Công ty Cổ phần dược phẩm Quốc tế Hoàng Sơn có đang “đùa giỡn” với sức khỏe người tiêu dùng?


(CHG) Pháp luật quy định: “Hàng hóa, dịch vụ được dùng để khuyến mãi phải là hàng hóa, dịch vụ được kinh doanh hợp pháp”. Như vậy, phía Công ty Cổ phần dược phẩm Quốc tế Hoàng Sơn (Công ty Hoàng Sơn) phản hồi tòa soạn Tạp chí điện tử Kỹ thuật chống hàng giả và Gian lận thương mại: “Sản phẩm Cốt xông rửa... là sản phẩm tặng, không bán nên không đăng ký lưu hành”, đã đúng với quy định của pháp luật? Công ty Hoàng Sơn có đang “đùa giỡn” trên sức khỏe người tiêu dùng?

Ngày 15/01/2023, Tạp chí điện tử Kỹ thuật Chống hàng giả và Gian lận thương mại có đăng tải bài viết: “Sản phẩm Cốt xông rửa có đủ điều kiện để lưu hành”, những mong truyền tải những thắc mắc của người tiêu dùng về sản phẩm này tới đơn vị sản xuất.

Sản phẩm Cốt Xông rửaTiêu viêm nữ được phân phối bởi Công ty Hoàng Sơn.

Bài viết nêu hai vấn đề người tiêu dùng thắc mắc về Quỹ Chống hàng giả: về trụ sở của đơn vị phân phối sản phẩm Tiêu viêm nữ- Công ty Hoàng Sơn  (địa chỉ tầng 12, tòa nhà văn phòng Nam Cường, phường La Khê, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội). Trong quá trình khảo sát, phóng viên nhận được câu trả lời của nhân viên lễ tân tại đây cho biết Công ty Hoàng Sơn đã chuyển đi. Về sản phẩm Cốt xông rửa (kèm theo với sản phẩm Tiêu viêm nữ), trên nhãn sản phẩm không thể hiện thành phần; thông tin cảnh báo sản phẩm; đơn vị sản xuất; đơn vị chịu trách nhiệm về hàng hóa; số đăng ký sản phẩm...
Ngày 22/01/2024, đem những thắc mắc của người tiêu dùng trao đổi với phía Công ty Hoàng Sơn, một nhân viên tại đây cho biết: “Chúng tôi sẽ thông tin lại qua Email”.

Theo công văn số 2301/2024/CV-HS, mặc dù trụ sở của Công ty Hoàng Sơn đã chuyển đến địa điểm khác vào cuối tháng 4 năm 2023, thế nhưng trên nhãn sản phẩm Tiêu viêm nữ có NSX 19/11/2023, HSD 18/11/2026 vẫn ghi trụ sở cũ, gây khó khăn cho người tiêu dùng trong việc trao đổi thông tin về sản phẩm.

Ngày 24/01/2024, Tạp chí CHG có nhận được công văn số 2301/2024/CV-HS (qua Email) về việc phản hồi nội dung làm việc của Tạp chí CHG. Với nội dung liên quan đến trụ sở của doanh nghiệp, Công ty Hoàng Sơn cho rằng: “Trước đây, Công ty Hoàng Sơn có thuê văn phòng tại địa chỉ tầng 12,tòa nhà Nam Cường, La Khê, Hà Đông, Hà Nội. Vào cuối thàng 04/2023, chúng tôi đã chuyển văn phòng đến địa điểm tầng 2, sảnh TM1, tháp B2- tòa nhà Roman Plaza, Tố Hữu, Nam Từ Liêm, Hà Nội và đã có văn bản làm việc gửi đến các cơ quan quản lý về việc thay đổi địa điểm”.
Như vậy, tất cả các sản phẩm Tiêu viêm nữ được phân phối bởi Công ty Hoàng Sơn sau ngày 01/05/2023 phải ghi theo địa chỉ đã thay đổi trong công văn. Thế nhưng, tại sản phẩm có số lô: 19/11/2023; NSX: 19/11/2023; HSD: 18/11/2026, trên nhãn vẫn để trụ sở của đơn vị phân phối là tầng 12,tòa nhà Nam Cường, La Khê, Hà Đông, Hà Nội.
Việc Công ty Hoàng Sơn thay đổi trụ sở văn phòng nhưng trên nhãn hàng không thể hiện trụ sở mới, điều đó có thể gây khó khăn cho người tiêu dùng khi muốn tìm kiếm doanh nghiệp để trao đổi về chất lượng sản phẩm, cũng như thắc mắc về những hoài nghi liên quan đến sản phẩm. Điều đó liệu có đảm bảo được quyền lợi của người tiêu dùng?

Phía Công ty Hoàng Sơn cho rằng: "Sản phẩm Cốt xông rửa... là sản phẩm tặng, không bán nên chúng tôi không đăng ký lưu hành" (?)

Đối với sản phẩm Cốt xông rửa, phía Công ty Hoàng Sơn khẳng định: “... được làm từ một số loại cây như trầu không, cây chè... và sản phẩm này ngâm với nước nóng, chỉ dùng để vệ sinh bên ngoài phần phụ của người phụ nữ, là sản phẩm tặng, không bán nên chúng tôi không đăng ký lưu hành” (?)
Để độc giả hiểu rõ hơn về sản phẩm Cốt xông rửa, xin trích nguyên phần ghi nội dung hỗ trợ điều trị của sản phẩm này như sau: Đào thải các chất bẩn trong âm đạo; Nấm tạp khuẩn, trực khuẩn; Viêm lộ tuyến, viêm cổ tử cung; Khí hư (huyết trắng bệnh lý); Khủ mùi hôi, ngứa rát âm đạo... Như vậy, sản phẩm Cốt xông rửa có tác động trực tiếp tới sức khỏe người sử dụng. Sản phẩm trên chưa được cấp phép, nhưng phía doanh nghiệp vẫn cố tình lưu hành, nếu phản ứng phụ (hoặc sản phẩm có chứa những chất độc hại) có thể ảnh hưởng tới tính mạng của khách hàng, ai sẽ là đơn vị chịu trách nhiệm?
Theo như thông tin của Công ty Hoàng Sơn ghi trên nhãn, cũng như lời khẳng định: “là sản phẩm tặng, không bán nên chúng tôi không đăng ký lưu hành” cho sản phẩm Cốt xông rửa có đúng các quy định của pháp luật? Phải chăng phía Công ty Hoàng Sơn đang sử dụng chính những khách hàng của mình để làm “chuột bạch”, “thí nghiệm” cho sản phẩm mới của doanh nghiệp?
Quy định của Luật thương mại 2005, Khuyến mại là hoạt động xúc tiến thương mại của thương nhân nhằm xúc tiến việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ bằng cách dành cho khách hàng những lợi ích nhất định.
Hàng hoá, dịch vụ dùng để khuyến mại là hàng hoá, dịch vụ được thương nhân dùng để tặng, thưởng, cung ứng không thu tiền cho khách hàng. Hàng hoá, dịch vụ được thương nhân dùng để khuyến mại có thể là hàng hoá, dịch vụ mà thương nhân đó đang kinh doanh hoặc hàng hoá, dịch vụ khác. Hàng hóa, dịch vụ được dùng để khuyến mại phải là hàng hóa, dịch vụ được kinh doanh hợp pháp.
Bởi vậy, xin được trích một phần ý kiến của chị N. người tiêu dùng khi thông tin tới Quỹ Chống hàng giả sau khi sử dụng sản phẩm Cốt xông rửa để thay cho phần kết của bài viết: “Sau khi sử dụng sản phẩm Cốt xông rửa cho vùng sinh dục ngoài (là sản phẩm tặng kèm sau khi mua sản phẩm Tiêu viêm nữ), tôi có cảm giác như Công ty Hoàng Sơn đang “đùa giỡn” với sức khỏe của khách hàng. Thay vì cảm giác tươi mát và thoải mái, tôi gặp phải tình trạng khô âm đạo và nóng rát đáng kể vùng sinh dục ngoài. Sự kích thích này không chỉ làm giảm chất lượng cuộc sống hàng ngày mà còn tạo ra sự bất tiện không cần thiết. Điều này đã làm tôi cảm thấy thất vọng và thực sự cần phải cân nhắc kỹ lưỡng trước khi sử dụng các sản phẩm tương tự trong tương lai”.

Trao đổi với ông Nguyễn Đức Lợi, Chủ tịch Quỹ Chống hàng giả về việc xử lý hành vi vi phạm về hoạt động xúc tiến thương mại, ông Lợi cho biết: “tại khoản 3, Điều 33, Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định, phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Khuyến mại cho hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh; hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh; hàng hóa chưa được phép lưu thông, dịch vụ chưa được phép cung ứng; rượu, xổ số, thuốc lá, sữa thay thế sữa mẹ, thuốc chữa bệnh cho người kể cả các loại thuốc đã được phép lưu thông theo quy định của Bộ Y tế (trừ trường hợp khuyến mại cho thương nhân kinh doanh thuốc), dịch vụ khám, chữa bệnh của cơ sở y tế công lập, dịch vụ giáo dục của cơ sở công lập, cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập, hàng hóa, dịch vụ bị cấm lưu hành tại Việt Nam hoặc các hàng hóa, dịch vụ khác bị cấm khuyến mại theo quy định của pháp luật;
b) Sử dụng hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại là hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh; hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh; hàng hóa chưa được phép lưu thông, dịch vụ chưa được phép cung ứng; rượu, xổ số, thuốc lá, thuốc chữa bệnh cho người kể cả các loại thuốc đã được phép lưu thông theo quy định của Bộ Y tế (trừ trường hợp khuyến mại cho thương nhân kinh doanh thuốc), hàng hóa, dịch vụ bị cấm lưu hành tại Việt Nam và các hàng hóa, dịch vụ bị cấm khuyến mại khác theo quy định của pháp luật;
.................................................... 
Còn lại: 1000 ký tự
Hộp thư ngày 22/8/2023: Phản ánh liên quan Ngân hàng Quốc Dân, Điện lực Hà Tĩnh, BV Tràng An

Hộp thư ngày 22/8/2023 nhận thông tin phản ánh liên quan đến Ngân hàng TMCP Quốc Dân, Công ty Điện lực Hà Tĩnh (PC Hà Tĩnh) và nhiều đơn vị khác.

Xem chi tiết
Hộp thư ngày 8/8/2023: Phản ánh về Ngân hàng Chính sách xã hội, Sở Công Thương tỉnh Yên Bái

Hộp thư ngày 8/8/2023 nhận thông tin phản ánh liên quan đến Ngân hàng Chính sách xã hội, Sở Công Thương Yên Bái và nhiều đơn vị khác.

Xem chi tiết
​Giả trạm phát sóng điện lực lừa đảo thanh toán tiền điện

(CHG) Theo thông tin từ Điện lực miền Trung (CPCCC), đơn vị vừa phát hiện thêm trường hợp đối tượng vận hành một trạm thu phát sóng giả (BTS giả), gửi tin nhắn mạo danh EVNCPC đến người dân đề nghị “thanh toán tiền điện”.

Xem chi tiết
​Triệt phá đường dây cho vay lãi nặng do người nước ngoài điều hành, thu lời bất chính trên 8.000 tỷ đồng

(CHG) Quá trình điều tra ban đầu xác định tổng số tiền các đối tượng phạm tội thông qua các công ty trung gian thanh toán tổ chức cho vay lãi nặng tính đến thời điểm bắt giữ là 18.895 tỷ; thu lợi bất chính số tiền trên 8.000 tỷ đồng; tổ chức "rửa tiền" và chuyển tiền thu lợi bất chính trái phép ra khỏi Việt Nam trên 5.000 tỷ đồng.

Xem chi tiết
​Hướng dẫn nạn nhân cầm “sổ đỏ” để chiếm đoạt hơn 1 tỷ đồng

(CHG) Mới đây, Công an huyện Dầu Tiếng (Bình Dương) cho biết, đơn vị vừa tiếp nhận đơn trình báo của một người dân bị lừa đảo với số tiền hơn 1 tỷ đồng.

Xem chi tiết
2
2
2
3