Bài 1: Nhận diện nền nông nghiệp thời đại số


(CHG) Hiện nay, nông nghiệp Việt Nam đã và đang áp dụng chuyển đổi số để nâng giá trị sản phẩm. Theo các chuyên gia ngành nông nghiệp và khoa học công nghệ, việc truy xuất nguồn gốc được coi là một trong những giải pháp để bảo đảm tính minh bạch hóa toàn bộ chuỗi cung ứng của nông sản.
Chuyển đổi số nông nghiệp
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến, Phó Trưởng ban Chỉ đạo Chương trình chuyển đổi số nông nghiệp cho biết, thực hiện Chương trình chuyển đổi số quốc gia được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 749/QĐ-TTg, thời gian qua, Bộ quyết liệt chỉ đạo việc triển khai thực hiện xây dựng hệ thống nền tảng số của ngành, như: Hệ thống truy xuất nguồn gốc nông sản; hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quản lý thức ăn chăn nuôi và cơ sở chăn nuôi; hệ thống cơ sở dữ liệu cấp, quản lý mã số vùng trồng... nhằm từng bước hiện thực hóa mục tiêu xây dựng nền nông nghiệp “minh bạch- trách nhiệm- bền vững”.
Bước đầu, Việt Nam đã xây dựng được nền tảng cho chuyển đổi số nông nghiệp và nông thôn, đưa vào vận hành, bắt kịp những thay đổi của Cách mạng công nghiệp 4.0. Qua đó, nâng cao giá trị nông sản của Việt Nam trên thị trường trong nước và quốc tế.
Hiện cả nước đang có 4,8 triệu héc ta diện tích cây trồng, gồm: Cây ăn quả, sản xuất lúa và cây công nghiệp. Trong đó, có khoảng 4.000 vùng trồng và 2.000 cơ sở đóng gói đã được cấp mã số. Tuy nhiên, để kết nối đầy đủ thông tin giữa sản xuất và thị trường, cần đẩy nhanh việc chuyển đổi số trong lĩnh vực trồng trọt để nâng cao hiệu quả giữa sản xuất, thị trường và người tiêu dùng. Do đó, việc triển khai hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu vùng trồng là bước tiến mới trong nông nghiệp, chuyển từ sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp.
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan đánh giá, đây là những bước đi đầu tiên của chuyển đổi số trên hành trình chuyển đổi tư duy từ sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp; xây dựng thương hiệu cho nông sản nhờ "xóa mù" về cơ quan quản lý, xuất xứ nguồn gốc, chất lượng... Chuyển đổi số cũng sẽ xóa đi sự mù mờ trong sản xuất nông sản, xây dựng thương hiệu để nông sản Việt Nam tiến tới minh bạch, tích hợp hình ảnh, cảm xúc, truyền thông đa phương tiện vào sản phẩm...

Truy xuất nguồn gốc ngày càng cấp thiết cho việc xuất khẩu nông sản. Ảnh minh hoạ.
Minh bạch thông tin bằng truy xuất nguồn gốc
Thông qua việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm thực phẩm, người tiêu dùng dễ dàng tiếp cận được các thông tin bắt đầu ở khâu đầu vào, từ loại con giống/giống thực vật sử dụng, loại thuốc bảo vệ thực vật, mức dùng; nơi sản xuất, quy trình sản xuất… khâu sơ chế, chế biến; khâu phân phối, buôn bán đến khâu tiêu dùng, bán lẻ. Đây vừa là xu thế tất yếu trong sản xuất, kinh doanh vừa mang lại lợi ích cho doanh nghiệp và người tiêu dùng, vừa thực hiện các quy định, pháp luật.
Chia sẻ về sự cần thiết thực hiện truy xuất nguồn gốc, ông Nguyễn Vũ Trung, Phòng Chất lượng thủy sản, Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Bộ NN & PTNT) cho biết: Tiêu chuẩn Codex quy định truy xuất nguồn gốc là khả năng xác định được bất kỳ công đoạn nào trong chuỗi thực phẩm (từ sản xuất đến phân phối) từ nơi đến của thực phẩm (một bước trước) và nơi thực phẩm sẽ đến (một bước sau).
Trong bối cảnh người tiêu dùng trong nước ngày càng cần sự minh bạch đối với sản phẩm hàng hóa, đặc biệt là lương thực, thực phẩm, thì truy xuất nguồn gốc được coi là chìa khóa khởi tạo niềm tin cho người tiêu dùng, giúp họ yên tâm sử dụng những sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng và chất lượng được đảm bảo; đồng thời giúp ngăn chặn các hành vi gian lận thương mại, góp phần xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm Việt Nam. 
Hiện nay, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) đã xây dựng, công bố 30 tiêu chuẩn quốc gia trong lĩnh vực truy xuất nguồn gốc. Để đón đầu xu hướng này, ngày 19/1/2019, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 100/QĐ-TTg phê duyệt Đề án triển khai, áp dụng và quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc (Đề án 100) và giao cho Bộ KH&CN chủ trì triển khai, và một trong những nhiệm vụ trọng tâm là xây dựng và đưa vào vận hành Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm hàng hóa quốc gia.
Sau 5 năm thực hiện Đề án 100, hệ thống quy định pháp luật, văn bản, tài liệu hướng dẫn về truy xuất nguồn gốc dần được hoàn thiện; nhận thức xã hội về truy xuất nguồn gốc được nâng cao; nền tảng hệ thống truy xuất nguồn gốc được thống nhất xây dựng...
Nghị định số 13/2022/NĐ-CP ngày 21/1/2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 132/2008/NĐ-CP, Nghị định số 74/2015 quy định chi tiết thi hành một số điều Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa và Nghị định số 86/2012/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Đo lường.
Tuy nhiên, việc truy xuất nguồn gốc hiện nay cũng gặp phải thực trạng khó khăn từ nhiều phía, trong đó cơ quan quản lý nhà nước chưa có các chế tài nghiêm khắc xử lý các sai phạm khi truy xuất nguồn gốc; quản lý lưu thông hàng hóa chưa nghiêm, còn để vi phạm giả mạo mã vùng trồng, mã cơ sở đóng gói khi xuất khẩu nông sản..
Hơn nữa, nhận thức của một bộ phận người dân chưa biết cách bảo vệ sản phẩm, uy tín của mình. Còn nhiều tình trạng ghi chép, lưu trữ hồ sơ theo cách chống đối; nhiều trường hợp vi phạm giả mạo hồ sơ giấy tờ sản phẩm, giả mạo chứng nhận tiêu chuẩn, mã số vùng trồng... nhằm gian lận thương mại, lừa dối người tiêu dùng. Tình trạng loạn phần mềm truy xuất nguồn gốc, loạn app còn diễn ra, các tiêu chí quy định về truy xuất nguồn gốc còn lạc hậu so với thị trường thế giới, thiếu chủ động đổi mới, nên liên tục bị bất ngờ với các hàng rào kỹ thuật của nước nhập khẩu.
Do đó, truy xuất nguồn gốc trước hết cần minh bạch dữ liệu, thông tin, bởi chỉ có minh bạch dữ liệu, thông tin thì nông nghiệp mới vươn xa, mới có trách nhiệm với người tiêu dùng.
Nhà nước cần có khung chính sách sát thực, cụ thể, kiểm soát nghiêm ngặt việc tuân thủ về quy định truy xuất nguồn gốc. Người dân, cán bộ quản lý cần nâng cao nhận thức, thực hiện trách nhiệm theo quy định về truy xuất nguồn gốc, đồng thời có những công cụ phù hợp, dễ ứng dụng với từng loại sản phẩm ngành hàng để người dân, doanh nghiệp dễ thực hiện ghi chép đa phương tiện và minh bạch thông tin nguồn gốc sản phẩm.
Hiện nay, hầu hết các nước đều đưa ra yêu cầu về mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói đối với nông sản nhập khẩu. Xu hướng minh bạch thông tin bằng truy xuất nguồn gốc được các nước nhập khẩu hàng hóa áp dụng đang dần được triển khai ở các vùng nông sản trong nước.
Được biết, Bộ NN & PTNT đã cấp 3.624 mã số vùng trồng tại 48/63 tỉnh, thành phố, chủ yếu là các loại trái cây; cấp 1.826 mã số cơ sở đóng gói cho các loại quả tươi được phép xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, Hoa Kỳ, Australia, NewZealand, Hàn Quốc...
Ông Nguyễn Quốc Toản, Cục trưởng Cục Chế biến và phát triển thị trường nông sản (Bộ NN&PTNT) cho biết, trong lĩnh vực nông nghiệp, giai đoạn 2021-2030, Bộ NN&PTNT xác định việc tăng cường ứng dụng công nghệ trong sản xuất, chế biến, xây dựng và vận hành hệ thống truy xuất nguồn gốc nông sản là một trong những định hướng quan trọng để thực hiện mục tiêu đẩy mạnh thị trường trong nước và xuất khẩu, nâng cao giá trị gia tăng cho ngành, kết nối với Cổng Thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm hàng hóa quốc gia và góp phần không nhỏ xây dựng thương hiệu nông sản Việt. Như vậy, truy xuất nguồn gốc là xu thế của cả sản xuất nông sản trong nước chứ không chỉ với hàng hóa xuất khẩu.
Hơn bao giờ hết, truy xuất nguồn gốc đang là nội dung hết sức quan trọng, đòi hỏi sự phấn đấu của các cơ quan quản lý nhà nước, trong đó có Bộ KH&CN, Bộ NN& PTNT và các bộ ngành liên quan trong hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách. Tới đây, việc truy xuất nguồn gốc phải thực hiện mạnh mẽ, đồng bộ, khả thi hơn, đáp ứng được đẩy đủ và không để bị động trước bất cứ đòi hỏi, tiêu chuẩn của thị trường nào.

(Còn tiếp)
Còn lại: 1000 ký tự
Quảng Bình: Thu giữ 680 bao thuốc lá điếu nhập lậu và hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ

(CHG) Lực lượng chức năng tỉnh Quảng Bình vừa phát hiện, thu giữ thu giữ 680 bao thuốc lá điều nhập lậu và hàng hóa gồm màn hình ti vi, máy hàn đã qua sử dụng, với tổng trị giá tang vật tạm giữ ước tính hơn 500.000.000 đồng.

Xem chi tiết
Công khai danh sách doanh nghiệp vi phạm về An toàn Thực phẩm

(CHG) Ngày 05/02/2024, Cục An toàn Thực phẩm - Bộ Y tế đã công khai danh sách hàng loạt các cơ sở vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm (thống kê từ 19/5/2023 đến 01/02/2024).

Xem chi tiết
Sản phẩm SÂM PLUS’S BODY, VẠN XUÂN TỐ NỮ PLUS vi phạm quy định

(CHG) Theo tin từ Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), qua công tác hậu kiểm, Cục An toàn thực phẩm đã phát hiện website: vanxuantonuplus.vn quảng cáo phẩm thực phẩm bảo vệ sức khoẻ Vạn Xuân Tố Nữ Plus, website duocphamthanhmong.com quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe Sâm Plus S’body Green vi phạm quy định của pháp luật về quảng cáo thực phẩm.

Xem chi tiết
Công ty TNHH sản xuất - Y dược phẩm Vĩnh Điển bị xử phạt hơn 11 tỷ đồng

​(CHG) Theo tin từ Cục An toàn thực phẩm – Bộ y tế (www.vfa.gov.vn), ngày 24/02/2024 Cục An toàn thực phẩm đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty TNHH sản xuất - Y dược phẩm Vĩnh Điển có địa chỉ trụ sở chính trên Giấy đăng ký doanh nghiệp tại: Điểm công nghiệp Đan Phượng, xã Đan Phượng, huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội) do mắc hàng loạt các sai phạm. Tổng số tiền mà Công ty TNHH sản xuất - Y dược phẩm Vĩnh Điển bị xử phạt lên tới hơn 11 tỷ đồng.

Xem chi tiết
Gia Lai: Xử phạt các cơ sở kinh doanh có điều kiện không có giấy phép theo quy định

(CHG) Lực lượng chức năng tỉnh Gia Lai kiểm tra đột xuất 03 cơ sở kinh doanh về hành vi kinh doanh hàng hóa có điều kiện mà không có giấy phép kinh doanh theo quy định.

Xem chi tiết
2
2
2
3