Sự “bát nháo” của thương hiệu triệu đô Yody Phương Anh


(CHG) Thời gian gần đây mỹ phẩm Yody Phương Anh làm mưa, làm gió tại thị trường bắc, trung, nam và được đánh giá là thương hiệu triệu đô. Bên cạnh những lời “có cánh” nhằm nâng tầm sản phẩm, người tiêu dùng thông thái nhận thấy, Công ty Yodywhite Phương Anh đưa ra những nhiều thông tin sai sự thật về một số sản phẩm, quảng cáo sản phẩm mỹ phẩm như một dạng thuốc điều trị, không ghi số lô sản xuất, ngày sản xuất, không có thông tin cảnh báo... nhằm lừa dối người tiêu dùng, trục lợi bất chính.

“Ngáo” công dụng của sản phẩm như thuốc
Trong bối cảnh thị trường mỹ phẩm ngày càng phát triển và cạnh tranh khốc liệt, các doanh nghiệp tìm cách quảng cáo để sản phẩm nổi bật hơn, vượt trội hơn, mong muốn thu hút được lượng khách hàng mua là điều dễ hiểu. Tuy nhiên, việc quảng cáo mỹ phẩm như các sản phẩm thuốc luôn tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối với sức khỏe người tiêu dùng. Một trong những ví dụ điển hình của việc này là trường hợp mỹ phẩm mang thương hiệu Yody Phương Anh, do Công ty TNHH TM- DV- Thẩm mỹ Yodywhite Phương Anh (Công ty Phương Anh, địa chỉ: 65 Gò Xoài, KP10, phường Bình Hưng Hòa A, quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh) chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường.

Trụ sở của Công ty Yodywhite Phương Anh, đơn vị sở hữu thương hiệu mỹ phẩm triệu đô Yody Phương Anh là ngôi nhà cấp 4, kinh doanh bún.

Một thương hiệu được truyền thông có giá trị triệu đô, gây chú ý với các chiến dịch quảng cáo trên chính nhãn của một số sản phẩm có nội dung gây tranh cãi- sản phẩm như một dạng thuốc điều trị.

Sử dụng danh từ thuốc đối với mỹ phẩm, Công ty Yodywhite Phương Anh có đang lừa dối người tiêu dùng nhằm trục lợi?

Cụ thể, tại các nền tảng mạng xã hội tiktok nhiều tài khoản của một số được cho là nhà phân phối của Công ty Yodywhite Phương Anh liên tục quảng cáo sản phẩm SERUM giúp tái tạo da là thuốc và sản phẩm SERUM Giúp tái tạo da cao cấp thảo dược dùng để điều trị, tái tạo da, giúp ngăn ngừa lão hóa...
Bên cạnh đó, trên nhãn của hai sản phẩm này thường xuyên sử dụng danh từ “thuốc”, nhằm quảng cáo cho mục công dụng, hướng dẫn sử dụng, cũng như mục lưu ý của sản phẩm...
Khi một sản phẩm mỹ phẩm được quảng cáo như thuốc, người tiêu dùng có thể bị lừa dối
dễ dàng về công dụng thực sự của sản phẩm. Mỹ phẩm thường được sử dụng để cải thiện về bên ngoài cơ thể, chẳng hạn như làm đẹp da, dưỡng ẩm hoặc làm sáng màu da, trong khi thuốc lại có chức năng điều trị bệnh lý. Việc quảng cáo mỹ phẩm như thuốc khiến người tiêu dùng tin rằng sản phẩm có thể chữa trị các vấn đề sức khỏe hoặc có các công dụng vượt ngoài khả năng thực sự của nó. Điều này không chỉ tạo ra kỳ vọng không thực tế mà còn có thể dẫn đến việc người tiêu dùng bỏ qua các phương pháp điều trị y tế chính thức.
Khi mỹ phẩm được quảng cáo như thuốc, người tiêu dùng có thể sử dụng sản phẩm theo những cách không đúng cách, như dùng quá liều hoặc kết hợp với các sản phẩm khác không phù hợp, gây ra những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Ví dụ, nếu một sản phẩm được quảng cáo như có tác dụng điều trị mụn, người tiêu dùng có thể sử dụng sản phẩm nhiều hơn mức khuyến cáo, dẫn đến kích ứng da hoặc tổn thương da nghiêm trọng.
Bên cạnh đó, việc quảng cáo mỹ phẩm như thuốc không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng mà còn tạo ra sự cạnh tranh không công bằng trên thị trường. Các sản phẩm mỹ phẩm chính hãng, tuân thủ các quy định về quảng cáo và chất lượng sản phẩm sẽ bị đặt vào thế bất lợi so với các sản phẩm quảng cáo sai sự thật. Điều này không chỉ làm giảm niềm tin của người tiêu dùng vào ngành mỹ phẩm nói chung mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của các doanh nghiệp chân chính.
Việc quảng cáo mỹ phẩm như thuốc không phản ánh đúng bản chất của sản phẩm. Đây là hành vi vi phạm nghiêm trọng các quy định của pháp luật, có dấu hiệu quảng cáo quá sự thật, lừa dối người tiêu dùng, nhằm trục lợi bất chính.
“Bát nháo” của thương hiệu triệu đô
Ngoài việc “ngáo” quảng cáo, tự cho rằng mỹ phẩm của Công ty Yodywhite Phương Anh có công dụng như một dạng thuốc, có tính năng điều trị bệnh, nhiều sản phẩm của đơn vị này ngang nhiên không ghi ngày sản xuất, thậm chí là số lô của sản phẩm.

"Bát nháo" trong việc ghi ngày sản xuất và số lô sản phẩm khiến người tiêu dùng hoang mang và tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro với người sử dụng.

Cụ thể, trên nhãn của một số sản phẩm mang thương hiệu Yody Phương Anh như: Su Skin; Dung dịch vệ sinh phụ nữ Valley; Kem chống nắng SuSu; SERUM dưỡng da Hyaluron; SERUM giúp tái tạo da cao cấp thảo dược; SERUM giúp tái tạo da..., chỉ ghi SCB (số công bố), HSD (hạn sử dụng) và một dòng chữ khó hiểu MSL (không phải là cụm từ viết tắt về số lô sản phẩm). Tìm kiếm mỏi mắt trên nhãn của các sản phẩm, phóng viên không thể nào tìm thấy dòng ghi ngày sản xuất, cũng như số lô sản phẩm.
Điều đó cho thấy sự “bát nháo” đến mức khó có thể chấp nhận của đơn vị này. Việc này không chỉ gây khó khăn cho người tiêu dùng trong việc kiểm soát chất lượng sản phẩm, mà còn tiềm ẩn nhiều rủi ro về sức khỏe đối với những người đã, đang và sẽ sử dụng những sản phẩm trên.
Ngày sản xuất và lô sản xuất là những thông tin quan trọng giúp người tiêu dùng xác định chất lượng và độ an toàn của sản phẩm. Thậm chí, đối với lô sản xuất còn được ví như mã định danh cho các sản phẩm hàng hóa. Việc không có những thông tin này có thể dẫn đến việc sử dụng sản phẩm hết hạn hoặc đã bị hỏng hóc, gây ra nguy cơ cao về các vấn đề sức khỏe. Trong lĩnh vực mỹ phẩm, việc sản phẩm không còn đảm bảo chất lượng có thể dẫn đến kích ứng da, dị ứng, hoặc thậm chí nhiễm trùng.
Nếu một sản phẩm gây ra phản ứng phụ, hoặc không đạt tiêu chuẩn chất lượng, thông tin về lô sản xuất và ngày sản xuất giúp dễ dàng xác định nguồn gốc và điều tra sự cố. Sự thiếu hụt thông tin này làm cho việc khiếu nại và yêu cầu bồi thường trở nên khó khăn hơn, làm mất quyền lợi của người tiêu dùng.
Việc không ghi rõ ngày sản xuất và lô sản xuất cũng tạo cơ hội cho việc sản xuất và phân phối hàng giả, hàng nhái. Người tiêu dùng khó phân biệt đâu là sản phẩm chính hãng và đâu là sản phẩm giả mạo, dẫn đến việc phải sử dụng những sản phẩm không đảm bảo chất lượng.
Theo Điều 11 của Luật An toàn thực phẩm (sửa đổi, bổ sung năm 2018), tất cả các sản phẩm thực phẩm, bao gồm cả mỹ phẩm, đều phải đảm bảo an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng. Đặc biệt, thông tin về ngày sản xuất và lô sản xuất là yếu tố quan trọng để kiểm soát chất lượng và đảm bảo rằng sản phẩm không gây hại cho người dùng.
Tại Nghị định 43/2017/NĐ-CP quy định chi tiết về việc ghi nhãn hàng hóa. Cụ thể, theo Điều 13, các sản phẩm mỹ phẩm phải ghi rõ ngày sản xuất, hạn sử dụng, số lô sản xuất trên bao bì.
Luật Bảo vệ người tiêu dùng cũng yêu cầu các nhà sản xuất và phân phối phải cung cấp đầy đủ thông tin về sản phẩm để người tiêu dùng có thể đưa ra quyết định mua hàng chính xác. Việc thiếu sót thông tin như ngày sản xuất và lô sản xuất có thể bị xem là hành vi lừa dối người tiêu dùng và có thể dẫn đến các biện pháp xử lý pháp lý.

Vi phạm nghiêm trọng về đạo đức kinh doanh
Gần đây, vấn đề đạo đức kinh doanh trong ngành mỹ phẩm đang thu hút sự chú ý của dư luận, đặc biệt là khi công ty Yodywhite Phương Anh bị chỉ trích vì không cung cấp cảnh báo đầy đủ về thành phần của sản phẩm. Sự việc này không chỉ gây lo ngại về mặt đạo đức mà còn đặt ra những câu hỏi nghiêm túc về sự bảo vệ sức khỏe của người tiêu dùng.
Công ty Yody Phương Anh đã bị chỉ trích vì không có thông tin cảnh báo trên bao bì sản phẩm về các thành phần, điều đó có thể gây hại cho bà bầu và trẻ nhỏ trong quá trình sử dụng. Một số của sản phẩm mỹ phẩm do Công ty này chịu trách nhiệm đưa ra thị trường có chứa thành phần như: Phenoxyethanol, Triethanolamine, Fragrance, Arbutin, Retinol và Niacinamide. Các chất này được biết đến với các rủi ro tiềm ẩn cho sức khỏe của nhóm đối tượng nhạy cảm.

Các chất Phenoxyethanol, Arbutin, Retinol (Vitamin A), Fragrance (hương liệu) và chất Triethanolamine (TEA) có trong mỹ phẩm mang thương hiệu Yody Phương Anh, thế nhưng Công ty Yodywhite không đưa ra bất ký thông tin cảnh báo nào trên nhãn hàng hóa.

Trong bài viết: “Mỹ phẩm do Công ty Yodywhite Phương Anh chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường đang quảng cáo như thuốc”, xuất bản ngày 02/8/2024 trên tạp chí CHG, chuyên gia Hồ Trường Giang có phần phân tích, đánh giá về mối nguy hại khi đơn vị này sử dụng các chất Phenoxyethanol, Arbutin, Retinol (Vitamin A), nhưng không có khuyến cáo đối với người sử dụng, nhất là phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ. Điều đó có thể gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương và các vấn đề hô hấp, có khả năng gây ung thư, gây độc cho thai nhi và có thể gây dị tật bẩm sinh nếu sử dụng trong thai kỳ.

Bên cạnh những chất đã nêu, với chất Fragrance (hương liệu) và chất Triethanolamine (TEA, có trong SERUM giúp tái tạo da) cũng bắt buộc phải đưa ra thông tin cảnh báo đối với người sử dụng. Bởi, trong chất này có thể chứa các hóa chất gây kích ứng hoặc dị ứng. Hương liệu thường được khuyến cáo tránh dùng cho phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ do có nguy cơ gây dị ứng hoặc tác động xấu đến hệ hô hấp. Còn với chất Triethanolamine (TEA), đây cũng là chất được xếp vào nhóm các thành phần có trong mỹ phẩm mà các bà bầu nên tránh vì có thể làm nhiễm độc cho cơ thể, tăng nguy cơ ung thư.
Thực tế, những chất này hiện hữu trong rất nhiều sản phẩm mang thương hiệu Yody Phương Anh: SERUM tái tạo trắng da; Su Skin trắng da tái tạo; SERUM giúp tái tạo da cao cấp thảo dược; Kem ức chế nám trắng da; Dung dịch vệ sinh phụ nữ Valley; Kem dưỡng trắng da 3X; Cream Plus; SERUM dưỡng da Hyaluron;… thế nhưng không có bất ký thông tin cảnh báo nào được ghi trên nhãn hàng hóa.
Việc hàng loạt mỹ phẩm mang thương hiệu Yody Phương Anh chứa các hoạt chất có những nguy cơ tiềm ẩn đối với sức khỏe người sử dụng (bà bầu và trẻ nhỏ), thế nhưng trên các sản phẩm này không có bất kỳ thông tin cảnh báo nào cho thấy đây là hành vi vi phạm các quy định của pháp luật trong việc ghi nhãn hàng hóa đối với sản phẩm là mỹ phẩm. Việc phớt lờ những thông tin cảnh báo trên không chỉ làm tổn hại tới sức khỏe người sử dụng mà còn là hành vi vi phạm nghiêm trọng đạo đức trong kinh doanh của doanh nghiệp này, che giấu thông tin, lừa dối người tiêu dùng nhằm mục đích gia tăng lợi nhuận.

Hậu quả để lại có thể chưa xảy ra ngay, nhưng theo thời gian sẽ âm thầm tàn phá sức khỏe người sử dụng, cũng như những di chứng có thể sẽ xảy ra với đối tượng tiêu dùng thụ động (trẻ nhỏ).

“Điều đó đã được khẳng định tại các nghiên cứu và báo cáo khoa học và đều cho rằng phụ nữ mang thai và cho con bú nên cẩn trọng khi sử dụng mỹ phẩm chứa phenoxyethanol, arbutin và retinol. Tốt nhất là tránh hoặc hạn chế sử dụng các sản phẩm chứa các chất này trong giai đoạn mang thai hoặc cho con bú để bảo vệ sức khỏe của mẹ và bé. Việc nhà sản xuất phải cung cấp đầy đủ thông tin khuyến cáo sử dụng sản phẩm của bất kỳ sản phẩm mỹ phẩm nào trong giai đoạn này là rất quan trọng”, ông Hồ Trường Giang, Phó viện trưởng Viện Kỹ thuật Chống hàng giả và Gian lận thương mại trong một lần trả lời phỏng vấn của phóng viên Tạp chí CHG.
Việc không cung cấp cảnh báo đầy đủ về các thành phần này trên bao bì sản phẩm không chỉ vi phạm các quy định về bảo vệ người tiêu dùng mà còn thể hiện sự thiếu trách nhiệm của công ty trong việc đảm bảo an toàn cho khách hàng. Trong ngành mỹ phẩm, nơi mà sự minh bạch và trung thực là rất quan trọng, việc thiếu thông tin đầy đủ có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng.
Bởi vậy, rất mong các cơ quan chức năng liên quan trên cả nước nói chung và các cơ quan chức năng của thành phố Hồ Chí Minh nói riêng, khẩn trương vào cuộc, thẩm tra, xác minh, kiểm tra và xử lý nghiêm vụ việc, cũng như đưa ra các thông tin cảnh báo, khuyến cáo, nhằm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Còn lại: 1000 ký tự
Đồng Nai: Phát hiện hơn 16 ngàn sản phẩm quần áo không rõ nguồn gốc xuất xứ

(CHG) Ngày 14/9, Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 4 thuộc Cục QLTT tỉnh Đồng Nai cho biết đang thu giữ 16 ngàn sản phẩm quần áo không rõ nguồn gốc xuất xứ vừa được phát hiện của một cơ sở kinh doanh và báo cáo trình Cục QLTT tỉnh xử lý theo quy định.

Xem chi tiết
Hai đơn vị kinh doanh xăng dầu tại Bình Thuận bị xử phạt 60 triệu đồng

(CHG) Ngày 13/9, Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 2 thuộc Cục QLTT tỉnh Bình Thuận cho biết, vừa ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với hai đơn vị kinh doanh xăng dầu do vi phạm về điều kiện trong hoạt động kinh doanh.

Xem chi tiết
VĨNH LONG: Đẩy mạnh việc phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em dưới 05 tuổi…

(CHG) Trao đổi với PV, Văn phòng UBND tỉnh Vĩnh Long cho biết địa phương quyết liệt triển khai các biện pháp chăm sóc sức khỏe trẻ em nhằm giảm tử vong trẻ em dưới 05 tuổi, trong đó có công tác đẩy mạnh phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em dưới 05 tuổi…

Xem chi tiết
Bình Thuận: Tăng cường kiểm tra, quản lý chất lượng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật

(CHG) Ngày 7/9, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Hàm Tân (tỉnh Bình Thuận) đang tiếp tục điều tra vụ việc kinh doanh hàng cấm là phân bón chưa được cấp phép lưu hành tại Việt Nam.

Xem chi tiết
Ninh Thuận: Xử phạt 5 cơ sở kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc

(CHG) Ngày 6/9, Đội Quản lý Thị trường (QLTT) Số 2 thuộc Cục QLTT tỉnh Ninh Thuận đã ra quyết định xử phạt hành chính 5 cơ sở kinh doanh trên địa bàn huyện Ninh Sơn và huyện Bác Ái với tổng số tiền phạt lên đến 20 triệu đồng. Các cơ sở này bị phát hiện kinh doanh hàng hóa không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.

Xem chi tiết
2
2
2
3