Cần áp dụng chuyển đổi sản xuất lúa gạo để thành thương hiệu mạnh


(CHG) Những năm gần đây, xuất khẩu gạo giảm về số lượng nhưng tăng về giá trị nên thương hiệu gạo xuất khẩu có nhiều khởi sắc. Năm nay, xuất khẩu gạo toàn ngành có thể đạt tới 7 triệu tấn. Nhưng các chuyên gia đánh giá, gạo Việt vẫn thiếu thương hiệu mạnh, cần áp dụng chuyển đổi số để ngày càng nhiều sản phẩm lúa gạo được đưa ra thị trường thế giới hơn nữa.
Hình ảnh thu hoạch lúa gạo. Ảnh: Vneconomic
Cần thương hiệu mạnh về lúa gạo
Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) cho biết, giá chào bán gạo xuất khẩu 5% tấm của Việt Nam đang ở mức 428 USD/tấn, gạo 25% tấm ở mức 408 USD/tấn. So với thời điểm trước khi Ấn Độ ban hành chính sách hạn chế xuất khẩu gạo (từ ngày 9/9/2022), giá xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam đã tăng trung bình khoảng 30USD/tấn.
Giới chuyên gia nhận định, trong ngắn hạn, giá gạo Việt Nam sẽ tiếp tục duy trì ở mức cao khi những bất ổn về kinh tế, chính trị toàn cầu làm nhu cầu lương thực tăng cao. Do đó, các doanh nghiệp xuất khẩu cần nắm bắt cơ hội trong việc tiếp cận và mở rộng các thị trường mới.
Thời điểm này, những đồng lúa Đông Xuân sớm ở ĐBSCL đang vào vụ thu hoạch. Nếu duy trì sản lượng xuất khẩu trên 400.000 tấn/tháng trong 2 tháng cuối năm, xuất khẩu toàn ngành gạo năm nay có thể đạt từ 6,8-7 triệu tấn.
Theo ông Phan Minh Thông, Giám đốc Trung tâm Phát triển bền vững Nông nghiệp nông thôn, xuất khẩu gạo những năm gần đây giảm về số lượng nhưng tăng về giá trị. Các thị trường truyền thống vẫn giữ được, đồng thời phát triển thêm thị trường mới, thị trường khó tính như EU, Nhật Bản... Tuy nhiên, Việt Nam còn đang thiếu thương hiệu mạnh ở thị trường nội địa và quốc tế. Tỷ lệ tiêu thụ lúa qua thương lái còn cao. Đối với hợp đồng tiêu thụ, tỷ lệ phá vỡ hợp đồng còn cao.
Ông La Vân Phi, Chủ tịch Công ty Đại Dương Seed cho biết, yêu cầu kiểm dịch nông sản nói chung và lúa gạo nói riêng sang Trung Quốc ngày càng khắt khe, liên tục bổ sung. “Doanh nghiệp xuất khẩu lúa gạo Việt Nam cần liên tục cập nhật yêu cầu kiểm dịch, bao bì, nhãn mác... từ phía Hải quan Trung Quốc và các cơ quan chức năng của thị trường nhập khẩu để tránh tình trạng nông sản tới cửa khẩu lại phải quay đầu vì không đáp ứng được yêu cầu của nước nhập khẩu”.
Bên cạnh kim ngạch xuất khẩu, câu chuyện tăng tính liên kết, phát triển sản xuất lúa gạo tại khu vực ĐBSCL được đặc biệt phân tích kỹ. Sản xuất lúa gạo tại ĐBSCL vẫn còn một số hạn chế khi sử dụng lượng giống sạ còn cao, thời gian xuống giống kéo dài. Cùng với đó, vật tư đầu vào chưa đảm bảo chất lượng, sử dụng cũng chưa tiết kiệm; liên kết giữa nông dân, hợp tác xã, doanh nghiệp chưa chặt chẽ, kho bãi thiếu thốn...
Tại An Giang, hiện nay đang có các đơn vị thực hiện liên kết chuỗi giá trị lúa gạo tốt như Tập đoàn Lộc Trời, Tập đoàn Tân Long... Để chuỗi liên kết đạt kết quả, sau mỗi mùa vụ, ngành nông nghiệp An Giang đều mời các bên liên quan ngồi lại với nhau, cùng kết nối, lắng nghe, chia sẻ, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc; yêu cầu doanh nghiệp, hợp tác xã, người dân tham gia thực hiện đúng những gì đã cam kết.
Thời gian gần đây, trên địa bàn thành phố Cần Thơ xuất hiện tình trạng thương lái thu mua lúa gạo số lượng ít, nhưng với giá cao hơn hẳn so với thị trường, tạo ra sự nhiễu loạn thị trường, gây khó khăn cho việc liên kết thu mua giữa doanh nghiệp và nông dân.
Để tránh những sự việc như trên, cũng như tạo niềm tin giữa doanh nghiêp và nông dân, thời gian tới, ngành hàng lúa gạo cần sự liên kết chặt chẽ hơn nữa. Đồng thời, cần có sự vào cuộc mạnh mẽ của nhiều nhà khoa học, đơn vị quản lý, đơn vị kinh doanh để ngành hàng lúa gạo có sự phát triển toàn diện, giữ vững thị trường.
Chuyển đổi sản xuất lúa gạo
Tại Hội thảo Phát triển ĐBSCL diễn ra vào ngày 18/11 vừa qua, các chuyên gia đưa ra nhiều giải pháp để phát triển ngành lúa gạo, đặc biệt là việc xây dựng thương hiệu đủ mạnh để giữ vững thị trường.
Bà Trần Thị Hòa, Phó cục trưởng Cục trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) đánh giá, ngành lúa gạo phát triển mạnh mẽ không chỉ đảm bảo vững chắc an ninh lương thực trong nước mà còn góp phần nâng cao, khẳng định vị thế chính trị của Việt Nam trên trường quốc tế.
Trong 10 tháng của năm 2022, xuất khẩu của Việt Nam ước đạt 6 triệu tấn. Dự báo xuất khẩu gạo Việt Nam năm nay có thể vượt mục tiêu kế hoạch 6,3-6,5 triệu tấn, cao hơn 100.000 - 200.000 tấn so với năm 2021.
Xuất khẩu gạo đang có sự chuyển dịch từ phân khúc thấp sang phân khúc cao. Số liệu thống kê 8 tháng năm 2022, xuất khẩu gạo sang các thị trường khó tính ghi nhận mức tăng trưởng mạnh, như Mỹ tăng 84,8%; thị trường EU tăng 82,2%...
Xuất khẩu gạo đang đứng trước nhiều cơ hội, do nhu cầu nhập khẩu gạo của thế giới vẫn còn tiếp tục tăng lên trong những năm tới. Ngành lúa gạo có cơ hội lớn để mở rộng thị trường xuất khẩu, khi Việt Nam tham gia nhiều hiệp định thương mại mới.
Tuy nhiên, theo bà Hòa, vẫn còn nhiều tồn tại và hạn chế của sản xuất lúa gạo ĐBSCL như chất lượng, hiệu quả, giá trị gia tăng và tính cạnh tranh thấp; thu nhập của nông dân sản xuất lúa thấp và không tương xứng so với thu nhập của tác nhân trong kinh doanh, xuất khẩu gạo. Sản xuất lúa thiếu tính bền vững, tác động tiêu cực đến môi trường.
Cùng quan điểm này, TS Trần Hữu Hiệp, chuyên gia kinh tế, đại học FPT Cần Thơ, cho rằng việc phát triển cây lúa đang đứng trước nhiều thách thức mang tính toàn cầu và khu vực, khi mà tài nguyên nước hiện nay đã khác trước. Biến đổi khí hậu khiến ĐBSCL bị tác động nặng nề. Trong khi “gu” tiêu dùng khác và xuất khẩu ở các nước cũng đã khác. Nếu trước chỉ là xuất khẩu thô, thì nay các nơi nhập khẩu bắt đầu truy xuất nguồn gốc, đòi hỏi chất lượng gạo cao hơn. Điều này, người nông dân không tự làm được.
Dù vậy, ĐBSCL vẫn là vùng có nhiều lợi thế cạnh tranh trong sản xuất nông nghiệp, và ngành lúa gạo sẽ vẫn giữ vị trí quan trọng trong ngành trồng trọt của Việt Nam. Các chuyên gia cho rằng, ngành lúa gạo vẫn cần được thay đổi để từ vai trò là một ngành sản xuất vì mục tiêu an ninh lương thực là chủ yếu, trở thành một ngành kinh tế năng động và hiệu quả, đem lại lợi ích cho người sản xuất và người tiêu dùng trong nước, có tính cạnh tranh cao trong xuất khẩu.
Để đạt được mục tiêu này, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã giao Cục Trồng trọt, xây dựng Đề án sản xuất bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao vùng ĐBSCL, nhằm nâng cao giá trị, thu nhập của người dân, bảo đảm an ninh lương thực và phục vụ chế biến, xuất khẩu.
Đề án đặt mục tiêu nâng cao hiệu quả sản xuất và kinh doanh lúa gạo, đảm bảo lợi ích bình đẳng và tương xứng cho các tác nhân tham gia ngành lúa gạo; bảo đảm an ninh lương thực, và gạo chất lượng cao phục vụ tiêu dùng trong nước. Xuất khẩu gạo có tính cạnh tranh trên thị trường thế giới và có giá trị gia tăng cao; đảm bảo phát triển bền vững đối với môi trường, bảo vệ tài nguyên, thích ứng với biến đổi khí hậu.
Còn lại: 1000 ký tự
Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa TP Hà Nội long trọng kỷ niệm 29 năm thành lập

(CHG) Ngày 15/5, Lễ kỷ niệm 29 năm thành lập Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa TP Hà Nội đã được tổ chức long trọng tại Trụ sở Tập đoàn Geleximco (Đống Đa, Hà Nội).

Xem chi tiết
Hải Hà: Khởi sắc sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp

(CHG) Từ đầu năm đến nay, kinh tế của huyện tiếp tục tăng trưởng trên tất cả các lĩnh vực, trong đó giá trị sản xuất ngành công nghiệp - xây dựng tăng 29,4%, góp phần vào mục tiêu phấn đấu đến năm 2025 trở thành huyện công nghiệp - dịch vụ.

Xem chi tiết
Hội tụ về Quảng Ninh, lan tỏa từ Quảng Ninh

​(CHG) “Quảng Ninh hội tụ và lan toả” đã trở thành chỉ dẫn để sau hơn 1 thập kỷ Quảng Ninh vươn lên, đã và đang trở thành một trong những tỉnh đi đầu trong công cuộc đổi mới sáng tạo của vùng đồng bằng Bắc Bộ, một cực tăng trưởng của khu vực phía Bắc.

Xem chi tiết
Trao tặng Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh cho ngư dân dũng cảm cứu người bị nạn trên biển do giông lốc

(CHG) Ngày 7/5, thừa uỷ quyền của UBND tỉnh, UBND huyện Cô Tô đã tổ chức trao thưởng đột xuất Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh cho 01 ngư dân có hành động dũng cảm cứu người bị nạn trên biển do giông lốc xảy ra vào đêm ngày 20/4/2024.

Xem chi tiết
Quảng Ninh hướng tới thành trung tâm du lịch quốc tế và kinh tế

​(CHG) Mục tiêu đến năm 2050, Quảng Ninh trở thành một trong những trung tâm du lịch kết nối toàn cầu, điểm đến hàng đầu thế giới dựa trên định vị thương hiệu vịnh Hạ Long - vịnh Bái Tử Long là thiên đường cảnh quan và sự phát triển hài hòa giữa các hệ sinh thái kinh tế - xã hội - môi trường với chất lượng cuộc sống của người dân và môi sinh đạt chuẩn quốc tế.

Xem chi tiết
2
2
2
3