Doanh nghiệp nhỏ và vừa cần linh hoạt trước bài toán khuyến mại trong thời kỳ mới


(CHG) Mức giảm giá, khuyến mại hàng hóa sẽ được "chốt" ở ngưỡng 50% giá bán sản phẩm. Điều này nhằm tạo sự cạnh tranh lành mạnh trên thị trường và bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng.
Thực tế, dịp cuối năm luôn là cơ hội lớn để nhiều cửa hàng thực hiện chương trình giảm giá với con số khuyến mại lớn nhằm "hút mắt" người mua và cạnh tranh với đối thủ. "Chiêu trò" thường được sử dụng trong việc giảm giá, khuyến mại là người bán để giá cũ là giá lúc mặt hàng mới ra thị trường, còn giá khuyến mại là giá trị hiện tại của mặt hàng đó nhưng được dán mác giảm giá. Do vậy, người tiêu dùng dễ dàng rơi vào “bẫy giảm giá của các chương trình khuyến mại lên tới 90%, "mua 1 tặng 1" hay các hoạt động rút thăm trúng thưởng… và nghĩ mình có được món “hời”.  Tuy nhiên, năm nay, các chương trình khuyến mại chỉ còn dừng ở mức 30-40%. 
Sự thay đổi tích cực đó được các chuyên gia đánh giá là một trong những kết quả từ việc áp dụng Nghị định 128/2024/NĐ của Chính phủ về khuyến mại, có hiệu lực từ ngày 1/12/2024. Nghị định đã sửa đổi một số quy định liên quan đến hạn mức tối đa về giá trị hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại.
Theo đó, giá trị vật chất dùng để khuyến mại cho một đơn vị hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại không được vượt quá 50% giá bán ngay trước thời gian khuyến mại của đơn vị hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại đó. Đồng thời, tổng giá trị của hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại trong một chương trình khuyến mại không được vượt quá 50% tổng giá trị của hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại.
Đối với các trường hợp tổ chức chương trình khuyến mại tập trung thì áp dụng hạn mức tối đa về giá trị của hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại là 100%. Hạn mức tối đa về giá trị của hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại 100% cũng được áp dụng đối với các hoạt động khuyến mại trong khuôn khổ các chương trình, hoạt động xúc tiến thương mại do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
Cơ quan nhà nước (cấp trung ương và cấp tỉnh) ban hành quyết định tổ chức thực hiện chương trình khuyến mại tập trung nhằm thực hiện các chính sách phát triển kinh tế có mục tiêu của quốc gia, của địa phương. Nhà nước có chính sách khuyến khích việc tổ chức các chương trình khuyến mại tập trung. Mọi thương nhân đều được quyền tham gia vào các chương trình.
 
Đồng thời, Nghị định 128 cũng sửa khoản 2 Điều 7 Nghị định 81 về mức giảm giá tối đa đối với hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại. Mức giảm giá tối đa đối với hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại được quy định như sau: Mức giảm giá tối đa đối với hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại không được vượt quá 50% giá hàng hóa, dịch vụ đó ngay trước thời gian khuyến mại.
Trong trường hợp tổ chức chương trình khuyến mại tập trung theo quy định tại khoản 5 Điều 6 Nghị định 81/2018/NĐ-CP thì áp dụng mức giảm tối đa đối với hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại là 100%. Mức giảm giá tối đa 100% cũng áp dụng đối với các hoạt động khuyến mại trong khuôn khổ các chương trình, hoạt động xúc tiến thương mại do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
Nghị định mới cũng đã sửa đổi các quy định liên quan đến công bố trao thưởng. Cụ thể, thời hạn vẫn là 45 ngày kể từ khi kết thúc chương trình, nhưng nay bổ sung ngoại lệ trong các trường hợp bất khả kháng. Một số chương trình không cần thực hiện báo cáo, ví dụ chương trình giảm giá hoặc tặng hàng hóa miễn phí.
Theo Tiến sĩ Lê Hải Lý, nhà nghiên cứu phát triển thị trường thương mại điện tử và chuỗi cung ứng, việc áp dụng Nghị định 128 đã tác động trực tiếp đến cách doanh nghiệp xây dựng và triển khai chiến lược khuyến mại, đặc biệt với các "ông chủ" từng lợi dụng chính sách để thao túng giá cả.
Trước đây, một số doanh nghiệp nâng giá sản phẩm cao hơn giá trị thực để thực hiện khuyến mại giảm giá sâu, tạo ảo giác "hời" cho người tiêu dùng. Quy định mới đã quy định rõ ràng về hạn mức giảm giá, đặc biệt việc bỏ giới hạn giảm giá trong các trường hợp cụ thể giúp ngăn chặn tình trạng "thổi giá" rồi khuyến mại, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và tạo sự minh bạch trong hoạt động kinh doanh. 
Việc yêu cầu lưu trữ và báo cáo chi tiết các chương trình khuyến mại giúp hạn chế tình trạng quảng cáo sai lệch hoặc lạm dụng khuyến mại để trục lợi. Các cơ quan quản lý sẽ dễ dàng kiểm tra và xử phạt nếu phát hiện gian lận. Những công ty thiếu chiến lược kinh doanh dài hạn, chỉ dựa vào "thổi giá" hoặc giảm giá sốc, sẽ gặp khó khăn khi không còn cạnh tranh được với các đơn vị áp dụng khuyến mại hiệu quả hơn, minh bạch hơn.
Như vậy, Nghị định 128 đánh dấu một bước tiến mới trong việc hỗ trợ các hoạt động thương mại tại Việt Nam. Nghị định không chỉ nâng cao tính minh bạch mà còn tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp thực hiện chương trình khuyến mại một cách hiệu quả, lành mạnh và bền vững hơn.
 
Tuy nhiên, để tận dụng hiệu quả các quy định mới, các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ, cần nắm vững nội dung Nghị định và điều chỉnh chiến lược kinh doanh phù hợp, đảm bảo tuân thủ pháp luật và nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường.
Người tiêu dùng mua sắm những sản phẩm thiết yếu cho dịp Tết
Nghị định 128 đã tác động trực tiếp đến cách doanh nghiệp xây dựng và triển khai chiến lược khuyến mại

Nguồn: Bộ Công Thương

Còn lại: 1000 ký tự
Xây dựng Luật Thương mại điện tử trong năm 2025, tạo nền tảng cho kinh doanh trực tuyến

(CHG) Bộ Công Thương sẽ nghiên cứu, đề xuất xây dựng Luật Thương mại điện tử trong năm 2025 nhằm thống nhất hệ thống pháp luật về thương mại điện tử trong mối tương quan với các luật khác

Xem chi tiết
Đến năm 2025, 100% cá nhân, tổ chức kinh doanh thương mại điện tử được phổ biến pháp luật

(CHG) Theo quyết định 319/QĐ-TTg của của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án về chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử (TMĐT) đến năm 2025, 100% cá nhân, tổ chức kinh doanh thương mại điện tử được phổ biến pháp luật.

Xem chi tiết
Tôn vinh doanh nhân, doanh nghiệp Thăng Long năm 2024

(CHG) Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa thành phố Hà Nội vừa tổ chức Lễ tôn vinh Doanh nhân, Doanh nghiệp Thăng Long năm 2024. Đây là dịp để biểu dương, động viên những doanh nghiệp, doanh nhân Thủ đô tiêu biểu, có thành tích xuất sắc trên các lĩnh vực, đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế-xã hội của Thủ đô và đất nước trong năm 2024.

Xem chi tiết
Tăng cường hợp tác đa phương để quảng bá sản phẩm Việt trên trường quốc tế

(CHG) Trong bối cảnh hợp tác đa phương, song phương, xúc tiến thương mại là công cụ thúc đẩy hoạt động thương mại, tạo động lực để các doanh nghiệp Việt Nam mạnh dạn đầu tư vào thương hiệu, khẳng định chất lượng và giá trị hàng hóa của Việt trên trường quốc tế.

Xem chi tiết
Thương mại điện tử - "Chìa khóa" giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa vươn xa trong kỷ nguyên số

(CHG) Trong kỷ nguyên số, thương mại điện tử đã mở ra một cơ hội vô cùng lớn giúp các doanh nghiệp nhỏ và vừa vươn ra ngoài phạm vi giới hạn truyền thống, khẳng định vị thế và đạt được sự phát triển vượt bậc.

Xem chi tiết
2
2
2
3