Bài 4: Cảnh báo với người tiêu dùng khi sử dụng sản phẩm handmade


(CHG) Ngày nay, không khó khăn khi tìm kiếm sản phẩm mỹ phẩm handmade. Tuy nhiên, mức độ an toàn của những mỹ phẩm này đến đâu, thì còn phụ thuộc phần lớn vào trình độ của người sản xuất. Các chuyên gia đưa ra nhiều khuyến cáo về những sản phẩm này.
 
Những nguyên liệu tự nhiên sử dụng làm mỹ phẩm handmade.
Những lưu ý khi sử dụng mỹ phẩm handmade
Mỹ phẩm handmade được nhà nước công nhận là một loại sản phẩm hàng hóa, nếu chủ sản xuất tuân thủ quy định về việc công bố sản phẩm. Tuy nhiên, trên thực tế thị trường hiện nay, không ít loại sản phẩm mỹ phẩm handmade đang được mua bán mà không cần kiểm định chất lượng. Cuối cùng, người sử dụng là người chịu tổn hại sức khỏe nghiêm trọng khi sử dụng loại mỹ phẩm này.
Tiến sỹ Huỳnh Ngọc Châu – Chuyên gia nghiên cứu và phát minh mỹ phẩm tại Nhật Bản và Mỹ cho biết: Nhiều người làm mỹ phẩm handmade đang nghĩ rằng chỉ cần pha, trộn các chất lại để thành hỗn hợp giống như sản phẩm mỹ phẩm thì đó là mỹ phẩm. Thực tế, để hoàn thành một sản phẩm mỹ phẩm, dù là handmade, tối thiểu cũng cần phải tiến hành các kiểm tra mức độ an toàn, kiểm tra vi sinh của sản phẩm. Thêm vào đó, vấn đề đảm bảo vệ sinh khi sản xuất cũng là yếu tố bắt buộc. Tốt nhất là sản phẩm phải được sản xuất trong môi trường sạch như phòng thí nghiệm hoặc đảm bảo các điều kiện tương đương. Thậm chí, người sản xuất phải cân nhắc cả phản ứng có thể xảy ra giữa ruột sản phẩm và vỏ sản phẩm (hộp đựng, chai, lọ..) để lựa chọn loại phù hợp. 
Chính vì thiếu hụt những kiến thức cơ bản nêu trên, nên rất nhiều trường hợp sản phẩm handmade làm ra trong một thời gian ngắn đã bị tách lớp, biến chất, sinh nấm mốc, độc hại… gây viêm da hoặc ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của da.
Đối với các mặt hàng khác như dầu gội, tinh dầu (phổ biến là dầu gội bồ kết và tinh dầu bưởi để xịt lên tóc, kích thích mọc tóc) có tính chất thảo dược lành tính. Nhà sản xuất phải hạn chế tối đa việc sử dụng thành phần hóa chất tổng hợp. Trong nguyên liệu kết hợp, các thảo dược phải an toàn, ít kích ứng cho người dùng, quá trình điều chế không dùng hương liệu tổng hợp tạo mùi. Đặc biệt, các sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên phải có tính thân thiện với môi trường, có khả năng tự phân hủy sinh học và có thể tái chế.
Gần đây, Liên minh Châu Âu EU đang xem xét gắn nhãn cảnh báo cho thành phần hoa cúc và hoa oải hương trong mỹ phẩm. Mặc dù đây là hai thành phần tự nhiên phổ biến được sử dụng nhiều trong mỹ phẩm, nhưng đôi khi có thể khiến cho người dị ứng. Vì vậy, nếu người đã có tiền sử dị ứng với thành phần hoa cúc và hoa oải hương, thì cần thận trọng khi mua các sản phẩm có mùi thơm hoặc thành phần từ hai loại hoa này. 
Tiến sỹ, Bác sỹ Nguyễn Ngô Lê Minh Anh – Giảng viên Đại học Y dược TP Hồ Chí Minh, trưởng phòng khám D-Thẩm mỹ y học cổ truyền bệnh viện Đại học Y TPHCM cơ sở 3 cho biết: Sản phẩm handmade nếu chiết xuất từ 100% thảo mộc chỉ cần để đến sáng hôm sau sẽ hư, ôi, thiu không dùng được. Nếu mặt hàng đó được bán và giao đi khắp nơi, hạn sử dụng vài tháng chắc chắn sản phẩm đã có thêm thành phần khác giúp bảo quản lâu dài. Nhưng thực tế, không ít các sản phẩm mỹ phẩm handmade chiết xuất thảo dược không công bố tỷ lệ thành phần chất bảo quản đó. 
Về việc phối hợp các loại thảo dược tự nhiên để chưng cất, hay chiết xuất cũng cần sự cố vấn từ các chuyên gia y học cổ truyền. Mỗi loại thảo dược đều có đặc tính riêng, nên việc phối hợp giữa chúng như thế nào, tỷ lệ bao nhiêu để đạt hiệu quả cao trong sử dụng. Để sản xuất số lượng lớn, nhiều người sử dụng thì cần có sự nghiên cứu khoa học, kiểm soát quy trình sản xuất chặt chẽ chứ không thể chỉ dựa vào kinh nghiệm dân gian hay hiểu biết cá nhân được.
Cẩn trọng khi sử dụng mỹ phẩm handmade. Ảnh minh hoạ.
Tăng cường quản lý nhà nước trong lĩnh vực mỹ phẩm
Hiệp hội Các sản phẩm tự nhiên (NPA) của Hoa Kỳ cho rằng, một sản phẩm tự nhiên đạt chuẩn, an toàn với người sử dụng là sản phẩm có thành phần tự nhiên,  hoặc được sản xuất từ tài nguyên tái tạo, được tìm thấy trong tự nhiên (từ hệ thực vật, động vật, khoáng chất), hoàn toàn không có hợp chất dầu mỏ.
Tại việt Nam, nhiều chuyên gia cho rằng, sản phẩm bắt nguồn từ thiên nhiên phải có những tiêu chí rõ ràng về hàm lượng, hay tỷ lệ thành phần và phải được cơ quan chuyên môn công nhận. 
Việt Nam đang sử dụng Bộ Tiêu chuẩn ISO 12972-2:2020: Mỹ phẩm – Hướng dẫn định nghĩa kỹ thuật và tiêu chí đối với sản phẩm, và thành phẩm mỹ phẩm tự nhiên và hữu cơ. 
Tiêu chuẩn này quy định các phương thức tính các chỉ số tự nhiên, chỉ số có nguồn gốc tự nhiên, chỉ số hữu cơ và chỉ số có nguồn gốc hữu cơ áp dụng với các loại thành phần được xác định trong TCVN ISO 12972-2:2020 (ISO 16128-2:2017). Đồng thời tiêu chuẩn đưa ra các khung xác định hàm lượng sản phẩm tự nhiên, sản phẩm nguồn gốc tự nhiên, sản phẩm hữu cơ, sản phẩm có nguồn gốc hữu cơ dựa trên đặc tính thành phần sản phẩm.
Bộ Y tế sẽ kiểm tra và siết chặt quản lý loại mỹ phẩm “handmade”, theo quy định tại Thông tư 06/2011/TT-BYT về quản lý mỹ phẩm. Theo đó, các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh mỹ phẩm phải có giấy phép đăng ký kinh doanh. Các cơ sở sản xuất mỹ phẩm phải đáp ứng các nguyên tắc, tiêu chuẩn “Thực hành tốt sản xuất mỹ phẩm” của Hiệp hội các nước Đông Nam Á (CGMP – ASEAN): Phải có đội ngũ nhân sự có kiến thức chuyên môn đáp ứng yêu cầu của CGMP; có hệ thống quản lý, kiểm tra chất lượng đầy đủ… Khi đưa bất cứ sản phẩm mỹ phẩm nào ra thị trường, sản phẩm này phải được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp số tiếp nhận “Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm”. Các cá nhân sản xuất kinh doanh mỹ phẩm tự chế, phải hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính an toàn, hiệu quả và chất lượng của sản phẩm. 
Nếu cơ sở nào không tuân thủ các quy định trên, sẽ bị xử phạt hành chính trong lĩnh vực y tế theo Nghị định số 167/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013.
Bên cạnh đó, Nghị định 93/2016/NĐ-CP ban hành ngày 1/7/2016 của Chính phủ quy định về điều kiện sản xuất mỹ phẩm, các cơ sở sản xuất mỹ phẩm phải có đội ngũ nhân sự với kiến thức chuyên môn đáp ứng yêu cầu: “Thực hành tốt sản xuất mỹ phẩm (CGMP); có hệ thống quản lý, kiểm tra chất lượng đầy đủ; xây dựng nhà xưởng đúng quy định. Do đó, những cá nhân có chứng nhận từ trung tâm đào tạo làm mỹ phẩm, nhưng cơ sở sản xuất chưa được Sở Y tế cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm, thì vẫn không được phép tự sản xuất, buôn bán mỹ phẩm tự chế.
Hàng năm, Cục Quản lý Dược sẽ phối hợp với Sở y tế các địa phương, Tổng cục Hải quan, Cục Quản lý thị trường, Ban chỉ đạo 389 về phòng chống buôn lậu và gian lận thương mại, lực lượng công an và các cơ quan hữu quan nhằm tăng cường quản lý đối với sản phẩm mỹ phẩm, kịp thời phát hiện, xử lý các tổ chức, cá nhân kinh doanh mỹ phẩm trái phép, mỹ phẩm giả, mỹ phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ. Đồng thời thường xuyên triển khai công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức về sử dụng mỹ phẩm an toàn, mỹ phẩm handmade hợp lý cho người sử dụng trên các phương tiện thông tin, nhằm nâng cao kiến thức cho người dân để có thể lựa chọn, sử dụng mỹ phẩm an toàn.
 
Dấu hiệu nhận biết mỹ phẩm kém chất lượng
- Màu sắc: Sản phẩm có màu sắc khá nổi bật.
- Mùi thơm: Mùi của các loại mỹ phẩm kém chất lượng thường khá gắt và nồng.
- Mẫu mã: Bao bì thường đơn giản, nhãn mác in ấn thiếu chuyên nghiệp, không ghi rõ thành phần, nơi sản xuất, mã vạch thương mại hóa,…
- Cảm giác khi thoa: Khó thẩm thấu, thoa lên da có cảm giác nặng.
- Dấu hiệu trên mặt: ngứa, đỏ, dị ứng, nổi mụn nhiều, bệnh lí về da,...gây nguy hiểm cho sức khỏe người sử dụng.
Mỗi người nên trang bị những kiến thức hiểu biết về làn da của mình, chọn mua sản phẩm chăm sóc sắc đẹp tại các địa chỉ uy tín, được kiểm định chất lượng. Ngoài ra, cần sử dụng hàng mẫu cẩn thận trước khi mua.
 
 
Còn lại: 1000 ký tự
An Giang: Thu giữ số lượng lớn hàng hóa nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh An Giang thực hiện kiểm tra, thu giữ số lượng lớn hàng hóa nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng hóa nhập khẩu có nhãn gốc bằng tiếng nước ngoài nhưng không có nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam

Xem chi tiết
Đồng Tháp: Phạt tiền 140 triệu đồng về hành vi vi phạm nhãn hàng hóa.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Đồng Tháp thực hiện kiểm tra, phát hiện cơ sở kinh doanh hàng hóa có nhãn ghi không đúng quy định về nhãn hàng hóa, hàng hóa thuốc bảo vệ thực vật, trên nhãn có hình ảnh, chữ viết không đúng bản chất, không đúng sự thật về hàng hóa, phạt tiền 140 triệu đồng.

Xem chi tiết
Tiền Giang: Xử phạt 180 triệu đồng vi phạm kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Tiền Giang thực hiện kiểm tra, phát hiện các cơ sở kinh doanh vi phạm hành chính là không thể hiện đầy đủ tên cơ sở kinh doanh theo đúng Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Xử phạt 180 triệu đồng vi phạm kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ.

Xem chi tiết
Bến Tre: Kiểm tra, xử lý vi phạm kinh doanh mỹ phẩm là hàng nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Bến Tre thực hiện kiểm tra, phát hiện kinh doanh buôn bán dược phẩm nhưng không niêm yết công khai chứng chỉ hành nghề dược phẩm, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược tại cơ sở theo quy định pháp luật, kinh doanh mỹ phẩm là hàng nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Xem chi tiết
Khẩn trương thực hiện ngay thanh tra, kiểm tra chuyên ngành thị trường vàng

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu khẩn trương thực hiện ngay việc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành đối với thị trường vàng.

Xem chi tiết
2
2
2
3