Công ty sở hữu thương hiệu mỹ phẩm ZUNYA có dấu hiệu không hoạt động tại địa điểm đăng ký kinh doanh


(CHG) Những năm gần đây, thị trường mỹ phẩm tại Việt Nam đang chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ, với sự xuất hiện của nhiều thương hiệu trong và ngoài nước. Tuy nhiên, với sự phát triển nhanh chóng này, không ít các đơn vị sản xuất, nhập khẩu và kinh doanh mỹ phẩm chưa tuân thủ các quy định của pháp luật. Điển hình về vấn đề trên là việc người tiêu dùng “tố” Công ty TNHH Thương mại Tổng hợp và Dịch vụ Linh Anh (Công ty Linh Anh), đơn vị sở hữu thương hiệu mỹ phẩm ZUNYA, có dấu hiệu vi phạm và vi phạm trong việc ghi nhãn hàng hóa, thậm chí một sản phẩm của đơn vị này còn có dấu hiệu chứa chất cấm.

Sản phẩm mỹ phẩm  Collagen 3D Perfect Whitening Cream Night Cream Melasma mang thương hiệu ZUNYA, phân phối độc quyền tại Việt Nam: Công ty Linh Anh.

Thời gian qua, người tiêu dùng thông tin sản phẩm mỹ phẩm mang tên Collagen 3D Perfect Whitening Cream Night Cream Melasma, trên nhãn sản phẩm ghi phân phối độc quyền tại Việt Nam, Công ty Linh Anh, địa chỉ huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ, có dấu hiệu vi phạm và vi phạm trong việc ghi nhãn hàng hóa. Đồng thời, người tiêu dùng cũng “tố” sản phẩm trên có chứa chất cấm, có thể gây tổn hại sức khỏe cho người dùng.
Quỹ Chống hàng giả đã chuyển thông tin tới Tạp chí điện tử Kỹ thuật Chống hàng giả và Gian lận thương mại (CHG) nhằm trao đổi thông tin tới các đơn vị liên quan, cũng như đăng tải thông tin trên Tạp chí.

Nhiều dấu hiệu vi phạm và vi phạm trong việc ghi nhãn phụ tiếng Việt đối với sản phẩm...

Thực tế, theo quan sát sản phẩm mỹ phẩm Collagen 3D Perfect Whitening Cream Night Cream Melasma, thươnng hiệu ZUNYA, người tiêu dùng dễ nhận thấy một số thông tin ghi trên nhãn phụ tiếng Việt không trùng khớp, hoặc ghi thiếu đối với thông tin ghi trên nhãn gốc của sản phẩm.
Cụ thể, thông tin về ngày sản xuất và hạn sử dụng không được dịch chính xác sang tiếng Việt, gây khó khăn cho người tiêu dùng trong việc nhận biết thời gian sử dụng của sản phẩm. Ngoài ra, tên sản phẩm trên nhãn phụ cũng không trùng khớp với tên gốc của sản phẩm, và bản dịch tên sản phẩm sang tiếng Việt không đúng nghĩa, gây hiểu lầm cho người tiêu dùng.
Theo Thông tư 06/2011/TT-BYT của Bộ Y tế, các sản phẩm mỹ phẩm khi nhập khẩu vào Việt Nam phải đảm bảo đúng quy định về ghi nhãn, bao gồm các thông tin về ngày sản xuất, hạn sử dụng, tên sản phẩm, thành phần và hướng dẫn sử dụng.
Việc không tuân thủ các quy định ghi nhãn của Bộ Y tế không chỉ làm giảm chất lượng thông tin mà còn tiềm ẩn rủi ro cho sức khỏe người tiêu dùng. Điều này làm dấy lên lo ngại về mức độ kiểm soát chất lượng đối với các sản phẩm mỹ phẩm nhập khẩu vào Việt Nam, đặc biệt là khi nhiều sản phẩm có thể bị thiếu sót thông tin quan trọng, dẫn đến nguy cơ gây hại cho người sử dụng.
Liên quan tới nội dung trên, Tạp chí CHG đã chuyển thông tin tới Cục Quản lý dược, Bộ Y tế. Một đại diện của Cục Quản lý dược cho biết: “Sẽ chuyển thông tin trên tới Sở Y tế tỉnh Phú Thọ để thẩm tra, xác minh vụ việc”.
Dấu hiệu vi phạm về chất lượng sản phẩm
Ngoài việc có dấu hiệu vi phạm và vi phạm trong việc ghi nhãn, sản phẩm Collagen 3D Perfect Whitening Cream Night Cream Melasma của Công ty Linh Anh còn có dấu hiệu vi phạm về chất lượng.
Cụ thể, sản phẩm này được người tiêu dùng “tố” có chứa thành phần bị cấm, điều này vi phạm nghiêm trọng các quy định về an toàn mỹ phẩm tại Việt Nam. Quỹ Chống hàng giả đã kiểm nghiệm đối chứng sản phẩm và bàn giao nội dung trên tới Tạp chí CHG.
Thông tin về việc sản phẩm này có dấu hiệu chứa chất cấm đã được Cục Quản lý dược, Bộ Y tế tiếp nhận.
Thực tế, chất cấm trong mỹ phẩm là một vấn đề nghiêm trọng, vì nó không chỉ gây hại cho sức khỏe người tiêu dùng mà còn làm tổn hại đến uy tín của ngành công nghiệp mỹ phẩm. Nếu thông tin này được xác nhận, đây sẽ là một hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng, có thể gây thiệt hại lớn cho sức khỏe cộng đồng.
“Việc các sản phẩm mỹ phẩm không đảm bảo chất lượng có thể dẫn đến các phản ứng phụ không mong muốn, thậm chí là các bệnh lý nghiêm trọng về da, mắt và các cơ quan khác. Do đó, việc kiểm tra chất lượng sản phẩm và đảm bảo rằng các sản phẩm mỹ phẩm trên thị trường đều đạt tiêu chuẩn là một trong những nhiệm vụ quan trọng của các cơ quan quản lý nhà nước”, ông Nguyễn Lê Hoan, Chánh văn phòng Quỹ Chống hàng giả chia sẻ.
Công ty Linh Anh không hoạt động tại địa điểm đăng ký kinh doanh
Thông tin mới nhất liên quan đến kết quả thẩm tra, xác minh Công ty Linh Anh, một cán bộ của Cục Quản lý dược, Bộ Y tế cho biết: “Đã nhận được báo cáo từ Sở Y tế tỉnh Phú Thọ về việc thẩm tra, xác minh những thông tin báo chí nêu. Kết quả cho thấy Công ty TNHH Thương mại Tổng hợp và Dịch vụ Linh Anh không hoạt động tại địa chỉ đăng ký kinh doanh tại huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ”.

 Công ty Linh Anh về sản phẩm mỹ phẩm.  (Ảnh: nguồn Facebook Tạc Thị Đào)

Việc Công ty Linh Anh không hoạt động tại địa chỉ đăng ký khó tránh khỏi việc người tiêu dùng đặt ra những câu hỏi liên quan đến tính minh bạch và hoạt động thực tế của công ty này. Việc công ty không hoạt động tại địa chỉ đăng ký kinh doanh có thể là dấu hiệu cho thấy một số hoạt động của công ty không rõ ràng, thậm chí nghi vấn liệu công ty này có hành vi gian lận thương mại hay không?
Việc công ty không hoạt động tại địa chỉ đăng ký kinh doanh, có dấu hiệu vi phạm và vi phạm về ghi nhãn, cũng như dấu hiệu vi phạm về chất lượng của sản phẩm không chỉ ảnh hưởng đến uy tín của công ty mà còn có thể gây thiệt hại cho người tiêu dùng. Những hành vi này có thể tạo ra một tiền lệ xấu trong việc kinh doanh mỹ phẩm tại Việt Nam, đặc biệt là trong bối cảnh thị trường đang ngày càng trở nên phức tạp và đa dạng.
Vụ việc của Công ty TNHH Thương mại Tổng hợp và Dịch vụ Linh Anh là một bài học lớn trong việc quản lý và kiểm soát chất lượng sản phẩm mỹ phẩm tại Việt Nam. Những vi phạm về ghi nhãn và chất lượng sản phẩm của công ty này, nếu được xác nhận, sẽ không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng mà còn gây tổn hại đến uy tín của ngành mỹ phẩm Việt Nam.
Cơ quan chức năng cần có những biện pháp quyết liệt để xử lý các vi phạm và bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng. Đồng thời, các doanh nghiệp mỹ phẩm cũng cần nâng cao ý thức trong việc tuân thủ các quy định về ghi nhãn và chất lượng sản phẩm, đảm bảo rằng các sản phẩm họ đưa ra thị trường luôn an toàn và chất lượng. Chỉ khi có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý, doanh nghiệp và người tiêu dùng, ngành mỹ phẩm Việt Nam mới có thể phát triển bền vững và an toàn trong tương lai.

Còn lại: 1000 ký tự
Tập trung kiểm tra hoạt động kinh doanh mỹ phẩm trên TikTok, Zalo, Facebook, YouTube

(CHG) Cục Quản lý dược, Bộ Y tế, đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố thường xuyên phối hợp với các đơn vị liên quan, tập trung kiểm tra hoạt động kinh doanh mỹ phẩm trên TikTok, Zalo, Facebook, YouTube... nhằm phát hiện và xử lý kịp thời việc sản xuất, kinh doanh mỹ phẩm trái phép, mỹ phẩm giả.

Xem chi tiết
Ngăn chặn hàng giả: Cuộc chiến cần sự chung tay từ cộng đồng

(CHG) Dưới đây là bài phỏng vấn giữa Phóng viên Tạp chí Điện tử Kỹ thuật Chống hàng giả và Gian lận thương mại với bà Nguyễn Thị Thu Hoài – Phó Chủ tịch Quỹ Chống hàng giả, về vấn nạn thuốc giả, sữa giả, thực phẩm chức năng giả… đang lan tràn hiện nay

Xem chi tiết
Đắk Lắk: Phát hiện hơn 20 tấn giá đỗ ngâm chất cấm có thể gây tử vong

(CHG)-Phòng Cảnh sát kinh tế, Công an tỉnh Đắk Lắk cho biết, vừa triệt phá thành công chuyên án đấu tranh làm rõ, bắt xử lý bốn vụ vi phạm quy định về an toàn thực phẩm với quy mô rất lớn. Đặc biệt điểm đến của một số thực phẩm này là Bách Hóa xanh khiến người tiêu dùng hoang mang.

Xem chi tiết
Tiền Giang: Xử lý 01 cơ sở kinh doanh điện thoại, linh kiện điện tử,…

(CHG) Trong các ngày 29/10, 06/11 và 19/11/2024, Đội QLTT số 1 (phụ trách địa bàn thành phố Mỹ Tho và huyện Châu Thành) đã tiến hành kiểm tra đột xuất và phát hiện 04 cơ sở kinh doanh vi phạm trên nền tảng điện tử…

Xem chi tiết
Đà Nẵng: Xử phạt 02 cửa hàng trưng bày để bán hàng giả mạo nhãn hiệu

(CHG) Lực lượng chức năng thành phố Đà Nẵng kiểm tra đột xuất 02 cửa hàng kinh doanh có hành vi trưng bày bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu và xử phạt 24 triệu đồng.

Xem chi tiết
2
2
2
3