò he” thành sản phẩm du lịch


(CHG) Tò he không chỉ là một trong những trò chơi dân gian có từ 400-500 năm trước, mà còn là một sản phẩm du lịch độc đáo - có một không hai trên thế giới.

Nặn tò he tưởng dễ mà không dễ. Nặn tò he như một môn nghệ thuật, đòi hỏi người làm phải khéo léo cùng với trí tưởng tượn phong phú. Nếu như trước đây, các hình mẫu để nặn tò he chủ yếu là hoa quả, con giống, hình người trong cổ tích... thì bây giờ tò he phong phú, đa dạng và cập nhật xu thế xã hội hơn nhiều, trở thành một sản phẩm được trưng bán ở nhiều nơi.
Trước đây, tò he được bày bán tại các lễ hội, chùa, đình. Nhưng bây giờ, tò he còn được bày bán tại những khu du lịch. 
Chỉ cần bỏ ra số tiền 20.000 – 25.000 đồng, du khách đến phố đi bộ Hồ Gươm sẽ được tự tay nặn ra chiếc tò he bằng những khay bột đủ màu sắc. Nguyên liệu làm tò he là gạo nếp, gạo tẻ đem trộn đều, ngâm nước, sau đó đem xay hoặc giã thành bột; gạo nếp thì dễ làm và chất lượng sản phẩm tốt hơn. Bột thành phẩm được nhào kỹ đến khi không dính tay rồi mới nắm thành những nắm nhỏ, đem luộc chín. 
Màu sắc dùng để nhuộm bột cũng làm từ nước màu có nguồn gốc thiên nhiên, từ các loại lá cây, rau củ ăn được. Màu đỏ từ gấc, màu đen từ cây nhọ nồi, màu xanh từ lá trầu không, lá riềng… Nếu như trước đây, các hình mẫu để nặn tò he chủ yếu là hoa quả, con giống, hình người trong cổ tích... thì bây giờ tò he phong phú, đa dạng và cập nhật xu thế xã hội hơn nhiều.
Hiện nay sản phẩm tò he đã được công nhận là sản phẩm OCOP 4 sao, mang lại giá trị kinh tế, nâng cao đời sống của người dân. Tuy nhiên, việc sản xuất sản phẩm này vẫn chỉ dừng ở việc làm thủ công và truyền nghề bằng hình thức truyền miệng trực tiếp trong các làng nghề như Phú Xuyên hay Xuân La (Hà Nội). Và rất cần một chiến lược phát triển bài bản và bền vững cho làng nghề, với sự tham gia của các nhà nghiên cứu, viện nghiên cứu để tìm ra chất liệu mới bền đẹp hơn cho sản phẩm tò he. Đó là cơ hội "biến" tò he Việt Nam mới có thể phát triển thành một sản phẩm để giao thương với quốc tế.
Còn lại: 1000 ký tự
Vĩnh Long: Hỗ trợ truy xuất nguồn gốc điện tử cho trên 25 chủng loại sản phẩm nông sản

(CHG) Ngày 14/11/2024, Văn phòng Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Vĩnh Long đã hỗ trợ truy xuất nguồn gốc điện tử cho hơn 25 chủng loại sản phẩm nông sản của hơn 50 tổ chức, doanh nghiệp.

Xem chi tiết
Thành phố Cần Thơ: Kế hoạch tổ chức Triển lãm “Cần Thơ- 50 năm thành tựu và phát triển”

(CHG) UBND TP Cần Thơ vừa ban hành Kế hoạch tổ chức Triển lãm “Cần Thơ- 50 năm thành tựu và phát triển”.

Xem chi tiết
Bình Định: Cục Quản lý thị trường hoàn thành Kế hoạch kiểm tra định kỳ năm 2024

(CHG)Năm 2024, lực lượng Quản lý thị trường tỉnh Bình Định đã xây dựng kế hoạch kiểm tra định kỳ tổng số 185 tổ chức, cá nhân và đã tiến hành kiểm tra theo kế hoạch 185 tổ chức, cá nhân, đạt 100% kế hoạch, qua đó phát hiện 4 tổ chức, cá nhân vi phạm và xử phạt vi phạm hành chính với số tiền hơn 5 triệu đồng.

Xem chi tiết
Gia Lai: Cục Quản lý thị trường hoàn thành Kế hoạch kiểm tra định kỳ năm 2024 và thu nộp ngân sách nhà nước hơn 942 triệu đồng

(CHG)Thực hiện Kế hoạch kiểm tra định kỳ năm 2024 đã được ban hành theo Quyết định số 119/QĐ-QLTTGL ngày 26/12/2023 của Cục QLTT tỉnh Gia Lai. Các Phòng, Đội QLTT trực thuộc đã bám sát kế hoạch được phê duyệt, tiến hành kiểm tra theo danh sách được phân công. Đến nay lực lượng QLTT hoàn thành 100% kế hoạch kiểm tra, thu nộp ngân sách nhà nước hơn 942 triệu đồng.

Xem chi tiết
“Cơn bão” sáng tạo đổ bộ Hà Nội- hơn 3 vạn người hào hứng khám phá Lễ hội hot nhất trong năm​

(CHG) Diễn ra trong 9 ngày (từ 09/11 - 17/11), Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội mở ra những cơ hội khám phá những di tích lịch sử, công trình di sản cũng như không gian sáng tạo chưa từng có.

Xem chi tiết
2
2
2
3