Tăng cường kiểm tra niêm yết giá, đầu cơ mặt hàng dược phẩm


(CHG) UBND TP. HCM yêu cầu các đơn vị như Công an, Quản lý thị trường, Tài chính, Y tế tăng cường kiểm tra  niêm yết giá của các đơn vị kinh doanh dược phẩm trên địa bàn nhằm đảm bảo bình ổn thị trường các mặt hàng dược phẩm thiết yếu.
Ảnh minh họa.
Theo đó, Cục Quản lý thị trường TP. HCM phối hợp thực hiện kế hoạch kiểm tra, kiểm soát thị trường nhằm phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật như đầu cơ, găm hàng, kinh doanh hàng cấm, hàng nhập lậu, hàng gian, hàng giả, hàng không hoá đơn, chứng từ, hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ, không nhãn mác… Đồng thời, phối hợp với các sở ngành chức năng kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện các quy định của pháp luật về giá.
Công an TP. HCM chỉ đạo các phòng chức năng và công an quận - huyện áp dụng các biện pháp nghiệp vụ để xác minh, điều tra và xử lý đối với hành vi tung tin đồn thất thiệt, gây hoang mang trong nhân dân.
Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp với Sở Y tế tổ chức thông tin, tuyên truyền về Chương trình bình ổn thị trường đến với mọi tầng lớp nhân dân thành phố. Giá bán của các nhóm thuốc trong Chương trình bình ổn thấp hơn giá bán của sản phẩm cùng loại (cùng hoạt chất) trên thị trường ít nhất là 5 - 10%.
Thuốc trong Chương trình sẽ được phân phối đến người bệnh, đặc biệt người có thu nhập và điều kiện sống thấp, thường dễ mắc bệnh và có nhu cầu dùng thuốc nhiều. Danh mục có hơn 180 mặt hàng, trong đó gồm các mặt hàng thiết yếu thông thường.
Thời gian qua đã có các hoạt động quản lý Nhà nước để kiểm soát chặt chẽ và nâng cao chất lượng dược phẩm. Chính nhờ việc tăng cường kiểm tra, kiểm soát chất lượng dược phẩm và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm, chất lượng dược phẩm của Việt Nam được duy trì và bảo đảm. Tỷ lệ dược phẩm kém chất lượng được ngành y tế lấy mẫu để kiểm nghiệm ngày càng giảm.
Để kiểm soát tốt chất lượng dược phẩm cũng như thuốc chữa bệnh, người dân không nên chỉ chờ các cơ quan quản lý mà cần phát huy quyền của mình trong việc giám sát hoạt động của ngành y tế thông qua các cơ quan truyền thông, qua các tổ chức độc lập và các cơ quan, tổ chức bảo vệ người tiêu dùng.
Các chuyên gia y tế khuyến cáo, người dân cần nâng cao nhận thức về  dược phẩm, luôn khám bệnh và nhận tư vấn, kê đơn của bác sĩ; chọn mua thuốc ở những cơ sở lớn, có tên tuổi, địa chỉ tin cậy; xem kỹ thời hạn sử dụng ghi trên sản phẩm; ghi nhớ thông tin về những loại dược phẩm đã bị làm giả, hàng kém chất lượng do cơ quan quản lý dược công bố để tránh “tiền mất tật mang”./.
Còn lại: 1000 ký tự
Vĩnh long: Xử phạt hơn 50 triệu đồng hộ kinh doanh phân bón giả về giá trị sử dụng, công dụng.

(CHG) Chủ tịch UBND huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh long vừa ký ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính hơn 50 triệu đồng với hộ kinh doanh phân bón giả về giá trị sử dụng, công dụng.

Xem chi tiết
Đồng Tháp: Kiểm tra, thu giữ nhiều sản phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Đồng Tháp thực hiện kiểm tra hoạt động kinh doanh, xử phạt vi phạm hành chính, số tiền 45 triệu đồng và tịch thu 1.600 sản phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

Xem chi tiết
Long An: Kiểm tra thu giữ nhiều hàng hóa có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu, kinh doanh trên nền tảng mạng xã hội.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Long An kiểm tra hoạt động kinh doanh trên địa bàn thành phố Tân An, phát hiện, tạm giữ 164 sản phẩm quần áo không rõ nguồn gốc xuất xứ, có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu đang được bảo hộ tại Việt Nam.

Xem chi tiết
Quảng Ngãi: Xử phạt 2 cơ sở kinh doanh số lượng lớn thuốc lá điếu nhập lậu

(CHG) Lực lượng chức năng tỉnh Quảng Ngãi, ngày 22/04/2024, ban hành các Quyết định xử phạt 2 cơ sở kinh doanh có hành vi buôn bán thuốc lá điếu nhập lậu, với tổng số tiền 15.000.000đồng.

Xem chi tiết
Gia Lai: Xử phạt 01 cá nhân kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu trên môi trường internet

(CHG) Lực lượng chức năng tỉnh Gia Lai ban hành quyết định xử phạt hành chính 01 cá nhân đang kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu trên moi trường internet, với số tiền bị xử phạt 28,5 triệu đồng.

Xem chi tiết
2
2
2
3