Người tiêu dùng “băn khoăn” về nguồn gốc xuất xứ hàng hóa tại Trung tâm mua sắm thời trang gia đình Nhật Long


(CHG) Trung tâm mua sắm thời trang gia đình Nhật Long là một trong những đơn vị kinh doanh về thời trang và phụ kiện lớn tại Cần Thơ. Hàng hóa bày bán tại đây rất phong phú, đa dạng, phục vụ mọi đối tượng tiêu dùng. Tuy nhiên, điều khiến không ít người “băn khoăn” về tính hợp pháp của hàng hóa bày bán tại đây, bởi không ít sản phẩm có chữ nước ngoài, thế nhưng không được đơn vị kinh doanh dán nhãn phụ tiếng Việt.
Vấn nạn sản xuất, kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, hàng hóa kém chất lượng, hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng hóa gian lận thương mại và hàng hóa nhập lậu... không chỉ ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống tiêu dùng của người dân, mà còn tạo lên những tác động tiêu cực vô cùng lớn tới kinh tế, xã hội của các địa phương. Vấn nạn trên làm cho niềm tin của người tiêu dùng bị suy giảm, tính minh bạch của thị trường bị xói mòn, tính cạnh tranh giữa các doanh nghiệp xâm hại, thậm chí sự hoài nghi của người tiêu dùng với chính cơ quan chức năng bị suy giảm.

Trung tâm mua sắm thời trang gia đình Nhật Long (địa chỉ 122 Lê Hồng Phong, Khu dân cư Ngân Thuận, quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ).
Thông điệp trên được chứng minh rất cụ thể qua việc người tiêu dùng trên địa bàn thành phố Cần Thơ thời gian qua thường xuyên “tố” một số đơn vị kinh doanh có dấu hiệu vi phạm, vi phạm các quy định pháp luật (tới Quỹ Chống hàng giả) như: đơn vị kinh doanh giày MT; đơn vị kinh doanh hàng nhập khẩu 9999 Mart; đơn vị kinh doanh thời trang FM Style;… Trung tâm mua sắm thời trang gia đình Nhật Long. Trong đó đơn vị Nhật Long được cho là một trong những trung tâm có mặt bằng lớn, thu hút rất đông người tiêu dùng tới mua sắm hằng ngày.
Phóng viên Tạp chí điện tử Kỹ thuật Chống hàng giả và Gian lận thương mại (CHG) sau khi tiếp nhận thông tin từ Quỹ Chống hàng giả, đã tiến hành khảo sát tại Trung tâm mua sắm thời trang gia đình Nhật Long (địa chỉ 122 Lê Hồng Phong, Khu dân cư Ngân Thuận, quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ), nhận thấy những thắc mắc của người tiêu dùng là có cơ sở.
Với mặt tiền vô cùng rộng lớn, phóng viên không tránh khỏi bị “choáng ngợp” khi bước vào phía bên trong, cùng la liệt hàng hóa là thời trang, phụ kiện thời trang, giày dép, ba lô, túi xách, vali, dây thắt lưng, kính mắt...
Với mặt tiền vô cùng rộng lớn, phóng viên không tránh khỏi bị “choáng ngợp” khi bước vào phía bên trong, cùng la liệt hàng hóa là thời trang, phụ kiện thời trang, giày dép, ba lô, túi xách, vali, dây thắt lưng, kính mắt...

Nhiều sản phẩm bày bán tại đây “chi chít” chữ nước ngoài (chủ yếu chữ tượng hình, giống chữ Trung Quốc), thế nhưng cho dù có tìm “mỏi mắt”, phóng viên và người tiêu dùng không thể thấy nhãn phụ tiếng Việt dán ở đâu trên sản phẩm.
Điều “lạ lùng” ở chỗ, nhiều sản phẩm bày bán tại đây “chi chít” chữ nước ngoài (chủ yếu chữ tượng hình, giống chữ Trung Quốc), thế nhưng cho dù có tìm “mỏi mắt”, phóng viên và người tiêu dùng không thể thấy nhãn phụ tiếng Việt dán ở đâu trên sản phẩm. Cá biệt, một số sản phẩm có dấu hiệu trắng thông tin (không có nhãn hàng hóa), khiến người tiêu dùng khó tránh khỏi “băn khoăn” về nguồn gốc xuất xứ, cũng như chất lượng của những mặt hàng này.

Trung tâm mua sắm thời trang gia đình Nhật Long đang công khai bán những sản phẩm “hàng hiệu loại thường, không phải hàng chính hãng”: Gucci; Chanel; Adidas; Nike; Prada; NY...
Việc thiếu nhãn phụ tiếng Việt trên các sản phẩm thời trang, khiến cho trên nhãn hàng hóa của những sản phẩm này không thể hiện hợp quy về hàng hóa là điều rất dễ hiểu. Tuy nhiên, việc đơn vị này đang công khai bán những sản phẩm “hàng hiệu loại thường, không phải hàng chính hãng”: Gucci; Chanel; Adidas; Nike; Prada; NY..., tại những điểm trang trọng, dễ nhận biết, liệu có đang quá coi thường pháp luật hay không?
Nhằm thông tin đa chiều tới độc giả, phóng viên có buổi trao đổi thông tin với ông Thăng (người được cho là chủ của Trung tâm mua sắm thời trang gia đình Nhật Long về một số thắc mắc của người tiêu dùng, ông Thăng cho rằng: “... Nguồn hàng bày bán tại Trung tâm mua sắm thời trang gia đình Nhật Long chủ yếu là hàng hóa lấy từ chợ An Đông, chợ Tân Bình cho nên khó tránh khỏi sai sót...”.
Cũng tại buổi trao đổi ông Thăng khẳng định về giấy tờ liên quan đến nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm (hóa đơn, chứng từ): “Có đơn vị nhập về thì có giấy tờ, có đơn vị nhập về thì không có giấy tờ. Có cơ sở gia công họ không thể nào xuất hóa đơn được. Có những cơ sở không thể nào xuất hóa đơn được, chỉ có hàng Công ty mới xuất hóa đơn... Mình làm 7, 8 năm nay mình biết mà... Toàn bộ 100% mình lấy lại của nhà phân phối, họ bán hàng gì thì mình mua hàng đó, nhập cái gì thì bán cái đó. Mẫu mã đa dạng... bán hết thì lại lấy...”.
Nếu nói như người đàn ông tên Thăng, việc “hàng chợ” được đơn vị này dịch chuyển vào không gian sang trọng, lịch sự, trở thành “hàng hiệu” giá phải chăng, liệu có đang gia tăng thêm tỷ xuất lợi nhuận cho đơn vị?
Bên cạnh đó, nhận thức của người này phải chăng đang mới một chiều, có lợi cho doanh nghiệp, vô hình chung quên đi vai trò, trách nhiệm đối với khách hàng của mình?
Đặc biệt, quyền cơ bản liên quan đến nghĩa vụ đối với các quy định pháp luật trong lĩnh vực kinh doanh hàng tiêu dùng, đơn vị này có đang cố tình “phớt lờ”, đứng “ngoài cuộc” (?)
Những “băn khoăn” của người tiêu dùng về nguồn gốc xuất xứ, chất lượng của hàng hóa đang bày bán tại đây không hẳn là vô cớ. Vì vậy, đề nghị các cơ quan chức năng của thành phố Cần Thơ khẩn trương vào cuộc, thẩm tra, xác minh, kiểm tra, xử lý vụ việc, cũng như làm rõ vai trò trách nhiệm của đơn vị kiểm soát địa bàn khi để xảy ra vụ việc.
Trong một lần trả lời phỏng vấn Tạp chí CHG về hình thức xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi kinh doanh hàng hóa có dấu hiệu không rõ nguồn gốc, Ông Nguyễn Lê Hoan, Chánh Văn phòng Quỹ Chống hàng giả từng chia sẻ: “Về việc xử phạt vi phạm hành chính đối với các đối tượng kinh doanh hàng hoá không rõ nguồn gốc, xuất xứ áp dụng hình thức xử phạt vi phạm hành chính:
Tại điều 2 Nghị định 98/2020/NĐ-CP, đối tượng bị áp dụng hình thức xử phạt vi phạm hành chính gồm: Cá nhân, tổ chức Việt Nam hoặc nước ngoài thực hiện hành vi vi phạm hành chính; hộ kinh doanh được thành lập theo quy định của pháp luật; hộ gia đình sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp, làm muối và người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh không cố định hoặc làm những dịch vụ có thu nhập thấp và không phải thực hiện đăng ký kinh doanh theo quy định, mà có hành vi vi phạm các quy định tại Nghị định này, sẽ bị xử phạt như với cá nhân vi phạm.
Mức xử phạt vi phạm hành chính đối với lỗi vi phạm về nhãn hàng hóa có thể lên đến 120.000.000 đồng. Trong một số trường hợp, vi phạm cụ thể còn bị tịch thu hàng hóa có nhãn vi phạm liên quan đến chủ quyền quốc gia, an ninh chính trị, thuần phong mỹ tục; bị tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề; ngoài ra còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả như: Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, hoặc buộc tái xuất đối với hàng hóa nhập khẩu; buộc thu hồi hàng hóa và buộc ghi nhãn hàng hóa đúng quy định trước khi tiếp tục lưu thông; buộc thu hồi và tiêu hủy nhãn hàng hóa vi phạm”.
Còn lại: 1000 ký tự
Đồng Nai: Phát hiện hơn 16 ngàn sản phẩm quần áo không rõ nguồn gốc xuất xứ

(CHG) Ngày 14/9, Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 4 thuộc Cục QLTT tỉnh Đồng Nai cho biết đang thu giữ 16 ngàn sản phẩm quần áo không rõ nguồn gốc xuất xứ vừa được phát hiện của một cơ sở kinh doanh và báo cáo trình Cục QLTT tỉnh xử lý theo quy định.

Xem chi tiết
Ninh Thuận: Tạm giữ 48 xe đạp điện không hoá đơn chứng từ hợp pháp

(CHG) Ngày 14/9, Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 1, Cục QLTT tỉnh Ninh Thuận cho biết đang tạm giữ 48 xe đạp điện không hoá đơn chứng từ hợp pháp để tiếp tục xử lý theo quy định.

Xem chi tiết
CỤC QUẢN LÝ DƯỢC- BỘ Y TẾ: Yêu cầu thu hồi lô sản phẩm Rebirth Anti-Wrinkle Eye Gel With Vitamin E- Hộp 1 tuýp 30g…

(CHG) Ngày 13/9/2024, Văn phòng Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) cho biết vừa ban hành văn bản yêu cầu đình chỉ lưu hành, thu hồi và tiêu hủy mỹ phẩm không đạt tiêu chuẩn chất lượng…

Xem chi tiết
Đắk Nông: Đội Quản lý thị trường số 2 xử phạt các cơ sở kinh doanh mỹ phẩm nhập lậu, mỹ phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ “rao” bán trên mạng xã hội

(CHG) Hiện nay hoạt động mua bán hàng hóa trên nền tảng mạng xã hội đang diễn ra rất phổ biến trên cả nước và có khả năng tìm ẩn nhiều rủi ro gây thiệt hại cho người tiêu dùng mua phải hàng nhập lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ thông qua hình thức mua bán này

Xem chi tiết
Phát hiện việc thuốc CEFUROXIM 500mg nghi bị làm giả tại Thành phố Hồ Chí Minh

(CHG) Ngày 9/9, Ban Chỉ đạo 389 Thành phố Hồ Chí Minh cho biết đơn vị vừa có văn bản thông báo về hàng hoá nghi ngờ giả thuốc CEFUROXIM 500mg của Vidipha sản xuất.

Xem chi tiết
2
2
2
3