Bài 1: Tuyệt chiêu bán thuốc kiểu… "tiền mất tật mang"


(CHG) Xưng danh lương y, giả mạo nhà thuốc, giả danh bác sĩ của các bệnh viện lớn… để tư vấn bán thực phẩm chức năng chữa “bách bệnh” đang diễn ra suốt nhiều tháng qua tại tầng 4, toà nhà Hoàng Hà, số 368 phố Lý Bôn, thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình.

LTS: Mặc dù các cơ quan quản lý đã có nhiều biện pháp để dẹp nạn tin nhắn “rác”, cuộc gọi “rác” để bảo vệ khách hàng, nhưng thực tế nạn tin nhắn rác, cuộc gọi quảng cáo "rác"… vẫn không hề giảm. Một trong những sản phẩm mà người dân thường xuyên nhận được, đó là những cuộc gọi, tin nhắn mời chào giới thiệu thuốc chữa bệnh, với những lời quảng cáo về những thực phẩm chức năng
không rõ nguồn gốc, xuất xứ nhưng lại như là những loại “thần dược”, có thể chữa “bách bệnh”. Để bán được nhiều sản phẩm, những “bác sĩ online”, "dược sĩ online" đã sử dụng không ít chiêu trò để chèo kéo người tiêu dùng (không ít trong số họ đang là những bệnh nhân) và cũng đã có không ít người trong số khách hàng của các "bác sĩ online" phải chịu cảnh “tiền mất mà tật vẫn phải mang” bởi chót mua phải những sản phẩm "càng dùng càng tệ" .
Thực hiện chuyên đề: Giao dịch thuốc, thực phẩm chức năng trên không gian số, nguy cơ gian lận thương mại, gian lận thuế và tiềm ẩn nhiều rủi ro cho người tiêu dùng, phục vụ mục đích nghiên cứu của Viện Kỹ thuật Chống hàng giả, nhằm đưa ra thực trạng, giải pháp, giúp cơ quan chức năng kịp thời nắm bắt thông tin, ngăn chặn và xử lý, cũng như tuyên truyền đến người tiêu dùng một cách kịp thời nhất, Tạp chí Kỹ thuật Chống hàng giả và Gian lận thương mại đã thu thập thông tin liên quan đến những hiện tượng nêu trên.

Thông tin tuyển dụng trên Facebook
Thông tin tuyển dụng trên Facebook.
“Bác sỹ online”
Thời gian qua, Viện Kỹ thuật Chống hàng giả thường xuyên nhận được phản ánh của người dân về việc tại tầng 4 toà nhà Hoàng Hà, số 368 phố Lý Bôn, thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình, có một nhóm người sử dụng mạng viễn thông để tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng cho người tiêu dùng trên cả nước, có nhiều nghi vấn là đơn vị tư vấn, bán hàng “chui”, không giấy phép, quảng cáo sản phẩm không đúng sự thật…
Để kiểm chứng nguồn tin, qua thông tin tuyển dụng được đăng trên Facebook có tên Như Nguyễn, chúng tôi đã có cơ hội “mục sở thị” cơ sở của các vị “bác sĩ online” chuyên quảng cáo về những sản phẩm “thần dược”, sử dụng xong sẽ khỏi 100% các bệnh.
Tại đây, có khoảng 20 nhân viên làm việc, mỗi người được trang bị 1 máy tính bảng hoặc 1 điện thoại có kết nối mạng internet, 1 điện thoại đen trắng, một số thẻ sim điện thoại và một số “tài liệu” để học thuộc.
“Bộ tài liệu” mà cán bộ quản lý giao cho các “bác sĩ online” mới được nhận vào công tác tại đây rất đơn giản, chỉ là một quyển vở học sinh với những dòng chữ hướng dẫn giao tiếp như: Chào cô (bác, anh, chị), nhà mình ở đâu, bệnh như thế nào, cháu (em) là bác sĩ ở bệnh viện… Ngoài ra còn có các hướng dẫn, công dụng của một số loại sản phẩm thực phẩm chức năng mà các "bác sỹ online", "dược sĩ online" này sẽ tư vấn cho khách hàng.
Được biết, các “bác sĩ online” khi đến nộp đơn xin việc tại đây có cả những người chưa qua trường lớp đào tạo nào liên quan đến lĩnh vực y - dược, thậm chí có người trong số đó chưa có bằng tốt nghiệp Trung học phổ thông. Thế nhưng tại đây, sau khi học thuộc “bộ tài liệu thần thánh” nêu trên, những con người này đã mạo danh là những “bác sĩ” chuyên khoa, “dược sĩ” chuyên ngành... để bắt mạch, kê đơn online cả trăm loại bệnh.
 “Bộ Tài liệu” học thuộc để trở thành “bác sĩ” tư vấn. 
“Bộ tài liệu” được hiao cho các học viên học thuộc để trở thành “bác sĩ” tư vấn.
“Bệnh viện” online và nghi vấn về nguồn gốc khách hàng 
Sau khi “tốt nghiệp”, các “bác sĩ”, “dược sĩ” nêu trên sẽ được cung cấp một “bộ tài liệu” khác, đó chính là danh sách khách hàng trên cả nước.
Một “bác sĩ online” có tên là Tuấn Anh với đầy đủ các chức danh như "trưởng khoa y học cổ truyền quân đội", "bên nhà thuốc", "bộ phận chăm sóc bệnh nhân khoa điều dưỡng"… đã tư vấn cho khách hàng: “Bác Khu à, con bên nhà thuốc gửi cho bác liệu trình chống tái phát về xương khớp với giá 1.500.000 gồm 3 hộp và 1 liệu trình thảo dược”.  Khi thấy bệnh nhân vẫn còn e dè về kinh phí, vị “bác sĩ” này tiếp tục chèo kéo: “Bác yên tâm, thời gian gần đây phía bệnh viện đang có chương trình hỗ trợ cho khách hàng, bác chỉ phải trả 800.000 đồng khi nhận hàng thôi”.
Một số sản phẩm được các “bác sĩ” tư vấn như thuốc.
Một số sản phẩm được các “bác sĩ online” tư vấn cho khách hàng như thuốc.
Điều đáng nói, sau khi tư vấn và chốt đơn hàng xong xuôi, vị “bác sĩ online” này quay sang hỏi “đồng nghiệp”: “Chị ơi, Đại Tâm An là thuốc huyết áp nhỉ”, sau đó vị này truy ra sản phẩm Đại Tâm An là thuốc xương khớp(!)
Điều mà chúng tôi quan tâm là từ đâu mà “bệnh viện” online này có được
danh sách khách hàng ? Phải chăng đây là một trong những mắt xích liên quan đến những đường dây mua, bán data khách hàng mà thời gian qua thường xuyên được các phương tiện thông tin truyền thông nhắc tới?
Được biết, hầu hết những vị “bác sĩ” đang làm việc tại “bện viện” online trên không biết công ty tên gì, giám đốc là ai, công ty có trụ sở ở đâu, cũng như webside của công ty  thế nào, mà chỉ biết công ty có địa chỉ trên Hà Nội và mọi người ở đây làm việc thông qua một người quản lý.

Một số sản phẩm được các “bác sĩ” tư vấn như thuốc.
Data khách hàng được các “bác sĩ” dùng để tư vấn và bán “thuốc”.
Một sự thật tưởng như trò đùa này đã và đang diễn ra suốt một thời gian dài tại tỉnh Thái Bình. Các đối tượng giả mạo lợi dụng sự tin tưởng và tâm lý muốn sớm khỏi bệnh của người dân nên đã bất chấp đúng sai, tư vấn bán các loại thuốc không rõ thành phần, chỉ cần học thuộc hoặc tìm hiểu qua loa trên mạng internet để tư vấn một cách tùy tiện cho người sử dụng... gây nguy hại, ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng, ảnh hưởng xấu đến hình ảnh, uy tín của các bệnh viện.
Hoạt động của nhóm người tại tầng 4 toà nhà Hoàng Hà, số 368 phố Lý Bôn, có nhiều biểu hiện của quảng cáo sai sự thật nhằm lừa dối người tiêu dùng, cũng như nghi vấn kinh doanh “chui”, gian lận thuế, gian lận thương mại… Bởi vậy, đề nghị cơ quan chức năng vào cuộc để người dân vô tội không phải chịu cảnh “tiền mất tật mang”.
Bài 2: Mạo danh Bệnh viện Quân y 103 để bán thuốc
Còn lại: 1000 ký tự
Đà Nẵng: Xử phạt 02 cửa hàng trưng bày để bán hàng giả mạo nhãn hiệu

(CHG) Lực lượng chức năng thành phố Đà Nẵng kiểm tra đột xuất 02 cửa hàng kinh doanh có hành vi trưng bày bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu và xử phạt 24 triệu đồng.

Xem chi tiết
Bình Định: Tập trung triển khai Kế hoạch 888 của Tổng cục Quản lý thị trường

(CHG) - Với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, trong 9 tháng đầu năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Định đã triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (Kế hoạch 888) trên địa bàn quản lý, góp phần giữ vững ổn định thị trường tại địa phương.

Xem chi tiết
Gia Lai: Tăng cường công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả 03 tháng cuối năm 2024

(CHG) - Trong 9 tháng đầu năm 2024, Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (BCĐ 389) tỉnh Gia Lai đã quyết liệt thực hiện có hiệu quả các kế hoạch thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Xem chi tiết
Hơn 10.000 chai nước hoa không rõ nguồn gốc bán trên tài khoản Tiktok “Phan Thủy Tiên” bị thu giữ

(CHG) Trên 10.000 chai nước hoa không rõ nguồn gốc xuất xứ, có dấu hiệu nhập lậu được kinh doanh chủ yếu trên Tiktok, Facebook vừa bị Tổ TMĐT, Cục Nghiệp vụ QLTT đột xuất kiểm tra và tiến hành tạm giữ. Đây là sản phẩm được một hot Tiktoker thường xuyên livestream bán trên Tiktokshop.

Xem chi tiết
Đà Nẵng: Tịch thu hơn 6.200 mặt hàng thực phẩm và đồ chơi trẻ em

(CHG) Lực lượng chức năng thành phố Đà Nẵng kiểm tra thị trường Tết Trung thu năm 2024 vừa qua, xử phạt 37 đơn vị kinh doanh thực phẩm và đồ chơi trẻ em, với tổng số tiền xử phạt hơn 376 triệu đồng.

Xem chi tiết
2
2
2
3