Hoạt động như một website bán hàng, nhưng chưa thông báo với cơ quan quản lý
Theo quan sát tại địa chỉ website https://caotrungson.vn, đây là một nền tảng điện tử thể hiện đầy đủ các đặc điểm của một website TMĐT bán hàng: có danh mục sản phẩm, mô tả chi tiết sản phẩm, giá niêm yết, nút “thêm vào giỏ hàng”, “thanh toán”, “đặt hàng”, và quy trình mua hàng giống như các website TMĐT phổ biến hiện nay. Một số sản phẩm như: Viên uống Cao Trung Sơn có giá từ 450 nghìn đồng/1 hộp đến 900 nghìn đồng/1 hộp; Bột Cao Trung Sơn có giá bán từ 350 nghìn đồng/1 hộp đến 700 nghìn đồng/1 hộp; Sữa hạt Canxi Cao Trung Sơn có giá bán 360 nghìn/1 hộp 150G.
Website https://caotrungson.vn giới thiệu các sản phẩm hàng hóa và gắn giỏ hàng nhưng có dấu hiệu chưa thông báo với Bộ Công thương.
Tuy nhiên, khi tra cứu trên Cổng thông tin Quản lý hoạt động TMĐT của Bộ Công Thương tại địa chỉ online.gov.vn, hoàn toàn không tìm thấy kết quả liên quan đến việc thông báo hoặc đăng ký của website: caotrungson.vn. Vấn đề này khiến không ít dư luận đặt ra câu hỏi: liệu website trên hoạt động có đúng các quy định của pháp luật? Trong khi đó, tại Nghị định 52/2013/NĐ-CP và Thông tư 47/2014/TT-BCT – một nghĩa vụ bắt buộc đối với các website TMĐT bán hàng.
Nhiều sản phẩm hàng hóa được niêm yết giá công khai và có chức năng giỏ hàng bán công khai trên https://caotrungson.vn
Trao đổi về vấn đề trên, ông Nguyễn Lê Hoan, Chánh văn phòng Quỹ Chống hàng giả cho biết: “Căn cứ theo Khoản 1 Điều 52 Luật Giao dịch điện tử năm 2005 và Khoản 1 Điều 3 Thông tư 47/2014/TT-BCT, website TMĐT bán hàng là website do thương nhân, tổ chức, cá nhân thiết lập để phục vụ hoạt động xúc tiến thương mại, bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ của mình. Chủ sở hữu website TMĐT bán hàng có nghĩa vụ thông báo với Bộ Công Thương trước khi đưa website vào hoạt động chính thức.
Hành vi không thông báo có thể bị xử phạt hành chính theo Điểm a, Khoản 1, Điều 62 Nghị định 98/2020/NĐ-CP, với mức phạt tiền từ 10 triệu đến 20 triệu đồng, tùy theo mức độ vi phạm”.
Điều đáng nói là việc thông báo không chỉ là hình thức hành chính đơn thuần, mà nhằm mục đích minh bạch hóa hoạt động thương mại, giúp nhà nước quản lý tốt hơn các đơn vị kinh doanh, đồng thời giúp người tiêu dùng tra cứu, xác minh và bảo vệ quyền lợi chính đáng khi có sự cố xảy ra trong giao dịch.
Người tiêu dùng đặt hàng thành công trên https://caotrungson.vn.
Việc các Website thiếu minh bạch trong việc không thông báo với Bộ Công Thương tiềm ẩn nhiều hệ lụy. Trong đó, người tiêu dùng khi mua hàng qua các website TMĐT chưa thông báo sẽ không có cơ sở để truy xuất trách nhiệm nếu xảy ra tranh chấp như giao hàng không đúng mô tả, hàng hóa kém chất lượng, hàng giả, hàng nhái, hoặc thậm chí là bị lừa đảo chiếm đoạt tiền.
Bên cạnh đó, khi website không khai báo với Bộ Công Thương, các cơ quan chức năng sẽ không có thông tin cơ sở để kiểm tra, giám sát định kỳ, từ đó bỏ lọt các đơn vị vi phạm, gian dối trong kinh doanh, gây mất an toàn thị trường.
Đối với các doanh nghiệp hoạt động đúng pháp luật, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ báo cáo, kê khai sẽ chịu nhiều chi phí vận hành và tuân thủ pháp lý. Trong khi đó, những website "lậu", không đăng ký cơ quan chức năng có thể né tránh sự giám sát, từ đó tạo ra bất công trong cạnh tranh, làm méo mó môi trường kinh doanh TMĐT.
Nghịch lý trong thời đại số, phát triển TMĐT nhưng buông lỏng quản lý
Theo phần "Giới thiệu" và các thông tin công khai trên website: caotrungson.vn, đây là trang bán hàng của Cơ sở sản xuất Cao Trung Sơn, có địa chỉ văn phòng/điểm bán hàng: Lô B3-10-11-12-12A, đường số 12, khu tái định cư lấn biển Tây Bắc, phường Vĩnh Quang, thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang, mà không có mã số hộ kinh doanh, người đại diện pháp luật cụ thể.
Việc không hiển thị đầy đủ thông tin pháp lý của chủ sở hữu website cũng vi phạm Điều 36 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2023, theo đó tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ trên môi trường mạng phải công khai các thông tin nhận diện như tên thương nhân, địa chỉ trụ sở, mã số doanh nghiệp và thông tin liên hệ đầy đủ.
Việc caotrungson.vn chưa thực hiện thông báo mà vẫn hoạt động công khai như một website TMĐT chuyên nghiệp là một ví dụ rõ nét cho thấy lỗ hổng trong công tác hậu kiểm và giám sát thương mại điện tử hiện nay.
Trong khi các cơ quan chức năng thường xuyên tuyên truyền về vai trò của thông báo website TMĐT và nhấn mạnh nghĩa vụ pháp lý của doanh nghiệp, thì vẫn còn nhiều đơn vị vận hành các website như caotrungson.vn hoạt động “ngoài luồng” một cách ngang nhiên.
Chính điều này làm dấy lên câu hỏi: Phải chăng cơ quan quản lý đang bị động trong việc rà soát, xử lý các website TMĐT vi phạm? Hay là sự phối hợp giữa các cơ quan liên quan chưa đủ mạnh để phát hiện và xử lý kịp thời?
Trước sự phát triển nhanh chóng của TMĐT, các cơ quan chức năng cần tăng cường công tác kiểm tra định kỳ và đột xuất đối với các website bán hàng. Các hành vi vi phạm như không thông báo, không công khai thông tin pháp lý, không đăng ký sản phẩm... cần bị xử lý nghiêm minh.
Cùng với đó, nên xây dựng hệ thống giám sát chủ động: sử dụng công nghệ AI để rà soát các website có dấu hiệu kinh doanh TMĐT, nhưng chưa thực hiện thông báo.
Bên cạnh đó, người tiêu dùng cũng cần được nâng cao nhận thức và cảnh báo rủi ro khi mua sắm tại các website chưa thông báo. Hãy kiểm tra website tại online.gov.vn trước khi thực hiện giao dịch. Việc người tiêu dùng chủ động xác minh là biện pháp tự vệ đầu tiên và hiệu quả nhất.
Website caotrungson.vn với hoạt động mua bán rõ ràng, sản phẩm, giá cả, giỏ hàng đầy đủ, nhưng lại chưa thực hiện thủ tục thông báo với Bộ Công Thương là hành vi vi phạm pháp luật thương mại điện tử. Điều này không chỉ gây nguy cơ cho người tiêu dùng mà còn tạo tiền lệ xấu trong việc tuân thủ pháp luật của các doanh nghiệp khác.
Trong thời điểm TMĐT đang là mũi nhọn phát triển kinh tế số, việc để các website “ngoài luồng” như website: caotrungson.vn hoạt động công khai là biểu hiện của sự buông lỏng hậu kiểm và cần được chấn chỉnh kịp thời. Trách nhiệm thuộc về không chỉ chủ thể vận hành website mà còn cả các cơ quan chức năng có thẩm quyền giám sát.
Pháp luật cần được thực thi nghiêm minh, không phải để ngăn cản sự phát triển, mà để TMĐT phát triển đúng hướng, minh bạch, và an toàn cho người tiêu dùng.
(CHG) Dưới đây là bài phỏng vấn giữa Phóng viên Tạp chí Điện tử Kỹ thuật Chống hàng giả và Gian lận thương mại với bà Nguyễn Thị Thu Hoài – Phó Chủ tịch Quỹ Chống hàng giả, về vấn nạn thuốc giả, sữa giả, thực phẩm chức năng giả… đang lan tràn hiện nay
Xem chi tiết(CHG)-Phòng Cảnh sát kinh tế, Công an tỉnh Đắk Lắk cho biết, vừa triệt phá thành công chuyên án đấu tranh làm rõ, bắt xử lý bốn vụ vi phạm quy định về an toàn thực phẩm với quy mô rất lớn. Đặc biệt điểm đến của một số thực phẩm này là Bách Hóa xanh khiến người tiêu dùng hoang mang.
Xem chi tiết(CHG) Trong các ngày 29/10, 06/11 và 19/11/2024, Đội QLTT số 1 (phụ trách địa bàn thành phố Mỹ Tho và huyện Châu Thành) đã tiến hành kiểm tra đột xuất và phát hiện 04 cơ sở kinh doanh vi phạm trên nền tảng điện tử…
Xem chi tiết(CHG) Lực lượng chức năng thành phố Đà Nẵng kiểm tra đột xuất 02 cửa hàng kinh doanh có hành vi trưng bày bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu và xử phạt 24 triệu đồng.
Xem chi tiết(CHG) - Với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, trong 9 tháng đầu năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Định đã triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (Kế hoạch 888) trên địa bàn quản lý, góp phần giữ vững ổn định thị trường tại địa phương.
Xem chi tiết