(CHG) Vừa qua, Cục Quản lý Dược đã xử lý vụ việc 3.042 hộp thuốc điều trị ung thư "nhập chui" có chứa hoạt chất thuộc danh mục thuốc độc ảnh hưởng đến sức khoẻ người tiêu dùng.
Theo Cục Quản lý Dược, Cepecitabine là hoạt chất thuộc danh mục thuốc độc, nhưng lại có dư lượng trong hai lô thuốc ung thư của Công ty TNHH phân phối Liên hợp Đông Dương.
Qua kiểm tra về 2 lọ thuốc viên nén bao phim Capetero 500 (Capecitabine 500mg), số GĐKLH:VN2-305-14, số lô: CAH221625B do Công ty Hetero Labs Limited (Ấn Độ) sản xuất, Công ty TNHH phân phối Liên hợp Đông Dương nhập khẩu, cho thấy có dư lượng hoạt chất Cepecitabine. Công ty TNHH phân phối Liên hợp Đông Dương cũng không có giấy phép nhập khẩu do cục Quản lý Dược cấp theo quy định đối với thuốc kiểm soát đặc biệt.
Cục Quản lý dược đã yêu cầu thu hồi lô thuốc Capetero 500 vi phạm
Do đó, Cục Quản lý Dược đã có văn bản gửi sở y tế các địa phương, Công ty TNHH phân phối liên hợp Đông Dương về việc thông báo thu hồi lô thuốc Capetero 500 vi phạm.
Ngày 16/8/2022, Phó Cục trưởng Cục Quản lý dược Bộ Y tế, Tạ Mạnh Hùng đã ký văn bản xử phạt Công ty TNHH phân phối liên hợp Đông Dương số tiền 160 triệu đồng.
Bà Nguyễn Thị Hồng Vân - người chịu trách nhiệm chuyên môn của Công ty TNHH phân phối liên hợp Đông Dương bị tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề dược trong 9 tháng. Công ty TNHH phân phối liên hợp Đông Dương cũng bị đình chỉ hoạt động nhập khẩu thuốc, nguyên liệu làm thuốc trong 9 tháng.
Với lô thuốc trên, Bộ Y tế yêu cầu tái xuất hoặc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam. Trường hợp không áp dụng được biện pháp này thì buộc phải tiêu hủy. Cục Quản lý Dược đã đề nghị các Sở y tế phối hợp với các cơ quan chức năng xác minh nguồn gốc xuất xứ của các lô thuốc và hoạt động kinh doanh không có giấy chứng nhận kinh doanh của kho thuốc, nếu vi phạm tiến hành xử phạt theo quy định.
Bên cạnh đó, để tiếp tục tăng cường hiệu quả trong phòng chống nạn thuốc giả, các sở, ban, ngành cần tiếp tục triển khai các hoạt động kiểm tra giám sát, nhất là việc thực hiện các quy chế chuyên môn về dược của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, sử dụng thuốc. Kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm những đơn vị kinh doanh thuốc không rõ nguồn gốc xuất xứ hoặc hết hạn sử dụng.
(CHG)-Phòng Cảnh sát kinh tế, Công an tỉnh Đắk Lắk cho biết, vừa triệt phá thành công chuyên án đấu tranh làm rõ, bắt xử lý bốn vụ vi phạm quy định về an toàn thực phẩm với quy mô rất lớn. Đặc biệt điểm đến của một số thực phẩm này là Bách Hóa xanh khiến người tiêu dùng hoang mang.
Xem chi tiết(CHG) Trong các ngày 29/10, 06/11 và 19/11/2024, Đội QLTT số 1 (phụ trách địa bàn thành phố Mỹ Tho và huyện Châu Thành) đã tiến hành kiểm tra đột xuất và phát hiện 04 cơ sở kinh doanh vi phạm trên nền tảng điện tử…
Xem chi tiết(CHG) Lực lượng chức năng thành phố Đà Nẵng kiểm tra đột xuất 02 cửa hàng kinh doanh có hành vi trưng bày bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu và xử phạt 24 triệu đồng.
Xem chi tiết(CHG) - Với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, trong 9 tháng đầu năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Định đã triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (Kế hoạch 888) trên địa bàn quản lý, góp phần giữ vững ổn định thị trường tại địa phương.
Xem chi tiết(CHG) - Trong 9 tháng đầu năm 2024, Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (BCĐ 389) tỉnh Gia Lai đã quyết liệt thực hiện có hiệu quả các kế hoạch thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Xem chi tiết