Cục Hải quan Hải Phòng phản hồi thông tin về áp giá tính thuế xe nhập khẩu “làm khó” doanh nghiệp


(CHG) Cục Hải quan Hải Phòng phản hồi thông tin về áp giá tính thuế xe nhập khẩu “làm khó” doanh nghiệp

Trước đó, ngày 16/11, Báo Công Thương có đăng tải bài viết với tiêu đề “Hộp thư ngày 16/11: Phản ánh liên quan đến hoạt động của Hải quan Hải Phòng và dự án Thanh Long Bay”. Bài viết có nội dung, Báo Công Thương nhận phản ánh của Công ty Cổ phần Tập đoàn DĐK (địa chỉ tại Hà Nội) về việc Chi cục Hải quan khu vực II (Cục Hải quan Hải Phòng) chậm trễ phản hồi công văn kiến nghị của doanh nghiệp về mức áp giá cho lô hàng xe ô tô điện nhập khẩu về Việt Nam để làm mẫu quảng cáo và thử nghiệm phục vụ giám định, chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.

Theo phản ánh của doanh nghiệp, đã hơn 1 tháng (kể từ ngày 02/10/2023) đến thời điểm hiện tại, Chi cục Hải quan khu vực II vẫn chưa trả lời ý kiến của doanh nghiệp về việc này. Tuy nhiên Chi cục Hải quan khu vực II lại đề xuất mức áp giá cao, chưa phù hợp để Công ty DĐK giải phóng lô hàng. Việc chậm trễ trong quá trình xác định mức áp giá khiến doanh nghiệp chưa thể nhập khẩu và tốn một khoản lớn chi phí về kho bãi, ảnh hưởng không nhỏ tới tiến độ của hoạt động nghiên cứu phát triển, cũng như triển khai dự án đầu tư nhà máy sản xuất ô tô điện...

Cục Hải quan Hải Phòng phản hồi thông tin về áp giá tính thuế xe nhập khẩu “làm khó” doanh nghiệp
Trụ sở Cục Hải quan thành phố Hải Phòng

Sau khi đăng tải, Cục Hải quan thành phố Hải Phòng đã có Công văn số 11317/HQHP phản hồi thông tin tới Báo Công Thương. Cục Hải quan thành phố Hải Phòng cho biết, lô hàng nhập khẩu xe điện của Công ty DĐK (mã số thuế: 0101196937) tại Chi cục Hải cửa khẩu Cảng Hải Phòng khu vực 2, thuộc Cục Hải quan thành phố Hải Phòng (gọi tắt là Chi cục) theo khai báo gồm 04 chiếc xe ô tô điện, xuất xứ Trung Quốc, 04 chỗ chở người, không tham gia giao thông, đơn giá khai báo là 1.050 USD/chiếc (khoảng 24.507.000 đồng/chiếc xe ô tô điện). Tổng tiền thuế theo khai báo (bao gồm thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng) cho 04 xe theo khai báo là 87.893.162 đồng (khoảng 21.973.290 đồng/chiếc).

Cục Hải quan Hải Phòng phản hồi thông tin về áp giá tính thuế xe nhập khẩu “làm khó” doanh nghiệp
Hình ảnh mẫu xe ô tô điện của Công ty DĐK nhập khẩu về Việt Nam

Cục Hải quan thành phố Hải Phòng cho rằng, tra cứu cơ sở dữ liệu giá của ngành Hải quan, thì đơn giá khai báo của doanh nghiệp thấp hơn nhiều lần so với mức giá thấp nhất của mặt hàng tương tự (xe ô tô điện chạy pin, 4 chỗ ngồi, xuất xứ Trung Quốc, sản xuất năm 2023, mới 100% giá 7.624 USD/chiếc). Căn cứ quy định pháp luật liên quan việc xác định trị giá tính thuế đối với hàng hóa nhập khẩu, Chi cục Hải quan đã xác định lại đơn giá tính thuế là 7.642 USD/chiếc và chỉ thị mức giá do cơ quan Hải quan xác định trên Hệ thống thông quan tập trung, đồng thời ban hành văn bản thông báo gửi doanh nghiệp.

Ngày 4/10/2023, Chi cục Hải quan nhận được công văn của doanh nghiệp kiến nghị xem xét lại mức giá cơ quan Hải quan xác định, đưa một số đường link để cơ quan Hải quan tham khảo. Qua kiểm tra, các đường link này không tra cứu được, các thông tin khác do doanh nghiệp cung cấp không đủ cơ sở để xem xét lại mức giá theo đề nghị của doanh nghiệp” – Cục Hải quan thành phố Hải Phòng thông tin.

Đồng thời, ngày 10/10/2023, Chi cục Hải quan đã có công văn phản hồi nội dung nêu trên gửi và thường xuyên liên hệ đôn đốc doanh nghiệp thực hiện khai báo, nộp thuế bổ sung theo mức giá và số tiền thuế do cơ quan Hải quan xác định. Tuy nhiên, đến nay doanh nghiệp chưa thực hiện các yêu cầu nêu trên để được thông quan lô hàng.

Việc thực hiện thủ tục hải quan đối với tờ khai nhập khẩu nêu trên của cán bộ, công chức, đơn vị thuộc Cục Hải quan thành phố Hải Phòng là đúng quy định pháp luật và luôn kịp thời giải đáp các vướng mắc phát sinh cho doanh nghiệp” - Cục Hải quan thành phố Hải Phòng khẳng định.

Phản hồi của Cục Hải quan thành phố Hải Phòng là vậy, song gửi thông tin đến Báo Công Thương, Tập đoàn DĐK cho biết, doanh nghiệp tiến hành hợp tác với Công ty JINING DELI MACHINERY PROCESSING CO., LTD CHINA (viết tắt là Công ty Jining) để nghiên cứu, phát triển, hợp tác sản xuất một số loại xe ô tô điện phù hợp với quy định pháp luật Việt Nam.

Công ty DĐK đã ký kết hợp đồng mua bán với công ty Jining 04 chiếc xe ô tô điện với đơn giá 1.050 USD/chiếc (xấp xỉ 24.507.000 đồng/chiếc xe ô tô điện). Tổng giá trị đơn hàng giữa hai công ty là 4.200 USD/4 chiếc ô tô điện. Tổng tiền thuế theo khai báo (bao gồm thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng) cho 04 chiếc xe là 87.893.162 đồng, xấp xỉ 21.973.290 đồng/chiếc. Việc mua bán giữa hai công ty có chứng từ thanh toán, vận đơn đầy đủ của ngân hàng và theo quy định của pháp luật Việt Nam. Những chiếc ô tô điện sau khi được nhập về Việt Nam sẽ không tham gia lưu thông, chỉ được dùng làm mẫu để nghiên cứu.

Sau khi 04 chiếc xe ô tô điện được nhập về, Công ty DĐK đã có Công văn số 710/DĐK-XNK gửi đến Tổng cục Hải quan đề nghị được hướng dẫn bằng văn bản về thủ tục nhập khẩu xe ô tô điện. Ngày 26/7/2023, Cục Đăng kiểm Việt Nam đã có Công văn số 2803/ĐKVN-VAQ về việc ô tô nhập khẩu với mục đích để nghiên cứu, không tham gia lưu thông. Theo đó số ô tô điện Công ty DĐK nhập về với mục đích nghiên cứu, không tham gia lưu thông sẽ được miễn kiểm tra chất lượng khi nhập khẩu.

Cục Hải quan Hải Phòng phản hồi thông tin về áp giá tính thuế xe nhập khẩu “làm khó” doanh nghiệp
Mẫu xe ô tô điện của doanh nghiệp nhập về Việt Nam

Việc Chi cục Hải quan thành phố Hải Phòng áp đặt giá tính thuế đối với 04 chiếc xe của Công ty DĐK là 7.642 USD/chiếc, trong khi đó trên thực tế chỉ là 1.050 USD/ chiếc là chưa phù hợp để chúng tôi được thông quan lô hàng. Chúng tôi đã ký kết hợp đồng với Bên Bán, có đầy đủ chứng từ, vận đơn và đã chuyển tiền cho Bên Bán theo như Hợp đồng hai bên đã ký. Công ty DĐK đã có nhiều văn bản xin được hướng dẫn xác định giá áp để thông quan nhưng Chi cục Hải quan Hải Phòng vẫn áp đặt giá tính thuế cao. Xe chưa được thông quan kèm chi phí lưu kho bãi tốn kém gây thất thoát tiền của doanh nghiệp. Bên cạnh đó chúng tôi còn nhận thấy có sự cấu kết giữa Chi cục hải quan Hải Phòng và quản lý kho bãi để giữ xe ô tô điện của công ty DĐK. Sự việc này diễn ra trong một thời gian dài, vẫn chưa được giải quyết gây bức xúc và thiệt hại lớn cho doanh nghiệp” - thông tin của Công ty DĐK cho biết.

Công ty DĐK cũng đề nghị các cơ quan chức năng vào cuộc, làm rõ việc áp đặt mức giá áp quá cao khiến cho việc nhập khẩu xe ô tô điện gặp khó khăn.

Nguồn: Báo Công Thương

Còn lại: 1000 ký tự
Khẩn trương thực hiện ngay thanh tra, kiểm tra chuyên ngành thị trường vàng

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu khẩn trương thực hiện ngay việc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành đối với thị trường vàng.

Xem chi tiết
An Giang: Kiểm tra, phát hiện nhiều hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh An Giang thực hiện đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ và hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, kinh doanh hàng hóa nhập lậu và hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

Xem chi tiết
Kiên Giang: Truy cứu trách nhiệm hình sự vì kinh doanh hàng hóa nhập lậu.

(CHG) Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang đã ban hành quyết định chuyển hồ sơ vi phạm hành chính có dấu hiệu tội phạm về buôn lậu để truy cứu trách nhiệm hình sự có giá trị 146 triệu đồng.

Xem chi tiết
Đồng Tháp: Xử phạt gần 50 triệu đồng kinh doanh hàng hóa nhập lậu.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Đồng Tháp thực hiện kiểm tra, phát hiện vi phạm kinh doanh thực phẩm bổ sung do nước ngoài sản xuất nhưng không có hóa đơn, chứng từ chứng minh tính hợp pháp, xử phạt với số tiền 23,5 triệu.

Xem chi tiết
Kiên Giang: Xử phạt 140 triệu đồng kinh doanh trưng bày bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu.

(CHG) Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang ký Quyết định xử phạt với số tiền 140 triệu đồng đối với doanh nghiệp có hành vi vi phạm về trưng bày để bán trang sức có gắn nhãn hiệu giả mạo nhãn hiệu.

Xem chi tiết
2
2
2
3