Cam go cuộc chiến chống hàng hóa giả mạo nhãn hiệu


(CHG) Hàng hoá giả mạo nhãn hiệu là hàng hoá, bao bì của hàng hoá có gắn nhãn hiệu, dấu hiệu trùng hoặc khó phân biệt với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ dùng cho chính mặt hàng đó mà không được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc của tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý. Có hay không việc chuỗi cửa hàng mang thương hiệu Tùng Moscow công khai buôn bán hàng nhập lậu, hàng hóa giả mạo nhãn hiệu?
Cam go cuộc chiến chống hàng giả và gian lận thương mại
Việt Nam đặt mục tiêu trong tới năm 2025, 90% các cơ sở phân phối không còn tình trạng bày bán hàng giả một cách công khai ở siêu thị, trung tâm thương mại. Các hộ kinh doanh cũng cam kết không tiêu thụ hàng xâm phạm sở hữu trí tuệ…
Đây là mục tiêu đầy kỳ vọng và quyết tâm khi Việt Nam đang tham gia sâu hơn vào các hiệp định thương mại tự do (nơi yêu cầu rất cao tính thực thi của công tác bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ) đã dấy lên những hy vọng mới trong công tác phòng chống hàng giả và gian lận thương mại vốn ì ạch nhiều năm qua.
Ước tính ở Việt Nam có đến 7-8 lực lượng tham gia công tác chống hàng giả, hàng nhập lậu... Ngay từ cửa khẩu, chúng ta có lực lượng bộ đội biên phòng, hải quan và cảnh sát biển.

Cuối năm 2023,  Cục Quản lý thị trường TP Hà Nội đã phối hợp với Cục An ninh mạng và Phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (Bộ Công an), Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số và Ban Chỉ đạo 389 quốc gia kiểm tra và phát hiện 1 kho hàng là căn biệt thự năm tầng tại quận Hà Đông, Hà Nội có giá trị hàng hóa vi phạm hơn 20 tỷ đồng
Vào sâu trong nội địa là các lực lượng như quản lý thị trường, công an, lực lượng chuyên ngành kiểm tra, giám sát xử lý các sản phẩm vi phạm đặc thù về hàng hóa y tế, khoa học công nghệ, nông nghiệp... Nhưng đến nay, công tác này vẫn chưa thực sự hiệu quả. Không những thế, hàng giả từng bị phát hiện tập trung ở những kho hàng lớn "kinh khủng" ngay sát các tỉnh biên giới.
Đại diện lực lượng chuyên ngành đã từng nêu ra hàng loạt nguyên nhân lý giải vì sao hàng giả và gian lận thương mại vẫn hoành hành ở Việt Nam như do vị trí địa lý giáp nhiều quốc gia, đường biển dài, người tiêu dùng có thu nhập thấp, sính hàng ngoại... Thế nhưng, đó mới chỉ là lý do khách quan.

Năm 2023, chỉ riêng lực lượng quản lý thị trường đã bắt giữ và xử lý 146.678 vụ vi phạm liên quan tới hàng lậu, hàng giả, tăng 4,95% so với năm 2022; thu nộp ngân sách nhà nước gần 14.900 tỷ đồng...
Sự buông lỏng trong quản lý đối với hàng giả của các cơ quan chức năng cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng hàng giả và gian lận thương mại tràn lan trên thị trường. Tại nhiều thành phố du lịch, trung tâm thương mại, tình trạng bán hàng giả đã trở thành "thương hiệu" và là địa chỉ quen thuộc cho du khách, người dân đến mua và sử dụng.
Cùng với sự phát triển nhanh chóng của thương mại điện tử, cuộc chiến chống hàng giả và gian lận thương mại ở Việt Nam dần chuyển sang mặt trận khác, đây là vấn đề rất nóng mà lực lượng chức năng Việt Nam đang phải đương đầu. Đây là kênh phân phối nhiều mặt hàng không được nhập khẩu chính ngạch, không có hóa đơn chứng từ; hàng hóa giả mạo các thương hiệu lớn, tiềm ẩn nhiều rủi ro…

Chúng ta phải xác định cuộc chiến chống hàng giả và gian lận thương mại là cuộc chiến không dễ dàng. Nhưng để xây dựng môi trường kinh doanh lành mạnh và quyền lợi người tiêu dùng luôn được bảo vệ, cần sự vào cuộc quyết liệt, đồng bộ của các cơ quan chức năng, doanh nghiệp và chính sự tự giác của người tiêu dùng. Điều đó cũng để bảo vệ hình ảnh thương hiệu Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế, bảo vệ thương hiệu "made in Vietnam".
Với cơ quan chức năng, bên cạnh việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số, tăng cường hợp tác quốc tế thì quan trọng nhất vẫn là nâng cao chất lượng đội ngũ cho lực lượng quản lý, năng lực thực thi, điều tra phát hiện cũng như xử lý vấn đề hàng giả và gian lận thương mại.
Công khai kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu?
Thời gian qua, người tiêu dùng thường xuyên thông tin tới Tổng đài Chống hàng giả (Quỹ chống hàng giả) về việc Chuỗi cửa hàng mang thương hiệu Tùng Moscow chuyên kinh doanh về hàng hóa là giày – dép, có dấu hiệu kinh doanh hàng hóa vi phạm các quy định của pháp luật: vi phạm về nội dung ghi nhãn trên sản phẩm; kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ; hàng hóa giả mạo các thương hiệu nổi tiếng đã đăng ký bảo hộ tại Việt Nam. Quỹ Chống hàng giả đã chuyển thông tin trên tới Tạp chí Điện tử Kỹ thuật Chống hàng giả và Gian lận thương mại (CHG).
Cụ thể, theo tìm hiểu của phóng viên Tạp chí CHG, chuỗi cửa hàng mang thương hiệu Tùng Moscow hiện có 04 cửa hàng trên 3 thành phố lớn bao gồm: 139 Chùa Bộc - Đống Đa - Hà Nội; 137 Cầu Giấy - Hà Nội; 224 Lê Hoàn - Tp.Thanh Hóa; 206 Nguyễn Văn Cừ - Tp.Vinh.
Chuỗi cửa hàng mang thương hiệu Tùng Moscow hiện có 04 cửa hàng trên 3 thành phố lớn của Việt Nam
Quá trình khảo sát thực tế tại cửa hàng số 137 Cầu Giấy, phóng viên ghi nhận tại đây hàng hóa tại đây rất phong phú về chủng loại: giày – dép, túi xách, thắt lưng,… Trên nhãn của nhiều sản phẩm có dấu hiệu vi phạm các quy định về việc ghi nhãn hàng hóa. Tuy nhiên, điều đáng suy ngẫm: có rất nhiều hàng hóa bày bán trên kệ có dấu hiệu là hàng giả mạo nhãn hiệu đã đăng ký bảo hộ tại Việt Nam: Adidas, Nike, Louis Vuitton, Gucci, Hermes,… với giá thành chỉ vài trăm nghìn cho một sản phẩm.



Hàng hóa được bán tại các cửa hàng mang thương hiệu Tùng Moscow có dấu hiệu là hàng nhập lậu, hàng giả mạo nhãn hiệu và không nhãn phụ tiếng Việt
Hiện tượng các cửa hàng mang thương hiệu Tùng Moscow có dấu hiệu vi phạm các quy định của pháp luật trong lĩnh vực kinh doanh hàng thời trang diễn ra không chỉ một cửa hàng. Tại cửa hàng 224 Lê Hoàn - Tp.Thanh Hóa và 206 Nguyễn Văn Cừ - Tp.Vinh, cũng ghi nhận tình trạng tương tự



Hàng hóa được bán tại các cửa hàng mang thương hiệu Tùng Moscow có dấu hiệu là hàng nhập lậu, hàng giả mạo nhãn hiệu và không nhãn phụ tiếng Việt
Nhằm có những thông tin khách quan đa chiều, phóng viên của Tạp chí CHG đã liên hệ với Chuỗi cửa hàng mang thương hiệu Tùng Moscow, thế nhưng đến nay đơn vị trên vẫn chưa có thông tin phản hồi.
Có hay không việc Chuỗi cửa hàng mang thương hiệu Tùng Moscow đang mập mờ thông tin về sản phẩm, “phớt lờ” các quy định pháp luật trong lĩnh vực kinh doanh hàng tiêu dùng? Phải chăng ý kiến của người tiêu dùng đang bị doanh nghiệp trên xem nhẹ? Nếu quả thật như vậy, chắc gì quyền lợi của người tiêu dùng đã được doanh nghiệp coi trọng(!)
Trao đổi về vấn đề trên, ông Nguyễn Lê Hoan, Chánh văn phòng Quỹ Chống hàng giả cho biết: Điều 213 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019 quy định: Hàng hóa giả mạo nhãn hiệu là hàng hóa; bao bì của hàng hóa có gắn nhãn hiệu, dấu hiệu trùng; hoặc khó phân biệt với nhãn hiệu; chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ dùng cho chính mặt hàng đó mà không được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu; hoặc của tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý. Mọi hành vi xâm phạm làm tổn hại đến nhãn hiệu đều phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật. Như vậy, hàng hóa thời trang giả nhãn hiệu chính là hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ; các hành vi này sẽ phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.
Điều 12 Nghị định 99/2013/NĐ-CP quy định về sản xuất; nhập khẩu, buôn bán, vận chuyển, tàng trữ để bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu; chỉ dẫn địa lý như sau: Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây trong trường hợp giá trị hàng hóa vi phạm đến 5.000.000 đồng: Bán; chào hàng; vận chuyển, kể cả quá cảnh; tàng trữ; trưng bày để bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý; Đặt hàng, giao việc, thuê người khác thực hiện hành vi quy định tại Điểm a Khoản này.
Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này trong trường hợp giá trị hàng hóa vi phạm từ trên 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng; Phạt tiền từ 12.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này trong trường hợp giá trị hàng hóa vi phạm từ trên 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này trong trường hợp giá trị hàng hóa vi phạm từ trên 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng; Phạt tiền từ 35.000.000 đồng đến 55.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này trong trường hợp giá trị hàng hóa vi phạm từ trên 40.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng.
Biện pháp khắc phục hậu quả với hành vi bán hàng hoá giả mạo nhãn hiệu: Điều 12 Nghị định 99/2013/NĐ-CP quy định: Buộc tiêu hủy hoặc phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại đối với hàng hóa giả mạo nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý; nguyên liệu, vật liệu và phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất; kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu; hoặc chỉ dẫn địa lý với điều kiện không làm ảnh hưởng đến khả năng khai thác quyền của chủ thể quyền sở hữu công nghiệp; đối với hành vi vi phạm quy định từ Khoản 1 đến Khoản 11 Điều này; Buộc tái xuất đối với hàng hóa giả mạo nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý; phương tiện, nguyên liệu, vật liệu nhập khẩu được sử dụng chủ yếu để sản xuất; kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu; hoặc chỉ dẫn địa lý sau khi đã loại bỏ yếu tố vi phạm trên hàng hóa; đối với hành vi vi phạm quy định từ Khoản 1 đến Khoản 10 Điều này; Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định từ Khoản 1 đến Khoản 11 Điều này.
Còn lại: 1000 ký tự
Ninh Thuận: Xử phạt 5 cơ sở kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc

(CHG) Ngày 6/9, Đội Quản lý Thị trường (QLTT) Số 2 thuộc Cục QLTT tỉnh Ninh Thuận đã ra quyết định xử phạt hành chính 5 cơ sở kinh doanh trên địa bàn huyện Ninh Sơn và huyện Bác Ái với tổng số tiền phạt lên đến 20 triệu đồng. Các cơ sở này bị phát hiện kinh doanh hàng hóa không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.

Xem chi tiết
Đồng Nai: Phát hiện hơn 1 ngàn bánh trung thu không đảm bảo vệ sinh thực phẩm tại Biên Hoà

(CHG) Ngày 31/8, Phòng Cảnh sát kinh tế (Công an tỉnh Đồng Nai) phối hợp với Chi cục Vệ sinh an toàn thực phẩm (Sở Y tế Đồng Nai) lập hồ sơ xử lý vụ phát hiện một cơ sở sản xuất bánh trung thu tại phường Tam Hiệp, TP.Biên Hòa, Đồng Nai không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Xem chi tiết
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH TIỀN GIANG: Thành lập Đoàn giám sát chuyên đề về nước sạch

(CHG) Ngày 28/8/2024, Văn phòng HĐND tỉnh cho biết đang triển khai Quyết định thành lập Đoàn giám sát chuyên đề về “Tình hình cung cấp nước sạch phục vụ sinh hoạt và sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh Tiền Giang”…

Xem chi tiết
CẢNH BÁO: Nhận diện giả mạo, lừa đảo qua mạng xã hội

(CHG) Cơ quan An ninh mạng, ngành công an và cơ quan chức năng các địa phương trên cả nước nhiều lần lên tiếng cảnh báo về các hình thức giả mạo, lừa đảo qua mạng xã hội.

Xem chi tiết
389 Tiền Giang: Kiểm tra phát hiện và xử lý gần 980 vụ vi phạm, thu nộp ngân sách nhà nước số tiền gần 25 tỷ đồng

(CHG) Đoàn kiểm tra liên ngành 389 Tiền Giang do Đội Quản lý thị trường số 6 chủ trì kiểm tra cơ sở kinh doanh mỹ phẩm, phát hiện các cơ sở đang kinh doanh trên 100 đơn vị sản phẩm mỹ phẩm là hàng hóa nhập khẩu, chưa xuất trình được hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc hợp pháp.

Xem chi tiết
2
2
2
3