Các nhà đầu tư cần nâng cao kiến thức để phân biệt sàn chứng khoán giả mạo.
Đại diện Ủy ban Chứng khoán Nhà nước khẳng định, cơ quan này chưa cấp phép cho bất kỳ tổ chức cá nhân nào được mua bán chứng khoán trong ngày T+0. Vì vậy, tất cả các tổ chức, cá nhân quảng cáo nội dung như vậy là không đúng sự thật và không tuân thủ Luật Chứng khoán.
Đặc biệt, một trong những nguyên tắc hoạt động của thị trường chứng khoán là nguyên tắc trung gian. Các lệnh giao dịch trên thị trường chứng khoán phải được thực hiện qua các công ty chứng khoán, từ các công ty chứng khoán được truyền lệnh về Sở Giao dịch chứng khoán và được khớp lệnh. Nguyên tắc này được áp dụng cho toàn bộ giao dịch chứng khoán trên toàn cầu, để đảm bảo tính khách quan, minh bạch.
Tuy nhiên, đánh vào lòng tham và sự thiếu hiểu biết của nhiều nhà đầu tư mới, các app giả mạo luôn hiển thị lợi nhuận gia tăng chóng mặt, biên độ tăng giá cao hơn nhiều so với sàn chứng khoán thật. Khi thấy khoản tiền của mình trong các app đầu tư giả mạo tăng đáng kể, nhiều nhà đầu tư nhẹ dạ đã mạnh dạn nộp khoản tiền lớn để rồi mất trắng.
Thời gian qua, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cũng đã nhiều lần khuyến cáo nhà đầu tư thận trọng khi thực hiện các giao dịch đầu tư chứng khoán trên các app giao dịch không rõ nguồn gốc.
Một trong những điểm mà nhà đầu tư cần đặc biệt lưu ý là khi muốn mở tài khoản tại các công ty chứng khoán chính thống, nhà đầu tư cần phải có chứng minh thư, số điện thoại và email. Còn các app giả mạo, không rõ nguồn gốc chỉ yêu cầu nhà đầu tư cung cấp số điện thoại. Số tài khoản chứng khoán hợp pháp phải có 10 ký tự, bao gồm cả chữ cái và số. Nhưng các ứng dụng giả mạo chỉ thường lấy ngay số điện thoại của nhà đầu tư làm số tài khoản.
Khi nhà đầu tư giao dịch tại các ứng dụng chứng khoán giả mạo, không rõ nguồn gốc, sẽ không được Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD) ghi nhận, cũng đồng nghĩa với việc nhà đầu tư hoàn toàn không sở hữu bất cứ cổ phiếu nào.
Ảnh minh hoạ.
Khuyến cáo người dân cảnh giác với các thủ đoạn lừa đảo
Một cán bộ chỉ huy Phòng Cảnh sát hình sự cho biết, trong các vụ án lừa đảo tài khoản chứng khoán, do các nguyên nhân chủ quan và khách quan khác nhau của chủ tài khoản, đã tạo điều kiện cho hacker lợi dụng.
Đầu tiên là do diễn đàn về chứng khoán bị lỗi bảo mật khiến cho hacker dễ dàng thâm nhập và lấy được các thông tin về thành viên. Chủ tài khoản cũng rất sơ hở khi sử dụng đăng nhập tài khoản trên diễn đàn giống hệt thông tin tài khoản chứng khoán.
Bên cạnh đó, quá trình điều tra vụ án gặp thêm nhiều khó khăn do sự "thông thoáng" của các ngân hàng. Người dân muốn tạo lập tài khoản ngân hàng chỉ cần có giấy CMND hoặc CCCD để làm online, không cần phải trực tiếp ra quầy. Khi đối tượng xấu sử dụng giấy tờ giả để lập tài khoản thì phía ngân hàng cũng không phát hiện ra. Ngoài ra, trên thị trường vẫn còn nhiều sim điện thoại rác, sim không chính chủ trôi nổi nhiều khiến đối tượng có thể lợi dụng để thực hiện việc che giấu nhân thân.
Để tránh trở thành miếng mồi ngon cho hacker, cơ quan công an khuyến cáo đến người dân và các nhà đầu tư cần phải tăng cường bảo mật tài khoản Internet banking, tài khoản trên các sàn giao dịch chứng khoản, ví điện tử... Các tài khoản này nên sử dụng mật khẩu mạnh (là loại mật khẩu gồm nhiều số, chữ, ký hiệu), riêng biệt với các tài khoản mạng xã hội, diễn đàn và thường xuyên thay đổi mật khẩu định kỳ theo khuyến cáo của đơn vị quản lý.
Người dân cần có ý thức bảo vệ các thiết bị điện tử sử dụng như điện thoại thông minh, laptop cá nhân không để người lạ tiếp cận, sử dụng. Không truy cập các đường link lạ, tải và sử dụng các ứng dụng không rõ nguồn gốc, không cung cấp các loại mã OTP cho bất kỳ ai.
Thường xuyên bổ sung kiến thức về các phương thức, thủ đoạn hoạt động của tội phạm trên không gian mạng để nâng cao tinh thần cảnh giác, ý thức bảo mật thông tin trong quá trình hiện các giao dịch trên mạng nói chung và giao dịch chứng khoán nói riêng...
Theo chuyên gia công nghệ, những ứng dụng tuy được xây dựng mô phỏng các sàn chứng khoán, nhưng hoàn toàn không có quan hệ hay kết nối với các sàn chứng khoán chính thống. Mã code các phần mềm này cũng được rao bán công khai với độ hoàn thiện lên đến 90%.
Trung tá Đào Mạnh Hà - Đội trưởng Đội An ninh mạng và phòng chống tội phạm công nghệ cao cho biết: “Các đối tượng tạo lập các app giao dịch chứng khoán có tên gần giống các công ty, các sàn giao dịch chứng khoán trong nước và quốc tế. Chúng lợi dụng các công ty công nghệ lớn trên thế giới để thực hiện việc ẩn danh, che giấu các thông tin cá nhân. Trong thời gian rất ngắn, số tiền mà các nhà đầu tư chuyển vào tài khoản được các đối tượng chuyển ra rất nhiều tài khoản khác nhau, trong đó vào cả các sàn mua bán tiền ảo, nhằm che giấu sự truy xuất của cơ quan công an”.
Để làm tốt công tác phòng ngừa và đấu tranh với tội phạm sử dụng công nghệ cao trên địa bàn TP. Hà Nội, bảo vệ tài sản của người dân, Công an TP. Hà Nội đề nghị Ủy ban chứng khoán Nhà nước, Sở giao dịch chứng khoán TP. Hà Nội, tăng cường cảnh báo đến các công ty chứng khoán thành viên và các công ty chứng khoán trên địa bàn TP. Hà nội, chỉ đạo các công ty chứng khoán thực hiện:
Cảnh báo liên tục, thường xuyên phương thức, thủ đoạn phạm tội nêu trên đến các khách hàng bằng nhiều hình thức: email, sms, trực tiếp tại quầy, trên app của công ty...
Tăng cường công tác đảm bảo an ninh, an toàn thông tin. Thường xuyên rà soát các đường link lạ trên không gian mạng, các website, fanpage sử dụng trái phép hình ảnh, thương hiệu của các công ty chứng khoán. Khi phát hiện các đường link, website, fanpage nghi vấn, cần thông báo ngay cho các cơ quan công an để kịp thời cảnh báo ngăn chặn, hạn chế thiệt hại xảy ra.
Khi nhận được khiếu nại của khách hàng về việc bị mất tiền trên tài khoản do giao dịch chứng khoán qua đường link giả mạo, các công ty chứng khoán cần hướng dẫn khách hàng đến cơ quan công an, nơi xảy ra vụ việc, để trình báo trong thời gian sớm nhất.
(CHG) Lực lượng chức năng thành phố Đà Nẵng kiểm tra đột xuất 02 cửa hàng kinh doanh có hành vi trưng bày bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu và xử phạt 24 triệu đồng.
Xem chi tiết(CHG) - Với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, trong 9 tháng đầu năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Định đã triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (Kế hoạch 888) trên địa bàn quản lý, góp phần giữ vững ổn định thị trường tại địa phương.
Xem chi tiết(CHG) - Trong 9 tháng đầu năm 2024, Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (BCĐ 389) tỉnh Gia Lai đã quyết liệt thực hiện có hiệu quả các kế hoạch thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Xem chi tiết(CHG) Trên 10.000 chai nước hoa không rõ nguồn gốc xuất xứ, có dấu hiệu nhập lậu được kinh doanh chủ yếu trên Tiktok, Facebook vừa bị Tổ TMĐT, Cục Nghiệp vụ QLTT đột xuất kiểm tra và tiến hành tạm giữ. Đây là sản phẩm được một hot Tiktoker thường xuyên livestream bán trên Tiktokshop.
Xem chi tiết(CHG) Lực lượng chức năng thành phố Đà Nẵng kiểm tra thị trường Tết Trung thu năm 2024 vừa qua, xử phạt 37 đơn vị kinh doanh thực phẩm và đồ chơi trẻ em, với tổng số tiền xử phạt hơn 376 triệu đồng.
Xem chi tiết