Bài 1: Thực trạng kinh doanh mỹ phẩm tại Việt Nam


(CHG) Hiện nay, mỹ phẩm đã trở thành một phần tất yếu trong đời sống con người. Tuy nhiên, lựa chọn được các sản phẩm an toàn cho sức khỏe là vấn đề không nhỏ đối với người sử dụng. Xu hướng mới là tìm đến với các sản phẩm được làm từ nguyên liệu tự nhiên. Nếu thực sự đạt tiêu chuẩn chất lượng thì những sản phẩm này nhanh chóng sẽ được “thị trường” chấp nhận.
Tiềm năng lớn tại thị trường mỹ phẩm ở Việt Nam
Ngành công nghiệp mỹ phẩm ở Việt Nam, tính đến thời điểm hiện tại, vẫn là ngành công nghiệp non trẻ, nhiều hạn chế như quy mô sản xuất nhỏ, công nghệ dây chuyền sản xuất chưa hiện đại. Nhiều nhãn hàng, công ty, đơn vị sản xuất còn chưa coi trọng việc kiểm định chất lượng, đánh lừa người tiêu dùng, gây thiệt hại uy tín đối với toàn ngành mỹ phẩm.
Theo báo cáo từ Công ty nghiên cứu thị trường toàn cầu Mintel, thị trường mỹ phẩm Việt Nam hiện nay đang có giá trị khoảng 2.3 tỷ USD. Tầng lớp trung lưu Việt Nam đã tăng lên đến 33 triệu người vào năm 2020, đồng nghĩa với việc nhu cầu sử dụng mỹ phẩm tăng cao.
Trong các loại mỹ phẩm được người Việt Nam tiêu dùng thì có đến 60% là các sản phẩm trang điểm. Trong nhóm những người sử dụng mỹ phẩm thường xuyên, mức chi tiêu cho mỹ phẩm làm đẹp đã tăng thêm 10% với hơn 73% giao dịch mua bán diễn ra trên các sàn thương mại điện tử.
Hơn một nửa số người từ 22 tuổi trở lên sử dụng mỹ phẩm thường xuyên, đây là nhóm dân số đã tốt nghiệp đại học và đi làm, nhu cầu giao tiếp xã hội nhiều nên việc làm đẹp luôn đươc chú trọng.
Báo cáo từ Nielsen cho hay, hiện tại, mức chi tiêu của người tiêu dùng Việt Nam đối với mỹ phẩm không nhiều nhưng đang tăng dần theo thời gian. Chi phí trung bình mà một phụ nữ Việt Nam dành cho mua sắm mỹ phẩm đang ở mức 500.000-700.000 đồng/tháng. Các sản phẩm trang điểm hiện vẫn đang chiếm ưu thế hơn so với mỹ phẩm chăm sóc da nhưng đã bắt đầu có sự dịch chuyển cân bằng giữa hai nhóm sản phẩm này khi nhu cầu tiêu dùng mỹ phẩm chăm sóc da đã tăng 55% so với mức tăng 25% của sản phẩm trang điểm.
Vì các doanh nghiệp mỹ phẩm Việt Nam hiện nay chỉ chiếm 10% thị phần nên họ chỉ có thể trụ lại ở phân khúc giá rẻ và xuất khẩu sang một số thị trường lân cận. Còn lại 90% doanh nghiệp kinh doanh mỹ phẩm Việt Nam là đại lý phân phối của các nhãn hàng nước ngoài. Hầu hết mỹ phẩm ngoại đều chiếm lĩnh các trung tâm thương mại tại Việt Nam, chủ yếu là các sản phẩm chăm sóc cá nhân đến từ Hàn Quốc.
Các nhà đầu tư ngoại đang hướng về Việt Nam với nhiều dự án sản xuất và mở rộng hệ thống phân phối mỹ phẩm. Trong đó, thương hiệu mỹ phẩm Việt, nhất là các công ty mỹ phẩm nội địa đang rơi vào tình trạng bị thu hẹp đáng kể thị phần tiêu thụ.

 
Hình ảnh các gian hàng mỹ phẩm trong trung tâm thương mại tại Hà Nội.
Thực trạng thị trường mỹ phẩm Việt Nam
Thị trường mỹ phẩm Việt Nam hiện nay đang có xu hướng phát triển đột phá với hàng trăm thương hiệu mỹ phẩm trong và ngoài nước. Một số nhãn hàng lớn như Lancome, Shiseido, Lower, Fendi, Estee Lauder,... hầu hết chiếm lĩnh các trung tâm thương mại. Một số thương hiệu nội địa cũng tạo dựng được vị thế nhất định trên thị trường mxy phẩm như Thái Dương, Thorakao, Miss Sài Gòn, Lanna, Xmen, Biona,... nhưng chỉ tập trung chủ yếu ở phân khúc thấp và chiếm vị trí khiêm tốn trong thị phần tiêu thụ nội địa.
Mỹ phẩm Việt Nam hiện tại cũng đã cạnh tranh được trên thị trường, do biết lựa chọn đúng phân khúc thị trường “bình dân” cho cả khu vực nông thôn và thành thành thị. Tuy nhiên, theo nhu cầu của thị trường xuất hiện nhiều xu hướng sử dụng mỹ phẩm khác nhau. 
Xu hướng sử dụng mỹ phẩm thiên nhiên: Thiên nhiên hóa các loại mỹ phẩm xu hướng làm đẹp chiết xuất thiên nhiên đang rất được ưa chuộng từ rất nhiều bạn gái. Đây cũng là xu hướng mới trong ngành công nghiệp mỹ phẩm. Theo báo cáo về thị trường mỹ phẩm Việt Nam, nhu cầu về mỹ phẩm thiên nhiên có xu hướng tăng. Nếu trước đây các công nghệ làm đẹp được ưa chuộng với các loại hóa mỹ phẩm nhờ hiệu quả nhanh chóng thì gần đây, xu hướng sử dụng mỹ phẩm có nguồn gốc tự nhiên lại được ưa chuộng hơn.
Xu hướng ngành mỹ phẩm handmade: Chiếm thị phần nhỏ  nhưng gần đây cũng có nhiều người quan tâm do nó phù hợp với xu hướng sống xanh, đáp ứng nhu cầu của người dùng có tiêu chí lựa chọn sử dụng sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên. Khuyết điểm chính của ngành mỹ phẩm handmad là người sản xuất chưa có chuyên môn cao, sản phẩm chưa được công khai đánh giá chất lượng. Một số người sản xuất còn cố tình trà trộn các mặt hàng “nhập lậu” từ các nước láng giềng (điển hình là Thái Lan) vào hàng sản xuất để thu lợi nhuận. Các mặt hàng mỹ phẩm handmade đa dạng về chủng loại như chăm sóc da, tóc, mỹ phẩm làm đẹp, sáp thơ, nến, xà phòng... 
Xu hướng sử dụng dược mỹ phẩm: Dược mỹ phẩm là sản phẩm kết hợp giữa mỹ phẩm và dược phẩm, vừa có tính chất làm đẹp vừa có tác dụng sinh học nhẹ. Nghiên cứu, sản xuất, kiểm soát chất lượng, lưu thông phân phối, tư vấn, hướng dẫn sử dụng theo cách thức như các dược phẩm ở mức độ phù hợp. Nhưng dược mỹ phẩm là xu hướng làm đẹp khá an toàn, nó cũng là mỹ phẩm được nghiên cứu, bào chế như dược phẩm với hàm lượng tá dược ít hơn và yêu cầu quá trình chứng minh lâm sàng như một dược phẩm.
Thị trường mỹ phẩm nhập khẩu: Bên cạnh những thương hiệu mỹ phẩm nổi tiếng có nguồn gốc từ các nước châu Âu chiếm lĩnh thị trường từ nhiều năm nay, gần đây, các thương hiệu từ Hàn Quốc, Nhật Bản và một số nước châu Á khác đã đồng loạt đổ bộ vào Việt Nam. những thương hiệu như the face shop, Ohui, Laneige... đã có mặt ở nhiều tỉnh thành, nhất là các tỉnh thành lớn. Khách hàng trẻ yêu thích mỹ phẩm Hàn Quốc bởi chất lượng và giá cả phù hợp với năng lực tài chính của họ.
Thị trường mỹ phẩm Việt Nam đang đòi hỏi các doanh nghiệp mỹ phẩm trong nước phải quan tâm đến mẫu má, bao bì, PR thương hiệu và nỗ lực quảng bá, phân phối sản phẩm nhiều hơn nếu không muốn “thua” ngay trên sân nhà.
Khi Việt Nam đã tham gia hàng loạt các hiệp định thương mại tự do và đưa thuế nhập khẩu loại hàng này về mức 0-5% thì thị trường mỹ phẩm Việt Nam sẽ còn sôi động hơn nữa. 
Thị trường mỹ phẩm Việt Nam được coi là còn nhiều tiềm năng khi chi tiêu cho mỹ phẩm bình quân đầu người mới chỉ ở mức 4USD/người/năm, thấp hơn nhiều so với Thái Lan (là 20USD/người/năm).
Bài 2: Mỹ phẩm handmade đã thực sự an toàn chưa?
Còn lại: 1000 ký tự
Đà Nẵng: Xử phạt 02 cửa hàng trưng bày để bán hàng giả mạo nhãn hiệu

(CHG) Lực lượng chức năng thành phố Đà Nẵng kiểm tra đột xuất 02 cửa hàng kinh doanh có hành vi trưng bày bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu và xử phạt 24 triệu đồng.

Xem chi tiết
Bình Định: Tập trung triển khai Kế hoạch 888 của Tổng cục Quản lý thị trường

(CHG) - Với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, trong 9 tháng đầu năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Định đã triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (Kế hoạch 888) trên địa bàn quản lý, góp phần giữ vững ổn định thị trường tại địa phương.

Xem chi tiết
Gia Lai: Tăng cường công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả 03 tháng cuối năm 2024

(CHG) - Trong 9 tháng đầu năm 2024, Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (BCĐ 389) tỉnh Gia Lai đã quyết liệt thực hiện có hiệu quả các kế hoạch thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Xem chi tiết
Phú Yên: Kịp thời thu giữ 1.563 hàng hóa giả mạo nhãn hiệu được đăng ký bảo hộ tại Việt Nam

(CHG) – Lực lượng chức năng kịp thời phát hiện và ngăn chặn xe tải vận chuyển 1.563 chiếc áo, váy và áo vest có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu thương hiệu thời trang Zara, Mango đang trên đường đi tiêu thụ.

Xem chi tiết
Công ty Fushiwa Việt Nam bị xử phạt vì xâm phạm giải pháp hữu ích của Công ty Hồng Hà

(CHG) Ngày 30 tháng 09 năm 2024, Thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành kết luận thanh tra đối với hành vi vi phạm của Công ty Fushiwa Việt Nam. Bản kết luận này một lần nữa khẳng định công ty này đã có hành vi xâm phạm quyền đối với giải pháp hữu ích mang tên “thiết bị điện phân nước và hệ thống xử lý nước uống trực tiếp” của Công ty Hồng Hà. Đây là một sự kiện đáng chú ý, không chỉ bởi tính chất nghiêm trọng của hành vi vi phạm, mà còn vì những tác động sâu rộng mà nó mang lại cho môi trường đổi mới và sáng tạo trong nền kinh tế Việt Nam.

Xem chi tiết
2
2
2
3