Cảnh báo thuốc giải rượu không phải là “thần dược”


(CHG) Tết đến xuân về, không thể bỏ qua các cuộc vui hội họp. Tuy nhiên, sử dụng nhiều rượu bia vừa không tốt cho sức khỏe vừa ảnh hưởng nghiêm trọng tới sinh hoạt thường ngày. Dùng rượu bia nhiều, lại sử dụng nhiều thuốc giải rượu cũng gây hại cho sức khỏe.

Cần kiểm soát lượng bia, rượu trong những ngày Tết.
Theo các bác sĩ, uống thuốc giải rượu quá nhiều sẽ gây ra nhiều bất ổn cho sức khỏe. Thuốc giải rượu không phải là “thần dược” mà chỉ là thuốc hỗ trợ. Các viên giải rượu có mặt trên thị trường hiện nay thực chất không phải là thuốc mà là một dạng thực phẩm chức năng, thành phần chủ yếu là đường, vitamin B1, B6, PP, acid glutamic, acid fumaric, acid succinic và các enzyme. Nó có tác dụng tạm thời, hạn chế chuyển hóa nhanh rượu thành những chất không gây độc như CO2 và nước.
Rượu sau khi vào cơ thể sẽ xâm nhập các tế bào và chuyển hóa thành acetaldehyd, một chất gây ra các biểu hiện say rượu, ngộ độc rượu. Các thành phần trong viên giải rượu giúp giảm sự tạo thành acetaldehyd và đào thải nó ra khỏi cơ thể do tác dụng của enzyme chuyển hóa succinic acid, fumaric acid, L-gluthamine. Ai uống nhiều rượu, các viên giải rượu tạm thời này sẽ không thể hóa giải hết lượng rượu, lượng cồn trong rượu nên người uống vẫn say xỉn và ngộ độc.
Rượu bia sau khi được uống sẽ đi vào máu với 20% ở dạ dày và 80% ở ruột non. Tốc độ hấp thu rượu lúc đói sẽ nhanh hơn lúc no. Trong cơ thể, gan là bộ phận chính có chức năng chuyển hóa giải độc rượu ra khỏi cơ thể. Do đó, những người uống nhiều rượu lâu dài có thể khiến chất độc tích tụ ở gan dẫn đến bị viêm gan, xơ gan, ung thư gan. Thông thường, gan cần tới 7 - 10 giờ để chuyển hóa chất độc sau khi cơ thể tiếp nhận rượu. Uống thêm thuốc giải rượu khiến gan làm việc nhiều hơn. Chưa kể, các loại thuốc giải rượu không rõ nguồn gốc xuất xứ hoặc kém chất lượng vừa không có tác dụng vừa có thể gây độc với gan.
Lạm dụng thuốc giải rượu sẽ dẫn tới tăng men gan, giảm các chất có chức năng bảo vệ gan, tăng tổng hợp axit béo và triglyceride tăng nguy cơ gan nhiễm mỡ... Thuốc còn giữ lại lượng cồn trong ruột khiến gan không kịp lọc chất độc dẫn tới tử vong. Những chất có trong thuốc này còn nguy hiểm đối với người bị dị ứng các thành phần của thuốc, phụ nữ có thai và cho con bú, người bệnh gan, thận, viêm loét dạ dày tá tràng..
Do đó, trong bữa tiệc đầu năm mới, nên hạn chế sử dụng rượu bia. Nếu đã uống rượu bia, cần để cho cơ thể có đủ thời gian nghỉ ngơi, uống nhiều nước giúp quá trình thải độc cho gan nhanh hơn. Nếu có biểu hiện ngộ độc rượu, cần đến ngay cơ sở y tế để được xử trí kịp thời, ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Còn lại: 1000 ký tự
Khởi tố, tạm giam chủ kênh TikTok “Gia đình Hải Sen” bán hàng giả

(CHG) Lê Văn Hải – chủ kênh TikTok “Gia đình Hải Sen” có 2,6 triệu lượt follow, thường xuyên đăng tải các video bán các sản phẩm trên kênh này, đã bị cơ quan chức năng bắt giữ để điều tra.

Xem chi tiết
Tạm giữ hơn 23.000 sản phẩm yến chưng nghi không đạt chất lượng

(CHG) Lực lượng chức năng tỉnh Phú Thọ kiểm tra, phát hiện và tạm giữ 23.468 sản phẩm yến chưng nghi không đạt chất lượng tại Công ty TNHH Yến sào Tuấn Dương & TKT.

Xem chi tiết
Thủ tướng: Xử lý nghiêm cán bộ, sĩ quan "bảo kê" tiếp tay hàng giả, buôn lậu, gian lận thương mại

(CHG) Thủ tướng yêu cầu xử lý nghiêm các cán bộ, công chức, sĩ quan có biểu hiện tham nhũng, tiếp tay cho các đối tượng vi phạm pháp luật với phương châm "xử lý một vụ, cảnh tỉnh cả vùng, cả lĩnh vực", "không có vùng cấm, không có ngoại lệ".

Xem chi tiết
Động thái của hệ thống nhà thuốc Pharmacity khi sản phẩm được bán trong hệ thống thuộc công ty sản xuất hàng giả

(CHG) Pharmacity thông báo thu hồi toàn bộ sản phẩm liên quan đến Công ty TNHH Công nghệ Herbitech, sau khi Bộ Công an xác định hai sản phẩm “Baby Shark” và “Medi Kid Calcium K2” của công ty này là hàng giả.

Xem chi tiết
Tập trung kiểm tra hoạt động kinh doanh mỹ phẩm trên TikTok, Zalo, Facebook, YouTube

(CHG) Cục Quản lý dược, Bộ Y tế, đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố thường xuyên phối hợp với các đơn vị liên quan, tập trung kiểm tra hoạt động kinh doanh mỹ phẩm trên TikTok, Zalo, Facebook, YouTube... nhằm phát hiện và xử lý kịp thời việc sản xuất, kinh doanh mỹ phẩm trái phép, mỹ phẩm giả.

Xem chi tiết
2
2
2
3