(CHG) Nhiều sản phẩm không có nhãn phụ tiếng Việt được công khai bày bán tại trạm dừng nghỉ Hải Đăng, trong đó có cả những sản phẩm là thuốc lá điếu, có chữ nước ngoài, không nhãn phụ tiếng Việt. Vì thế người tiêu dùng khó tránh khỏi hoài nghi về nguồn gốc xuất xứ các sản phẩm bày bán tại đây.
Trào lưu “sính ngoại” từ lâu đã len lỏi trong đời sống tiêu dùng của không ít người Việt, khách quan mà nói, đây là điều kiện thuận lợi để một số tổ chức, cá nhân lợi dụng trà trộn hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ, thậm chí hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng để tung ra thị trường. Phần lớn các loại hàng hóa loại này thường không có nhãn phụ tiếng Việt trên sản phẩm, được các tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp tư vấn cho khách hàng là sản phẩm xách tay và bày bán công khai tại các địa điểm kinh doanh.
Công khai kinh doanh hàng nước ngoài không có nhãn phụ tiếng Việt
Thời gian qua Tổng đài Chống hàng giả, thuộc Quỹ Chống hàng giả nhận được thông tin do người tiêu dùng cung cấp: hai trạm dừng nghỉ Hải Đăng nằm trên tuyến cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên đang kinh doanh nhiều hàng tiêu dùng không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Quỹ Chống hàng giả đã chuyển thông tin trên tới Tạp chí Điện tử Kỹ thuật Chống hàng giả và Gian lận thương mại (CHG). Khảo sát thực tế tại hai địa điểm trên, phóng viên nhận thấy những thông tin của người tiêu dùng là hoàn toàn có cơ sở.
Trạm dừng nghỉ Hải Đăng trên tuyến đường cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên.
Cụ thể, theo quan sát của phóng viên, khu vực bày bán và kinh doanh các sản phẩm hàng tiêu dùng được sắp xếp khá khoa học, hàng hóa phong phú, đa dạng, nhiều hàng hóa là những sản phẩm được chứng nhận OCOP. Tuy nhiên, tại những khu vực kinh doanh các sản phẩm đồ chơi, sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thuốc lá, nước ngọt tăng lực Thái Lan... “chi chít” chữ tượng hình, nhưng phần lớn không được dán nhãn phụ chữ tiếng Việt. Theo quy định của pháp luật, kinh doanh hàng hóa nhập khẩu phải công khai các thông tin cần thiết bằng tiếng Việt, bao gồm: Nguồn gốc, xuất xứ của hàng hóa, nhà sản xuất, đơn vị nhập khẩu, ngày sản xuất – hạn sử dụng, thành phần, tính năng, cách sử dụng, nguy cơ cảnh báo... về sản phẩm.
Thắc mắc với nhân viên của trạm dừng nghỉ Hải Đăng về tên sản phẩm, công dụng, cũng như cách dùng của một số sản phẩm bổ sung có chữ nước ngoài (chữ tượng hình, giống chữ Hàn Quốc), nhân viên ở đây đều không thể nói đúng tên, hướng dẫn đúng công dụng, cũng như tư vấn cho người tiêu dùng về cách dùng.
Một số sản phẩm là thực phẩm bổ sung có nguồn gốc xuất xứ từ nước ngoài, không có nhãn phụ tiếng Việt được công khai bày bán tại trạm dừng nghỉ Hải Đăng.
Sản phẩm nước ngọt tăng lực Thái Lan được nhân viên của trạm dừng nghỉ Hải Đăng cho biết: "Sản phẩm này không bao giờ có tiếng Việt trên nhãn" (?)
Khi thắc mắc về nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm, nhân viên ở đây cho biết: “Do sếp em đi nước ngoài xách tay về... mọi người mua nhiều lắm, tốt lắm. Cứ bán hết lô cũ là lại mang về”.
Trong quá trình khảo sát tại hai trạm dùng nghỉ Hải Đăng, phóng viên nhận thấy tại đây công khai bày bán những bao thuốc lá 555(thậm chí nguyên cây) có chữ nước ngoài, nhưng không thể hiện nhãn phụ tiếng Việt trên sản phẩm.
Nguy cơ tiềm ẩn
Theo khảo sát của phóng viên, ngoài những loại hàng hóa đã nêu ở trên, tại đây còn kinh doanh một số sản phẩm đồ chơi bằng nhựa dành cho trẻ nhỏ. Tuy nhiên, do không có nhãn phụ tiếng Việt nên người tiêu dùng rất khó nhận biết đó là sản phẩm gì, công dụng ra sao, cách sử dụng như thế nào... Điều đó sẽ là rủi ro khó lường, nếu sản phẩm trên có chứa các thành phần nhựa độc hại chưa được sự kiểm soát của các cơ quan chức năng.
Theo Quy chuẩn đồ chơi trẻ em QCVN 3:2019/BKHCN nêu rõ, đồ chơi trẻ em thuộc phạm vi của Quy chuẩn kỹ thuật phải công bố hợp quy phù hợp với các quy định kỹ thuật tại Mục 2 của quy chuẩn kỹ thuật này, gắn dấu hợp quy (dấu CR) và ghi nhãn hàng hóa trước khi lưu thông trên thị trường.
Nhất là đối với đồ chơi trẻ em nhập khẩu phải thực hiện đăng ký kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hoá nhập khẩu theo quy định tại Thông tư 27/2012/TT-BKHCN quy định việc kiểm tra Nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ và Thông tư số 07/2017/TT-BKHCN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 27/2012/TT-BKHCN.
Quy chuẩn kỹ thuật này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu, phân phối, bán lẻ đồ chơi trẻ em, các cơ quan quản lý nhà nước và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan. Theo đó Quy chuẩn này yêu cầu về giới hạn mức thôi nhiễm của một số nguyên tố độc hại theo TCVN 6238-3:2011 (ISO 8124-3:2010).
Sản phẩm thuốc lá 555 có chữ nước ngoài, được dán tem trạm dừng nghỉ Hải Đăng công khai bày bán cho người tiêu dùng.
Ngày 29/2, phóng viên thông tin tới ông Chu Quốc Khánh, phó Cục trưởng Cục Quản lý thị trường tỉnh Thái Nguyên về một số hình ảnh hàng hóa do nước ngoài sản xuất, không có nhãn phụ tiếng Việt đang bày bán tại trạm dừng nghỉ Hải Đăng (trong đó có sản phẩm thuốc lá 555), ông Khánh cho biết: “Cái này thì không được, bán hàng lậu (thuốc lá) thì không được... lại còn cẩn thận dán cả lô gô của Hải Đăng vào bao thuốc lá thế này thì quả thật là không được”.
Phóng viên có hỏi ông Chu Quốc Khánh việc: thuốc lá điếu có nằm trong danh mục nhập khẩu không? ông Khánh khẳng định: đó là “hàng cấm luôn, chỗ này hơi liều... Cái này tôi sẽ cho triển khai kiểm tra (thẩm tra xác minh) ngay”.
Trạm dừng nghỉ Hải Đăng nằm trên tuyến cao tốc Hà Nội- Thái Nguyên thuộc địa bàn phường Tân Phú, thành phố Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên. Với thiết kế đa năng: nhà hàng, cửa hàng kinh doanh xăng dầu, dịch vụ kinh doanh hàng tiêu dùng... nơi đây trở thành điểm dừng nghỉ lý tưởng của hàng nghìn du khách trong và ngoài tỉnh. Bởi vậy, nếu đơn vị trên chỉ vì gia tăng thêm chút lợi nhuận mà kinh doanh những sản phẩm hàng hóa có dấu hiệu vi phạm các quy định của pháp luật, vô hình chung sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới những nỗ lực xây dựng hình ảnh đẹp của đơn vị này. Vì lẽ đó, rất mong phía Cục QLTT tỉnh Thái Nguyên và các cơ quan liên quan kiểm soát và giám sát chặt chẽ đơn vị trên, cũng như một số cơ sở kinh doanh hàng tiêu dùng nhập từ nước ngoài, đang kinh doanh trên địa bàn tỉnh, góp phần lành mạnh hóa môi trường kinh doanh, cũng như bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng một cách tốt nhất có thể.
Trả lời phỏng vấn về vấn đề trên ông Nguyễn Đức Lợi, Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ Chống hàng giả cho biết: “Theo khoản 1 Điều 2 Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá 2012 quy định như sau: |
(CHG) Lực lượng chức năng thành phố Đà Nẵng kiểm tra đột xuất 02 cửa hàng kinh doanh có hành vi trưng bày bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu và xử phạt 24 triệu đồng.
Xem chi tiết(CHG) - Với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, trong 9 tháng đầu năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Định đã triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (Kế hoạch 888) trên địa bàn quản lý, góp phần giữ vững ổn định thị trường tại địa phương.
Xem chi tiết(CHG) - Trong 9 tháng đầu năm 2024, Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (BCĐ 389) tỉnh Gia Lai đã quyết liệt thực hiện có hiệu quả các kế hoạch thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Xem chi tiết(CHG) Trên 10.000 chai nước hoa không rõ nguồn gốc xuất xứ, có dấu hiệu nhập lậu được kinh doanh chủ yếu trên Tiktok, Facebook vừa bị Tổ TMĐT, Cục Nghiệp vụ QLTT đột xuất kiểm tra và tiến hành tạm giữ. Đây là sản phẩm được một hot Tiktoker thường xuyên livestream bán trên Tiktokshop.
Xem chi tiết(CHG) Lực lượng chức năng thành phố Đà Nẵng kiểm tra thị trường Tết Trung thu năm 2024 vừa qua, xử phạt 37 đơn vị kinh doanh thực phẩm và đồ chơi trẻ em, với tổng số tiền xử phạt hơn 376 triệu đồng.
Xem chi tiết